Giáo án Vật lí 7 - Tiết 17: Tổng kết chương 2: Âm học

Giáo án Vật lí 7 - Tiết 17: Tổng kết chương 2: Âm học

– Mục tiêu

+ Kiến thức:- Ôn lại các kiến thức đã học về âm thanh: Đặc điểm nguồn âm, độ cao của âm, độ to của âm, môi trường truyền âm, phản xạ âm, tiếng vang, chống ô nhiễm tiếng ồn.

+ Kỹ năng:- Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế và biêt vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống.

+ Thái độ: HS yêu thích bộ môn; hiểu được ý nghĩa môn học trong thực tế

B – Chuẩn bị

- HS: trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và chuẩn bị phần vận dụng

- GV: Kẻ sẵn H16.1 vào bảng phụ (tò chơi ô chữ)

C – Tổ chức hoạt động dạy học

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Tiết 17: Tổng kết chương 2: Âm học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 22-12-09
Dạy:25-12-09
Tiết 17: Tổng kết chương 2: Âm học
---------------------------------------------------------------------
A – Mục tiêu
+ Kiến thức:- Ôn lại các kiến thức đã học về âm thanh: Đặc điểm nguồn âm, độ cao của âm, độ to của âm, môi trường truyền âm, phản xạ âm, tiếng vang, chống ô nhiễm tiếng ồn.
+ Kỹ năng:- Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế và biêt vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống.
+ Thái độ: HS yêu thích bộ môn; hiểu được ý nghĩa môn học trong thực tế
B – Chuẩn bị
- HS: trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và chuẩn bị phần vận dụng
- GV: Kẻ sẵn H16.1 vào bảng phụ (tò chơi ô chữ)
C – Tổ chức hoạt động dạy học
1 – Tổ chức : 7a: .7b: .7C: .
2 – Kiểm tra
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Ôn lại các kiến thức cơ bản(15ph)
- Yêu cầu HS phát biểu lần lượt các câu hỏi trong phần tự kiểm tra.
- Hướng dẫn HS cả lớp thảo luận và thống nhất câu trả lời.
Đối với câu 2 và câu 3, có thể yêu cầu HS mô tả lại cách làm (bố trí) thí nghiệm hay cách lập luận với câu 5
HĐ2: Làm bài tập vận dụng (15ph)
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi, bài tập trong phần vận dụng
- Với câu 1, 2, 3, yêu cầu thời gian chuẩn bị 1 phút.
- Với câu 4, yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý: 
+ Cấu tạo cơ bản của mũ nhà du hành vũ trụ. Tại sao hai nhà du hành vũ tụ không thể nói chuyện với nhau một cách trực tiếp được?
+ Khi chạm mũ thì nói chuyện được. Vậy âm truyền đi qua những môi trường nào?
- Với câu 7, yêu cầu HS xây dựng được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Giải thích được tại sao lại sử dụng biện pháp đó, biện pháp đó có thực hiện được không?
HĐ3: Tổ chức trò chơi ô chữ (7ph)
- GV giải thích trò chơi và hướng dẫn HS chơi.
- Yêu cầu một HS lên dẫn chương trình (Có thể chuẩn bị một ô chữ khác với SGK)
I- Tự kiểm tra
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong phần tự kiểm tra. Thảo luận để thống nhất câu trả lời.
1) a- dao động b- tần số...Hz
 c- đêxiben d- 340m/s
 e- 70dB
3) a, b, c
5) D
6) a- ... cứng......nhẵn
 b- ... mềm......gồ ghề
7) b, d
8) Bông, vải, xốp, gạch, gỗ, bêtông,...
II- Vận dụng
- HS trả lời phần chuẩn bị của mình. Thảo luận và ghi vở câu trả lời đã thống nhất.
1. Vật dao động phát ra trongđàn ghi ta là dây đàn, trong kèn lá là phần lá bị thổi, trong sáo là cột không khí trong sáo, trống là mặt trống.
2. C.Âm không thể truyền trong chân không.
3. a) Dao động của các sợi dây đàn mạnh, dây lệch nhiều khi phát ra tiếng to. Dao động của các sợi dây đàn yếu, dây lệch ít khi phát ra tiếng nhỏ.
b) Dao động của các sợi dây đàn nhanh khi phát ra âm cao. Dao động của các sợi dây đàn chậm khi phát ra âm thấp.
4. Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến hai cái mũ và lại qua không khí dến tai người kia.
5. Ban đêm yên tĩnh, nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường ngõ.
6. A.Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ
7. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: Treo biển báo cấm bóp còi, xây tường xung quanh, đóng cửa, tròng nhiều cây xanh, treo rèm,... 
III- Trò chơi ô chữ
- HS tham gia trò chơi ô chữ. Mỗi nhóm HS cử một bạn tham gia, trả lời đúng được 2 điểm. Tìm được từ hàng dọc được 5 điểm
 1. Chân không 2. Siêu âm
 3. Tần số 4. Âm phản xạ
 5. Dao động 6. Tiếng vang
 7. Hạ âm
 Từ hàng dọc: Âm thanh
4– Củng cố: Hệ thống hoá kiến thức chương I và chương II
	1. Đặc điểm chung của nguồn âm
	2. Độ cao của âm (âm bổng, âm trầm) phụ thuộc vào yếu tố nào?
	3. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? Đơn vị độ to của âm?
	4. Âm truyền qua những môi trường nào? Môi trường nào truyền âm tốt?
	5. Thế nào là âm phản xạ? Khi nào ta nghe được tiếng vang của âm? Vật 
	 nào phản xạ âm tốt? Vật nào phản xạ âm kém?
	6. Nêu các phương án chống ô nhiễm tiếng ồn?
	7. Điều kiện để nhìn thấy ánh sáng, điều kiện để nhìn thấy một vật?
	8. Định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng?
	9. Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm?
	10. Cách vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng?
5– Hướng dẫn về nhà
	 - Ôn tập lại các kiến thức đã học về quang học và âm học
	 - Đọc trước bài 17: Sự nhiễm điện do cọ sát
	 Duyệt ngày:
	HT:
	Đào Thị Thiện
 –––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18(7).doc