Kiến thức:
- Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
- Biết hai loại nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai.
Kĩ năng:
- Phân biệt được nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai. Có kĩ năng chuyển nhiệt độ từ nhiệt gian này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.
Thái độ, tư tưởng:
- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực.
Tiết 24 -Bài 22. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI I - MỤC TIÊU: Kiến thức: Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau. Biết hai loại nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai. Kĩ năng: Phân biệt được nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai. Có kĩ năng chuyển nhiệt độ từ nhiệt gian này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia. Thái độ, tư tưởng: Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, dụng cụ dạy học. Mỗi nhóm: 3 cốc đong lớn. 1 tít nước đá. 1 phích nước nóng. Một nhiệt kế rượu, một nhiệt kế thuỷ ngân và một nhiệt kế y tế. Hình vẽ các loại nhiệt kế. Bảng 22.1. Học sinh: Học bài, làm BTVN, nghiên cứu bài học. III - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập(5’) Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất? Vào bài: GV hướng dẫn học sinh đọc mẩu đối thoại trong SGK. ? Làm thế nào để biết chính xác người đó có bị sốt hay không? Nhiệt kế có cấu tạo và hoạt động dựa trên hiện tượng vật lí nào chúng ta cùng học bài hôm nay. HS lên bảng trả lời câu hỏi. HS nhận xét và chấm điểm cho bạn HS trả lời các phương án. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt kê. (20 phút) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu học sinh cẩn thận khi pha nước nóng và thực hiện đúng các bước như trong SGK. Hãy thảo luận nhóm để rút ra kết luận từ thí nghiệm. Chốt lại: Nếu dùng xúc giác của con người thì cảm giác về nhiệt độ nhiều khi không chính xác. Vậy muốn biết một người có bị sốt hay không chúng ta sử dụng nhiệt kế. GV cho học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm ở hình 22.3 và 22.4 và nêu mục đích của thí nghiệm này. Treo hình 22.5, yêu cầu học sinh quan sát, trả lời và ghi vở C3) Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện trên bảng phụ. Gọi học sinh dưới lớp nhận xét. GV hướng dẫn học sinh trả lời C4) GV: Nhiệt kế thủy ngân có thể đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn,nhưng thủy ngân là một chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường.Vì vậy cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc an toàn; hoặc sử dụng các loại nhiệt kế khác thay thế. 1) Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh. HS hoạt động theo nhóm để tiến hành thí nghiệm ở hình 22.1 và 22.2 như hướng dẫn trong SGK. Thảo luận để rút ra kết luận từ thí nghiệm. 2) Tìm hiểu về nhiệt kế. HS đọc C3) suy nghĩ trả lời và ghi kết quả vào bảng 22.1. HS thảo luận về tác dụng của chỗ thắt của nhiệt kế y tế. Trả lời C4) và ghi vở. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiệt giai (15 phút) GV yêu cầu học sinh đọc phần 2 nhiệt giai. GV giới thiệu hai loại nhiệt giai xenxiut và Farenhai. GV treo hình vẽ nhiệt kế rượu trên đó có ghi cả hai loại nhiệt giai. ? Hãy tìm nhiệt độ tương ứng của hai loại nhiệt giai ở điểm nước đá đang tan và điểm nước đang sôi. ? Như vậy khoảng chia của hai loại nhiệt giai có quan hệ như thế nào? ? Vận dụng trả lời C5) GV hướng dẫn học sinh cách chuyển nhiệt độ giữa hai loại nhiệt giai. ? THực hiện các bài tập 22.1 và 22.2 (SBT) HS đọc SGK và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Nước đá đang tan: 00C 320F. Nước đang sôi: 1000C 2120F Như vậy khoảng chia 10C ứng với khoảng chia 1,80F. HS vận dụng trả lời C5) Công thức chuyển đổi nhiệt độ giữa hai loại nhiệt giai: THực hiện các bài tập 22.1 và 22.2 (SBT) Hoạt động 5: HDVN (5’) GV gọi một học sinh đọc phần ghi nhớ. Nghiên cứu trước bài sau: Thực hành đo nhiệt độ. Kẻ vào giấy ô vuông hình 23.2 (73 - SGK) BTVN: 22.3; 22.4; 22.5 22.6; 22.7 (SBT) HS đọc SGK và ghi bài tập về nhà
Tài liệu đính kèm: