Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 24: Nhiệt năng

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 24: Nhiệt năng

MỤC TIÊU:

- Hs phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.

- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.

- Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng.

- Hs có kỹ năng sử dụng đúng thuật ngữ “Nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt ”

- Giáo dục Hs thái độ nghiêm túc trong học tập.

B- CHUẨN BỊ:

 - Đồ dùng:

 + Gv: 1 quả bóng cao su, phích nước nóng, cốc thuỷ tinh

 2 miếng kim loại, 2 thìa nhôm

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 24: Nhiệt năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:........................
Ngày Giảng:
8A:.....................................
8B:....................................	.
Tiết 24
Nhiệt năng
A- Mục tiêu:
- Hs phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng.
- Hs có kỹ năng sử dụng đúng thuật ngữ “Nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt ”
- Giáo dục Hs thái độ nghiêm túc trong học tập.
B- Chuẩn bị:
 - Đồ dùng:
	+ Gv: 1 quả bóng cao su, phích nước nóng, cốc thuỷ tinh
	2 miếng kim loại, 2 thìa nhôm
	Banh kẹp, đèn cồn, diêm.
	+ Mỗi nhóm Hs: 1 miếng kim loại (hoặc đồng tiền kim loại)
	 1 cốc nhựa, 2 thìa nhôm.
 - Những điểm cần lưu ý:
+ Về khái niêm nội năng, nhiệt năng:
- Nội năng là tổng các năng lượng bên trong của vật gồm: Wđ, Wt của phân tử, năng lượng dao động nguyên tử, năng lượng lớp vỏ điện tử, năng lượng hạt nhân, năng lượng bức xạ điện từ . . .
- Nhiệt năng chưa có 1 định nghĩa thống nhất, có người đồng nhất nhiệt năng với nội năng, hay nhiệt năng chỉ là 1 phần của nội năng.
- SGK vật lý 8 định nghĩa nhiệt năng: là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhấn mạnh nhiệt năng có quan hệ với nhiệt độ .
+ Về khái niệm công và nhiệt lượng:
	 - Công là số đo cơ năng được truyền đi.
	 - Nhiệt lượng là số đo nhiệt năng được truyền đi.
- Công và nhiệt lượng có cùng đơn vị và chỉ xuất hiện khi có quá trình truyền năng lượng.
 - Kiến thức bổ xung :
C- Các hoạt động trên lớp:
	I- ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 8A:. ;8B:. 
	II- Kiểm tra bài cũ:
Hs1: Các chất được cấu tạo như thế nào? GIữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào?
Hs2: Trả lời bài tập 20.3; 20.4 (27 – SBT)
Gv: ĐVĐ:
 - Làm TN: Thả quả bóng rơi
Hs: Quan sát – mô tả hiện tượng.
Gv: Trong hiện tượng này cơ năng của quả bóng giảm dần. Vậy cơ năng đó đã biến mất hay chuyển hoá thành dạng năng lượng khác? -> vào bài.
	III- Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Hs: Nhắc lại khái niệm động năng của 1 vật.
Hs: Nghiên cứu mục I SGK – nêu định nghĩa nhiệt năng.
- Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ?
Gv: Chốt lại
- Để biết nhiệt năng của vật có thay đổi hay không ta căn cứ vào nhiệt độ của vật có thay đổi không. Vậy có cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật? -> II,
Gv: Cho Hs quan sát đồng xu bằng đồng.
-? Muốn cho nhiệt năng của đồng xu tăng ta làm thế nào?
Hs: Hoạt động nhóm – nêu các phương án dự đoán.
Hs: Làm TN kiểm tra dự đoán.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả TN
-? Tại sao em biết nhiệt năng của đồng xu tăng?
- Nguyên nhân làm nhiệt năng tăng là gì?
Gv: Cho Hs quan sát thìa nhôm.
-? Nêu phương án làm tăng nhiệt năng của chiếc thìa không bằng cách thực hiện công?
- Trước khi làm TN kiểm tra - Cho Hs quan so sánh nhiệt độ của 2 chiếc thìa nhôm.
(giữ lại 1 chiếc để đối chứng).
Hs: Hoạt động nhóm làm TN
-? Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước nóng tăng?
- Yêu cầu Hs kiểm tra – so sánh nhiệt độ của 2 chiếc thìa bằng giác quan: Sờ tay để nhận biết.
-? Đồng xu đang nóng - ? có thể làm giảm nhiệt năng của đồng xu bằng cách truyền nhiệt được không?
-? Nêu các cách để làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật?
Hs: Đọc SGK nêu định nghĩa nhiệt lượng, đơn vị nhiệt lượng.
-? Khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc:
 + Nhiệt lượng đã truyền từ vật nào sang vật nào?
 + Nhiệt độ các vật thay đổi thế nào?
Gv: Thông báo: Muốn cho 1g nước nóng thêm 10C thì cần nhiệt lượng khoảng 4J.
Gv: Qua bài học này cần ghi nhớ những vấn đề gì?
- Hs đọc ghi nhớ SGK
Hs: Vận dụng trả lời C3; C4; C5 
I- Nhiệt năng
- Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.
- Nhiệt độ của các vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
t0 vật càng cao -> nhiệt năng càng lớn.
II- Các cách làm thay đổi nhiệt năng:
Thực hiện công:
C1:
- Cọ xát đồng xu vào mặt bàn
- Cọ xát vào quần áo.
- Khi thực hiện công lên miếng đồng -> nhiệt độ của miếng đồng tăng -> nhiệt năng của miếng đồng tăng (thay đổi).
Truyền nhiệt:
C2:
- Hơ trên ngọn lửa
- Nhúng vào nước nóng
- 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật: Thực hiện công và truyền nhiệt.
III- Nhiệt lượng:
* Định nghĩa: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
- Ký hiệu nhiệt lượng là Q
- Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J)
IV- Vận dụng:
* Ghi nhớ:
* Vận dụng:
C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước.
C4:
 Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. đây là sự thực hiện công.
C5:
 Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng, của quả bóng và mặt sàn.
IV- Củng cố:
	- Nhiệt năng của vật là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ?
	- Có thể thay đổi nhiệt năng bằng những cách nào? Nhiệt lượng là gì?
	- Trả lời bài tập 21.1; 21.2
BT 21.1- Câu C
BT 21.2- Câu B
- Làm TN 21.4: Có sự truyền nhiệt từ ngọn lửa sang nước, hơi nước giãn nở làm bật nút thì có sự thực hiện công.
V- Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Làm bài tập 21.3 -> 21.6 (28 – SBT).
- Ôn tập để chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
	- Đọc trước bài “Dẫn nhiệt”.
D- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT24.doc