Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh:
-Trả lời được câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của một vật là gì?
-Nêu được phương và chiều của trọng lực.
-Trả lời được câu hỏi đơn vị đo cường độ lực là gì?
2. Thiết bị dạy học:
- Tranh phần mở bài ở SGK/27.
3. Tiến trình dạy học cụ thể:
Trường THCS Chợ Lầu Năm học 2014- 2015 Giáo án Vật Lí 6 Tổ: Lí – Hóa – Sinh Ngày soạn: GV: Nguyễn Cao Hách Ngày dạy: Tiết 7 Bài 8. TRỌNG LỰC 1. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh: -Trả lời được câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của một vật là gì? -Nêu được phương và chiều của trọng lực. -Trả lời được câu hỏi đơn vị đo cường độ lực là gì? 2. Thiết bị dạy học: - Tranh phần mở bài ở SGK/27. 3. Tiến trình dạy học cụ thể: PP: nêu và giải quyết vấn đề 1.Tình huống: -GV cho HS xem tranh phần mở bài ở SGK/27. GV hỏi: Các em có cảm nhận điều gì qua bức tranh này ? -HS quan sát tranh và nêu cảm nhận của mình. 2.Phát hiện vấn đề: HS có thể tự đặt ra các câu hỏi về hiện tượng xảy ra ở bức tranh trên: - Tại sao những người đứng xung quanh Trái Đất không rơi ra khỏi Trái Đất ? - Tại sao Trái Đất có thể hút được những người này ? - .... 3. Giải quyết vấn đề: GV: Vậy có phải là Trái Đất có thể hút được tất cả mọi vật trên Trái Đất hay không ? a.Giải pháp: GV: các em hãy đề xuất một TN mà em có thể làm ngay tại lớp nhằm trả lời câu hỏi nêu trên. b.Thực hiện giải pháp: HS: thảo luận nhóm đề xuất một phương án TN và tiến hành TN cho cả lớp quan sát. GV tổ chức HS trả lời câu hỏi: - Câu 1.Điều gì chứng tỏ có 1 lực tác dụng vào vật mà em vừa làm TN ? - Câu 2.Lực đó có phương và chiều như thế nào? HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trong vở BTTH. Đại diện nhóm HS trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của GV. 4.Kết luận: GV: Lực làm cho vật rơi xuống như trong các TN của các em vừa làm gọi là trong lực. GV tổ chức HS rút ra: - Vậy trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực ? - Trọng lượng của một vật là gì ? - Đơn vị của lực ? GV ghi bảng: - Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. Trọng lực có phương thẳng đứng có chiều hướng về phía Trái Đất. - Trọng lượng của một vật là cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật đó. - Đơn vị lực là niutơn (N). 5.Vận dụng: a. Hãy mô tả một hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lượng của một vật bị cân bằng bởi một lực khác. b. Thầy đặt một cây thước nằm ngang và ló ra khỏi bàn GV. Em hãy đề xuất một TN để kiểm tra xem có phải cây thước này đã nằm theo phương ngang chưa ? c. Thầy cầm một tờ giấy, khi thầy buông tay em hãy cho biết tờ giấy sẽ như thế nào ? Thầy muốn tờ giấy này rơi đúng vào cái cốc để phía dưới thì em hãy chỉ ra cách làm như thế nào ? d. Tại sao khi ta treo một vật vào dưới lò xo, lò xo lại bị giãn ra ?
Tài liệu đính kèm: