Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 16 - Bài 14: Mặt phẳng nghiêng

Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 16 - Bài 14: Mặt phẳng nghiêng

- Nêu được ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và xác định được ích lợi của nó.

- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp.

 2.Kĩ năng:

- Sử dụng lực kế.

- Làm thí nghiệm kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao (chiều dài) của mặt phẳng nghiêng.

 3.Thái độ, tư tưởng:

- Cẩn thận, trung thực.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 16 - Bài 14: Mặt phẳng nghiêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 -Bài 14. MẶT PHẲNG NGHIÊNG.
I - MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
Nêu được ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và xác định được ích lợi của nó.
Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp.
 2.Kĩ năng:
Sử dụng lực kế.
Làm thí nghiệm kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao (chiều dài) của mặt phẳng nghiêng.
 3.Thái độ, tư tưởng:
Cẩn thận, trung thực.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, dụng cụ dạy học.
 Mỗi nhóm: 1 lực kế, một khối trụ kim loại có trục quay. 1 mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ cao. Mỗi nhóm viết sẵn một phiếu học tập theo mẫu.
Tranh vẽ hình 14.1; 14.2.
Học sinh: Học bài, làm BTVN, nghiên cứu bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra -Tổ chức tình huống học tập(5’)
? Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng. Cho các ví dụ về máy cơ đơn giản trong cuộc sống.
Quan sát hình 13.2. Nếu lực kéo của mỗi người trong hình là 450N thì họ có thể kéo ống bê tông lên được hay không?
Vào bài: Các em đã biết tình huống ống bê tông lăn xuống mương. Ta biết rằng có thể sử dụng máy cơ đơn giản để đưa ống bê tông lên. Hôm nay chúng ta sẽ học về mặt phẳng nghiêng, một loại máy cơ đơn giản.
mặt phẳng nghiêng sẽ giúp chúng ta kéo ống bê tông dễ dàng hơn như thế nào?
HS lên bảng trả lời câu hỏi và tính lực kéo của 4 người trong hình.
Họ không kéo được ống bê tông lên.
HS nhận xét và chấm điểm cho bạn.
Hoạt động 2: Đặt vấn đề (5 phút)
? Yêu cầu học sinh đọc SGK.
Bài học hôm nay cần giải quyết các vấn đề gì?
1- Đặt vấn đề
HS nêu 2 câu hỏi vấn đề.
Một vài học sinh trả lời câu hỏi vấn đề 1. Học sinh ghi tóm tắt cách trả lời vấn đề 1.
Các nhóm thảo luận các cách để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Trao đổi cách cách thực hiện giữa các nhóm.
Hoạt động 3: Thí nghiệm (15 phút)
GV giới thiệu dụng cụ và cách lắp thí nghiệm như hình 14.2.
? Nêu các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
Hướng dẫn học sinh đo theo 4 bước:
B1) Đo trong lượng F1 của vật .
B2) Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng lớn)
B3) Đo lực kéo F3 (ở độ nghiêng vừa) B4) Đo lực kéo F3 (ở độ nghiêng nhỏ)
GV phát dụng cụ và phiếu học tập cho các nhóm. Yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm theo đúng các bước, ghi kết quả chính xác.
GV uốn nắn học sinh các vấn đề: Cách cầm lực kế song song với mặt phẳng nghiêng; Cách đọc chỉ số của lực kế; Cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
GV điều khiển học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm theo nhóm.
2- Thí nghiệm
HS tìm hiểu SGK về nhiệm vụ thí nghiệm và cách thực hiện thí nghiệm, phương pháp ghi kết quả thí nghiệm vào báo cáo.
HS Nhận dụng cụ và thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
Ghi kết quả thí nghiệm đúng vào bảng 14.1.
Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày kết quả trước cả lớp
Hoạt động 4: Rút ra kết luận (10 phút)
Yêu cầu học sinh quan sát kĩ kết quả thí nghiệm của cả lớp để trả lời 2 câu hỏi đặt ra ở đầu bài.
Hướng dẫn cả lớp rút ra kết luận chung, cho học sinh ghi vở.
HS làm việc cá nhân dựa vào bảng kết quả thí nghiệm của cả lớp để rút ra kết luận:
HS chốt lại hai kết luận và ghi vở.
Yêu cầu học sinh phải ghi nhớ hai kết luận này tại lớp.
Hoạt động 5: Vận dụng - HDVN (10’)
GV phát phiếu học tập cho từng học sinh.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập.
Cho các học sinh ngồi cạnh nhau đổi phiếu và chấm điểm cho nhau.
Gọi 2 học sinh trình bày bài làm của mình trước lớp, giáo viên chốt lại và cho các học sinh khác sửa chữa.
Lấy hai ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống
BTVN: 14.1 đến 14.5 (SBT)
Xem lại các bài đã học để tiết sau ôn tập học kì I
Cá nhân học sinh hoàn thành phiếu học tập.
Từng đôi học sinh chấm bài cho nhau.
HS trình bày bài làm của mình và ghi vở.
Học sinh ghi BTVN

Tài liệu đính kèm:

  • docly 6 Tiết 16.doc