Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 33

Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 33

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Kể một số dụng cụ đo chiều dài.

-Biết cách xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

 2.Kỹ năng:

-Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

-Biết đo độ dài của một số vật thông thường.

-Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

-Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.

 

doc 100 trang Người đăng levilevi Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1
Ngµy so¹n:20/08/2011
Ngµy gi¶ng: 23/08/2011
Bài 1: ĐO ĐỘ DÀI.
A.MỤC TIÊU:
Kiến thức:
-Kể một số dụng cụ đo chiều dài.
-Biết cách xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
 2.Kỹ năng:
-Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
-Biết đo độ dài của một số vật thông thường.
-Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
-Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.
 3.Thái độ:
-Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin của nhóm.
 B.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh
 * GV:
Một thước dây có ĐCNN là 1 mm.
Một thước cuộn có ĐCNN là 0,5cm.
Một tờ giấy kẻ bảng kết quả đo độ dài 1.1.
*Cả lớp: Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm.
Tranh vẽ to bảng kết quả 1.1.
2. Phương pháp
Vấn dáp, thực nghiệm, hoạt động nhóm
C.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Tổ chức:
Sĩ số lớp: 6A./.
Sĩ số lớp: 6B./.
Sĩ số lớp: 6C./.
2: Kiểm tra bài cũ:
3: Bài mới:
*Hoạt động 1: TỔ CHỨC, GIỚI THIỆU KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG, ĐVĐ CHO BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

-GV yêu cầu HS đọc tài liệu, SGK/5.
-GV: Yêu cầu HS xem bức tranh của chương và tả lại bức tranh đó.
-GV: Chốt lại kiến thức sẽ nghiên cứu trong chương I.
-HS: Cùng đọc tài liệu.
-HS: Đại diện nêu các vấn đề nghiên cứu.
* Hoạt động 2: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
Câu chuyện của hai chị em nêu lên vấn đề gì? Hãy nêu các phương án giải quyết?
-Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Kí hiệu?
-Yêu cầu HS trả lời C1.
-GV kiểm tra kết quả của các nhóm, chỉnh sửa.
*Chú ý: Trong các phép tính toán phải đưa về đơn vị chính là mét.
-GV giới thiệu thêm một vài đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế.
Vận dụng:
-Yêu cầu HS đọc C2 và thực hiện.
-Yêu cầu HS đọc C3 và thực hiện.
-GV sửa lại cách đo của HS sau khi kiểm tra phương pháp đo.
-Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không?
-GV ĐVĐ: Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta lại thường phải ước lượng độ dài vật cần đo?
-HS trao đổi và nêu các phương án.
I.Đơn vị đo độ dài: 
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
-Đơn vị chính là mét, kí hiệu : m.
C1: 1m=10dm; 1m=100cm.
1cm=10mm; 1km=1000m.
-Đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế:
1inh=2,54cm.
1 dặm(mile) = 1609m.
1n.a.s ≈ 9461 tỉ km.
2. Ước lượng độ dài.
-HS: +Ước lượng 1m chiều dài bàn.
 + Đo bằng thước kiểm tra.
 +Nhận xét giá trị ước lượng và giá trị đo.
-HS: +Ước lượng độ dài gang tay.
 +Kiểm tra bằng thước.
* Hoạt động 3: TÌM HIỂU DỤNG CỤ ĐO ĐỘ DÀI
-Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và trả lời câu C4.
-Yêu cầu đọc khái niệm giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
-Yêu cầu HS vận dụng để trả lời C5.
-GV treo tranh vẽ to thước, giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
-Yêu cầu HS thực hành câu C6, C7.
-Vì sao ta lại chọn thước đo đó?
-Việc chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp với độ dài của vật đo giúp ta đo chính xác.
-Đo chiều dài của sân trường mà dùng thước ngắn thì phải đo nhiều lầấnai số nhiều.
II. Đo độ dài.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
C4: (HS HĐ nhóm)
+Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).
+HS dùng thước kẻ.
+Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).
-Khái niệm:
+Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C5: ...
C6: a) Đo chiều rộng cuốn sách Vật lí 6 dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
b) Đo chiều dài của cuốn sách Vật lí 6 dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
c) Đo chiều dài của bàn học dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
C7: Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.
-Khi đo phải ước lượng dộ dài để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
VẬN DỤNG ĐO ĐỘ DÀI 
-Yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện theo yêu cầu SGK.
-Vì sao em chọn thước đo đó?
-Em đã tiến hành đo mấy lần và giá trị trung bình được tính như thế nào?
2. Đo độ dài.
Bảng 1.1.Bảng kết quả đo độ dài.
Độ dài vật cần đo
Độ dài ước lượng
Chọn dụng cụ đo độ dài
Kết quả đo (cm).
Tên thước
GHĐ
ĐCNN
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Chiều dài bàn học của em
...cm
Bề dày cuốn sách Vật lí 6.
...mm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm và thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5.
-GV kiểm tra qua các phiếu học tập của nhóm để kiểm tra hoạt động của các nhóm.
-GV đánh giá độ chính xác của từng nhóm qua từng câu C1, C2, C3, C4, C5.
-GV nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.
I.Cách đo độ dài.
C2: Trong 2 thước đã cho:
+Chọn thước dây để đo chiều dài bàn học.
+Chọn thước kẻ đo chiều dày SGK Vật lí 6.
C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C4: Đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng ( trùng) với vạch chia, thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Rút ra kết luận:
C6: (1)- độ dài; (2)-giới hạn đo;
(3)- độ chia nhỏ nhất; (4)-dọc theo;
(5)-ngang bằng với; (6)-vuông góc;
(7)-gần nhất.
-Gọi HS lần lượt làm câu C7, C8, C9, C10.
II. Vận dụng.
C7: c).
C8: c).
C9: 7cm.
4. Củng cố:
Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài.
-Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”.
5. Hướng dẫn về nhà: 
-Trả lời phần câu hỏi C1-C10.
-Học phần ghi nhớ.
-Bài tập 1-2.9 đến 1-2.13.
Tuần: 2
Tiết: 2
Ngµy so¹n: 01/09/2011
Ngµy gi¶ng:31/08/2011
Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
A.MỤC TIÊU:
* Kiến thức: 
+Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
+Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
* Kĩ năng: Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
* Thái độ: Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
B. CHUẨN BỊ: 
* Giáo viên và học sinh
Một số vật đựng chất lỏng, một số ca có để sẵn chất lỏng ( nước).
Mỗi nhóm 2 đến 3 bình chia độ.
* Phương pháp:
- Vấn dáp, thực nghiệm, hoạt động nhóm
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức 
Sĩ số lớp: 6A./.
Sĩ số lớp: 6B./.
Sĩ số lớp: 6C./.
2. kiểm tra bài cũ:
* Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi?
-GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì?
Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng rồi mới chọn thước.
-Chữa bài 1-2.7; 1-2.8; 1-2.9.
* Trả lời:
Bài 1-2.7: Phương án B.50dm.
Bài 1-2.8.Phương án C. 24cm.
Bài 1-2.9. ĐCNN của thước dùng trong các bài thực hành là: a) 0,1 cm (1mm).
 b) 1 cm.
 c) 0,1 cm hoặc 0,5 cm.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: I.ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘC CHỦA TRÒ
-Yêu cầu HS đọc phần thông tin và trả lời câu hỏi:
Đơn vị đo thể tích là gì?
Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?
I.Đơn vị đo thể tích.
-Một vật dù to hay nhỏ, đều chiếm một thể tích trong không gian.
-Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
C1: 1m3=1000dm3=1000000cm3.
 1m3=1000lít=1000000ml=1000000cc.
* Hoạt động 2: II. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
-Giới thiệu bình chia độ giống hoặc gần giống như hình 3.2.
-Gọi Hs trả lời C2, C3, C4, C5. Mỗi câu 2 em trả lời, các em khác nhận xét.
-GV điều chỉnh.
-GV: Nhiều bình chia độ dùng trong PTN vạch chia đầu tiên không nằm ở đáy bình, mà là vạch tại một thể tích ban đầu nào đó.
-GV điều chỉnh để HS ghi vở.
II. Đo thể tích chất lỏng.
1.Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích.
C2: Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN 0,5 lít.
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.
Can nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
C3: Chai ( hoặc lo, ca, bình,...) đã biết sẵn dung tích: Chai côcacôla 1 lít, chai lavi 0,5 lít hoặc 1 lít, xô 10 lít, thùng gánh nước 20lít,..., bơm tiêm, xilanh,...
C4: ( Xem bảng)
GHĐ
ĐCNN
Bình a
100ml
2ml
Bình b
250ml
50ml
Bình c
300ml
50ml
C5: Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong ( ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm.
*Hoạt động 3: TÌM HIỂU CÁCH ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG 
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
-Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
-Yêu cầu HS nghiên cứu câu C9 và trả lời.
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
C6: b) Đặt thẳng đứng.
C7: b) Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
C8: a) 70 cm3
 b) 50 cm3
 c) 40 cm3
Rút ra kết luận:
C9: (1)-thể tích; (2)-GHĐ; (3)- ĐCNN;
(4)-thẳng đứng; (5)-ngang; (6)-gần nhất.
* Hoạt động 4: THỰC HÀNH ĐO THỂ TÍCH CỦA CHẤT LỎNG CHỨA TRONG BÌNH
-Hãy nêu phương án đo thể tích của nước trong ấm và trong bình.
+Phương án 1: Nếu giả sử đo bằng ca mà nước trong ấm còn lại ít thì kết quả là bao nhiêu→đưa ra kết quả như vậy là gần đúng.
+Phương án 2: Đo bằng bình chia độ.
-So sánh kết quả đo bằng bình chia độ và bằng ca đong→nhận xét.
-HS: HĐ theo nhóm.
+Đọc phần tiến hành đo bằng bình chia độ và ghi kết quả vào bảng kết quả.
+Đo nước trong bình bằng caáo sánh 2 kết quả → nhận xét.
4. Củng cố
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đo thể tích của một chất lỏng
5. Hướng dẫn về nhà.
- Yêu cầu học sinh học phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 3.3 đến 3.7 trong sách bài tập
Tuần: 3
Tiết: 3
Ngµy so¹n: 07/09/2011
Ngµy gi¶ng: 07/09/2011
Bài 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
 A.MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học để đo thể tích vật rắn không thấm nước.
* Kĩ năng:
 -Biết đo thể tích vật rắn không thấm nước.
-Biết sử dụng các dụng cụ đo chất lỏng để đo thể tích vật rắn bất kì không thấm nước.
* Thái độ: Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm học tập.
 B.CHUẨN BỊ: 
* Học sinh:
- HS chuẩn bị vài vật rắn không thấm nước.
* Giáo Viên:
- Bình chia độ, 1 chai có ghi sẵn dung tích, dây buộc.
- Bình tràn.
- Bình chứa.
- Kẻ sẵn bảng kết quả 4.1.
* Phương pháp:
 - Vấn dáp, thực nghiệm, hoạt động nhóm
C: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Tổ chức 
Sĩ số lớp: 6A./.
Sĩ số lớp: 6B./.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Để đo thể tích của chất lỏng em dùng dụng cụ nào? Nêu phương pháp đo?
-Yêu cầu HS chữa bài tập 3.4, 3.5.
* Trả lời:-
- 3.4.Phương án C.V3=20,5cm3.
- 3.5. ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành là:
 a) 0,2cm3.
b) 0,1cm3 hoặc 0,5cm3.
ĐVĐ: 
-Dùng bình chia độ có thể đo được thể tích của chất lỏng, có những vật rắn không thấm nước như hình 4.1 thì đo thể tích bằng cách nào?
-Điều chỉnh các phương án đo xem phương án nào thực hiện được, phương án nào không thực hiện được.
* Hoạt động 1: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN CÓ HÌNH DẠNG BẤT KÌ 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Tại sao phải buộc vật vào dây?
-Y ... ?
Hai cốc thủy tinh giống nhau, nước có pha màu, hai nhiệt kế, một ít nước đá vụn.
+ Tiến hành thí nghiệm:
 Hình 62
- Dùng khăn lau khô các cốc.
- Đổ nước màu vào 2/3 mỗi cốc, một cốc thí nghiệm, một cốc đối chứng.
- Đo nhiệt độ ở mỗi cốc.
- Đổ nước đá vụn vào cốc thí nghiệm.
+ Quan sát kết quả để rút ra kết luận.
c. Rút ra kết luận: 
Theo dõi nhiệt độ của các cốc, quan sát các hiện tượng xảy ra: nước sẽ ngưng tụ lại trên thành ngoài cốc thí nghiệm.
C1: Có gì khác nhau giữa nhiệt độ trong cốc đối chứng và trong cốc thí nghiệm?
C2: Có hiện tượng gì xảy ra trên cốc thí nghiệm? Hiện tượng này có xảy ra trên cốc đối chứng không?
C3: Các giọt nước bên ngoài cốc thí nghiệm có thể do nước bên trong thấm ra không? Tại sao?
C4: Các giọt nước bên ngoài cốc thí nghiệm do đâu mà có?
C5: Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không?
Dựa vào kết quả đo nhiệt độ trong cốc đối chứng và nhiệt độ trong cốc thí nghiệm, hiện tượng quan sát được trên hai cốc: cốc thí nghiệm có các giọt nước không màu đọng bên ngoài thành cốc, còn cố đối chứng thì không có nước đọng lại.
C1: Nhiệt độ trong cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ trong cốc đối chứng.
C2: Có nước đọng ở ngoài cốc thí nghiệm. Không có nước đọng bên ngoài cốc đối chứng.
C3: Không, vì nước trong cốc có màu, nước bên ngoài không có màu.
C4. Các giọt nước đọng bên ngoài cốc thí nghiệm do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.
C5: Vậy dự đoán của chúng ta là đúng .
Từ thí nghiệm kiểm chứng và một loạt các câu hỏi kiểm tra, yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức trọng tâm của tiết học.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Hoạt động 4: Vận dụng.
2. Vận dụng:
Hướng dẫn học sinh thảo luận trên lớp các câu hỏi phần vận dụng:
- Hãy nêu hai ví dụ về hiện tượng ngưng tụ.
- Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.
- Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, nếu nút đậy kín thì không cạn?
- Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ lại thành mưa. Khi hà hơi vào trong gương, hơi nước có trong hơi thở gặp lạnh, ngưng tụ thành trước đọng lại trên gương.
- Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành nước.
- Rượu trong chai xảy ra hai hiện tượng: bay hơi và ngưng tụ. Vì chai kín, nên bao nhiêu rượu bay hơi sẽ ngưng tụ bấy nhiêu. Với chai hở miệng, quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ nên rượu cạn dần.
Củng cố:
Cho biết thế nào là hiện tượng bay hơi, ngưng tụ?
Tốc độ bay hơi phụ thuộc các yêu tố nào?
Dặn dò:
BTVN: 2627.5, 2726.7
Tiết 32
Ngày soạn: 03/04/2012
Ngày giảng: 10/04/2012
BÀI HAI MƯƠI TÁM
SỰ SÔI
I. MỤC TIÊU
Mô tả được hiện tượng sôi và kể được đặc điểm của sự sôi.
Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác số liệu thu thập được từ thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
Giá đỡ thí nghiệm, một kẹp vạn năng, một kiềng và lưới kim loại. Một cố đốt, một đèn cồn, một nhiệt kế có GHĐ 1100C. Một đồng hồ có kim giây.
Chép bảng 64 vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là sự bay hơi và thế nào là sự ngưng tụ?
Giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm.
3. Bài mới
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
Giáo viên dựa vào mẩu chuyện vào bài để tốc chức tình huống học tập.
Hình 63
- Cuộc tranh luận trên, ai đúng ai sai?
Bình và An đang đun nước, Bình chợt reo lên:
- A! Nước sôi rồi, tắt lửa đi thôi.
- Nước sôi rồi, nhưng cứ đun thêm ít nữa cho nóng già lên,
- Nước đã sôi rồi, thì dù cứ đun mãi, nước vẫn không nóng hơn đâu!
- Vô lý! Mình vẫn tiếp tục đun thì nước phải vẫn tiếp tục nóng lên chứ!
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm.
I. THÍ NGHIỆM VỀ SỰ SÔI
Hình 64
Hướng dẫn học sinh lắp thí nghiệm như hình 64, chú ý điều chỉnh sao cho không để bầu nhiệt kế chạm vào đáy bình, khi nước có nhiệt độ 400C thì sau 1 phút ghi nhiệt độ một lần vào bảng kết quả. Sau khi nước sôi, cứ tiếp tục đun khoảng 2 đến 3 phút nữa.
Chú ý điều chỉnh lượng nước và ngọn lửa đèn cồn sao cho khoảng 20 phút thì nước sôi.
Chú ý cho học sinh quan sát được hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm như sự xuất hiện bọt khí ở đáy bình, sau đó bọt khí lớn dần và nổi lên vỡ ra trên mặt thoáng chất lỏng. Ghi chép hiện tượng theo thời gian tương ứng xảy ra hiện tượng.
(Chỉ cần ghi vào bảng các chữ số la mã hoặc các chữ cái tương ứng theo phần hướng dẫn).
1. Tiến hành thí nghiệm:
- Lắp ráp thí nghiệm: hình 64.
- Đổ vào bình khoảng 100 cm3 nước, dùng đèn cồn đun nước.
- Lắp nhiệt kế lên giá thí nghiệm.
- Khi nước đạt đến 400C thì sau 1 phút ghi nhận nhiệt độ.
- Quan sát các hiện tượng xảy ra theo ý sau:
+ Trên mặt nước:
* Hiện tượng 1: Có một ít hơi nước bay lên.
* Hiện tượng 2: Mặt nước bắt đầu xáo động,
* Hiện tượng 3: Mặt nước xáo động mạnh, hơi nước bay lên nhiều.
+ Trong lòng nước:
* Hiện tượng A: Bọt khí xuất hiện ở đáy bình.
* Hiện tượng B: Các bọt khi nổi lên.
* Hiện tượng C: Nước reo.
* Hiện tượng D: Các bọt khi nổi lên càng nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi lên đến mặt thoáng thì vỡ tung ra, nước sôi.
Sau đó, từ bảng kết quả thu được yêu cầu học sinh vẽ đồ thị.
Giáo viên cho nhận xét đồ thị của học sinh.
2. Vẽ đường biểu diễn:
Từ kết quả thu được sau khi thí nghiệm, mỗi học sinh tự vẽ vào vở đượng biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian đun nước:
- Trục nằm ngang chỉ trục thời gian: ghi các giá trị thời gian theo phút. Gốc của trục thời gian là 0.
- Trục thẳng đứng biểu diễn nhiệt độ theo độ C (0C). Gốc của trục nhiệt độ là 400C.
Củng cố:
Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng vẽ lại đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian.
Dặn dò: 
Chuẩn bị Bài 29
	MỘT SỐ GỢI Ý TRONG GIẢNG DẠY
- Theo dõi thí nghiệm phục vụ vào trả lời các câu hỏi C1 đến C5 trong Bài 29 Mục II.
- GV nên thí nghiệm trước khi dạy trên lớp để đảm bảo thời gian 20 phút cho thí nghiệm.
- Khi ghi nhận xét hiện tượng xảy ra vào bảng theo dõi, không cần dùng lời để mô tả hiện tượng. Chỉ cần ghi các ký tự hoặc ký số đại diện cho hiện tượng đã hướng dẫn.
- Kiểm tra chặt chẽ sự làm việc của học sinh nhằm tránh bỏng.
Bảng Các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun nước
Thời gian
Nhiệt độ
Hiện tượng trên mặt nước
Hiện tượng trong lòng nước
Tiết 33
NS: 10/04/2012
NG: 17/04/2012
BÀI 29: SỰ SÔI
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Nhận biết được hiện tượng sôi và đặc điểm của nó.
Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi
II. CHUẨN BỊ
Giá đỡ thí nghiệm, một kẹp vạn năng, một kiềng và lưới kim loại. Một cố đốt, một đèn cồn, một nhiệt kế có GHĐ 1100C. Một đồng hồ có kim giây.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra
Kết hợp trong tiết dạy.
3. Bài mới
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi.
II. NHIỆT ĐỘ SÔI
1. Trả lời câu hỏi:
Yêu cầu các nhóm học sinh mô tả lại thí nghiệm về sự sôi đã học trong tiết 28.
Dưạ vào bảng kết quả thí nghiệm thu được trả lời các câu hỏi:
- Ở nhiệt độ nào thì bắt đầu thấy bọt khí ở đáy bình?
- Ở nhiệt độ nào thì thấy thấy các bọt khí tách ra khỏi đáy bình và đi lên?
- Ở nhiệt độ nào thì thấy các bọt khí nổi tới mặt nước vỡ tung trên mặt thoáng?
- Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước có tăng không?
Học sinh mô tả lại thí nghiệm đun nước trong tiết học trước. Căn cứ vào bảng kết quả thí nghiệm thu được tham gia thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
Các câu hỏi từ câu C1 đến C3 tùy thuộc vào kết quả thí nghiệm của học sinh, đặc biệt là nhiệt kế dùng trong thí nghiệm. Những nhiệt kế dùng trong Nhà trường thật không chính xác lắm: nước sôi có thể chỉ ở 960C đến 1020C tùy theo nhiệt kế.
C4. Trong khi nước đang sôi, dù vẫn đun nhưng nhiệt độ của nước vẫn không tăng.
Giáo viên nhấn mạnh phần Chú ý và cung cấp cho học sinh bảng nhiệt độ sôi của các chất lỏng trong điều kiện tiêu chuẩn. Hướng dẫn cho học sinh nhận thấy: các chất lỏng khác nhau thì sôi ở nhiệt độ khác nhau.
Chú ý: Các chất khác nhau thì sôi ở nhiệt độ khác nhau.
BẢNG NHIỆT ĐỘ SÔI CỦA 
MỘT SỐ CHẤT
Chất	Nhiệt độ	Chất	Nhiệt độ
	 (0C)	 (0C)
Ete	35	Rượu	80
Nước	100	Thủy ngân 357
Đồng	2580	Sắt	3050
2. Rút ra kết luận:
Câu C5: Từ kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận ai đúng ai sai, đây cũng chính là một trong những đặc điểm của sự sôi.
Theo kết quả thí nghiệm cho thấy, trong suốt quá trình sôi, nhiệt độ chất lỏng không tăng, Bình đã nói đúng.
Cũng căn cứ vào kết quả thí nghiệm, hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống để đi đến kết luận về sự sôi.
Giáo viên có thể nói theo cách khác đây là các đặc điểm của sự sôi.
a. Nước sôi ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
b. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
c. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.
Yêu cầu học sinh ghi phần ghi nhớ vào trong vở.
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Hoạt động 2: Vận dụng.
III. VẬN DỤNG
Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia thảo luận vận dụng kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi Vận dụng trong SGK.
C7: Tại sao người ta chọn nhiệt độ sôi của nước đẩ làm một mốc chia nhiệt độ?
C8. Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân chứ không dùng nhiệt kế rượu?
C9. Các đoạn AB, BC trong hình 65 biểu diễn các quá trình nào trong khi nước được đun nóng?
C7: Vì nhiệt độ này xác định và không thay đổi trong quá trình nưốc đang sôi.
C8. Vì thủy ngân có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
C9. Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
100
A
B
C
0C
phút
Hình 65
Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.
Củng cố:
Sự sôi là gì? Cho biết đặc điểm của sự sôi.
Dặn dò 
Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài Tổng kết chương.
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng chất lỏng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao. Do đó trong nồi áp suất, nhiệt độ sôi của nước cao hơn 1000C.
- Hình 29.2 vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi của nước vào độ cao so với mặt biển khi độ cao không lớn lắm.
- Đỉnh Phăng Xi Păng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn cao 3200m so với mặt biển, là đỉnh núi cao nhất nước ta. Hãy dựa vào đồ thị để tìm nhiệt độ sôi của nước ở đây.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an mon li 6 20122013.doc