I/ MỤC ĐÍCH:
a/ Phạm vi kiểm tra: Kiểm tra kiến thức trong chương trình Vật lí 6 HKII, gồm từ tiết 19 đến tiết 25 theo phân phối chương trình.
b/ Mục đích:
- Đối với HS:
+ Hiểu và vận dụng giải thích được các hiện tượng đơn giản, giải các bài tập vật lí cơ bản trong phần lớp 6.
+ Giúp HS có thái độ trung thực, độc lập, nghiêm túc, sáng tạo trong khi làm bài kiểm tra.
- Đối với GV: Thông qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập HS, từ đó có cơ sở để điều chỉnh cách dạy của GV và cách học của HS phù hợp với thực tế.
II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận: ( 30% TNKQ, 70% TL )
TUẦN 28 – TIẾT 27 ND: 22 – 03 – 2011 KIỂM TRA Thời gian: 45’ I/ MỤC ĐÍCH: a/ Phạm vi kiểm tra: Kiểm tra kiến thức trong chương trình Vật lí 6 HKII, gồm từ tiết 19 đến tiết 25 theo phân phối chương trình. b/ Mục đích: - Đối với HS: + Hiểu và vận dụng giải thích được các hiện tượng đơn giản, giải các bài tập vật lí cơ bản trong phần lớp 6. + Giúp HS có thái độ trung thực, độc lập, nghiêm túc, sáng tạo trong khi làm bài kiểm tra. Đối với GV: Thông qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập HS, từ đó có cơ sở để điều chỉnh cách dạy của GV và cách học của HS phù hợp với thực tế. II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận: ( 30% TNKQ, 70% TL ) Học sinh làm bài kiểm tra trên lớp. III/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Chủ đề Mức độ yêu cầu Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Đòn bẩy + Ròng rọc 1 0,5 1 0,5 1 1,5 3 2,5 Sự nở vì nhiệt của các chất + Nhiệt kế, nhiệt giai 3 2,0 2 1,0 2 4,5 7 7,5 Tổng 4 2,5 3 1,5 3 6,0 10 10,0 IV/ ĐỀ KIỂM TRA: I/ TRẮC NGHIỆM : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: ( 3đ ) Câu 1: Dùng ròng rọc động thì: A. Lực kéo vật bằng với trọng lượng của vật. B. Lực kéo vật lớn hơn trọng lượng của vật C. Lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. Lực kéo vật lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật. Câu 2: Dùng đòn bẩy để nâng vật lên, khi nào thì lực nâng vật lên F2 < Trọng lượng F1?: A. Khi OO2 < OO1 B. Khi OO2 = OO1 C. Khi OO2 > OO1 D. Khi OO1 > OO2 Câu 3: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Cả 3 nhiệt kế đều không dùng được. Câu 4: Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về sự nở vì nhiệt của chất khí: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau. Các chất khí đều co lại khi lạnh đi. Các chất khí đều nở ra khi nóng lên. Mọi chất khí đều giãn nở vì nhiệt giống nhau. Câu 5: Mái tôn nhà được làm theo kiểu gợn sóng để: Thoát nước mưa một cách dễ dàng hơn. Tạo hình dáng đẹp cho mái tôn. Ý thích của nhà sản xuất. Mái tôn khỏi bị bung ra khỏi đòn tay, khi tôn giãn nở do nhiệt độ ngoài trời nắng nóng. Câu 6:Tại sao khi giặt áo quần bằng máy người ta thường dùng nước nóng: Vì giặt bằng nước nóng sẽ bảo vệ được máy giặt lâu hư. Vì nước nóng làm xà bông dễ tan và tăng tác dụng tẩy của xà bông đối với vết bẩn. Vì nước nóng làm sợi vải nở ra, tăng khoảng cách giữa sợi vải với vết bẩn, nên liên kết giữa vết bẩn với sợi vải giảm do đó dễ tẩy sạch vết bẩn. Cả B và C đều đúng. II/ TỰ LUẬN: ( 7đ ) Câu 1: Phát biểu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? Câu 2: Tính xem: a/ 200C và 370C ứng với bao nhiêu độ F? b/ 950F và 168,80F ứng với bao nhiêu độ C? Câu 3: Dùng một chiếc thìa và một đồng xu đều có thể mở được nắp hộp chè. Dùng vật nào dễ mở hơn? Tại sao? Câu 4: Giải thích tại sao, khi rót nước nóng từ bình thủy ra li, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra ngoài? Làm thế nào để giải quyết được vấn đề này? V/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: I: ( 3Đ ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 B C C A D D 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ II. ( 7đ ) Câu 1: Phát biểu đúng các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng: 1đ Câu 2: 200C = 320F + ( 1,8 x 20 )0F = 680F 1đ 370C = 320F + ( 1,8 x 37)0F = 98,60F 1đ 950F = ( 950F – 320F ) : 1,8 = 350C 0,5đ 168,80F = ( 1680F – 320F ) : 1,8 = 760C 0,5đ Câu 3: Dùng thìa mở dễ hơn. Vì thìa có cán dài, nên khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt lực tác dụng lớn hơn do vậy lực tác dụng sẽ nhỏ hơn. 1,5đ Câu4: Sau khi rót nước nóng từ bình thủy ra, sẽ có một khối lượng khí dồn vào chỗ trông trong bình thủy. Lượng không khí đó khi gặp nước nóng sẽ nóng lên và giãn nở rất nhanh khiến cho nút bình thủy bị đẩy bật ra ngoài. 1đ Để tránh hiện tượng này ta không nên đậynút ngay mà chờ một tí để cho không khí giãn nở và thoát bớt ra ngoài rồi mới đậy nút. 0,5đ ----------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: