Giáo án Vật lí 6 - Tuần 30 đến tuần 36

Giáo án Vật lí 6 - Tuần 30 đến tuần 36

 1.Kiến thức :Mô tả được quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn của các chất .Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc .Dựa vào bảng số liệu đã cho vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình đông đặc . Vận dụng được kiến thức về quá trình chuyển thể của sự nóng chảy và đông đặc để giải thích một số hiện tượng trong thực tế .

 2.kĩ năng : Bước đầu biết khai thác bảng kết quả TN .

 3.Thái độ :Tích cực hoạt động xây dựng bài .

II.Chuẩn bị . Gv:Tham khảo chuẩn kiến thức kĩ năng ,Bảng 25.1 và bảng phụ

 Hs:Kẻ bảng 25.1 vào tập .

 

doc 15 trang Người đăng levilevi Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 6 - Tuần 30 đến tuần 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 NS : 23 /02 /2011
Tiết 30 BÀI 24 SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (TT) ND : 14/ 03/ 2011
I.Mục tiêu :
 1.Kiến thức :Mô tả được quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn của các chất .Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc .Dựa vào bảng số liệu đã cho vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình đông đặc . Vận dụng được kiến thức về quá trình chuyển thể của sự nóng chảy và đông đặc để giải thích một số hiện tượng trong thực tế .
 2.kĩ năng : Bước đầu biết khai thác bảng kết quả TN .
 3.Thái độ :Tích cực hoạt động xây dựng bài .
II.Chuẩn bị . Gv:Tham khảo chuẩn kiến thức kĩ năng ,Bảng 25.1 và bảng phụ 
 Hs:Kẻ bảng 25.1 vào tập . 
III.Lên lớp .
 1’ 1.On định tổ chức lớp .
 2.Kiểm tra bài cũ
TG
NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
3’
Sự nóng chảy
Gv:Băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ nào ? Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến như thế nào ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Hs: - 80 0C 
 - Không thay đổi
 3.Bài mới
6’
10’
10’
3’
8’
II.Sự đông đặc .
 1.Dự đoán .
-Tùy hs 
 2.Phân tích kết quảthí nghiệm .
-Phân tích kết quả bảng 25.1 .
C1.Tới 800C băng phiến bắt đầu đông đặc .
C2. -Từ phút 0 đến phút thứ 4 :nằm nghiêng .
-Từ phút 4 đến phút thứ 7 :Nằm ngang .
-Từ phút 7 đến phút thứ 15 :nằm nghiêng .
C3. -Từ phút 0 đến phút thứ 4 : giảm dần .
-Từ phút 4 đến phút thứ 7 : Không thay đổi . 
-Từ phút 7 đến phút thứ 15 :tiếp tục giảm .
 2.Rút ra kết luận .
C4.(1). 800C , (2) bằng , (3) không thay đổi
III.Vận dụng .
C5.Nước .
-Từ phút 0 đến phút 1 :tăng và thể rắn.
-Từ phút 1 đến phút 4 không thay đổi và thể rắn và lỏng . 
-Từ phút 4 đến phút 7 tiếp tục tăng và thể lỏng 
HĐ1.Trong TN về sự nóng chảy của băng phiến, khi băng phiến được đun nóng ,nó nóng dần lên rồi nóng chảy .
Gv:Hãy dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi thôi đun nóng và để băng phiến nguội dần .
Gv:Hãy viết điều dự đoán đó vào vở .
HĐ2.Đun băng phiến như ở TN trên lên tới 700C rồi tắt đèn cồn .
Gv:Lấy ống nghiệm đựng băng phiến ra ngoài nước nóng và để cho băng phiến nguội dần .
Gv:Khi nhiệt độ giảm tới 860C thì cứ sau 1 phút ghi lại nhiệt độ 1 lần và nhận xét về thể của băng phiến 
Gv:Cho tới khi nhiệt độ của băng phiến tới 600C thì dừng lại .
Gv:Hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt theo thời gian trong quá trình băng phiến đông đặc .
Gv:Dùng thước nối các điển trên cho ta đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian .
Gv:Căn cứ vào đường biểu diễn vừa vẽ để trả lời câu hỏi .
Gv:Tới nhiệt độ nào băng phiên bắt đầu đông đặc ?
Gv:Trong các khoảng thời gian sau dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì ?
-Từ phút 0 đến phút thứ 4 .
-Từ phút 4 đến phút thứ 7 . 
-Từ phút 7 đến phút thứ 15 .
Gv: Trong các khoảng thời gian sau , nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào ?
-Từ phút 0 đến phút thứ 4 .
-Từ phút 4 đến phút thứ 7 . 
-Từ phút 7 đến phút thứ 15 .
Gv: Dự vào kết quả trên hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống .
Gv:Gọi hs trả lời .
HĐ 3.Yêu cầu hs quan sát bảng 25.2 và giới thiệu về nhiệt độ nóng chảy của một số chất .
Gv:Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào ?
Gv:Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy ?
-Từ phút 0 đến phút thứ 4 và thể .
-Từ phút 4 đến phút thứ 7 và thể . 
-Từ phút 7 đến phút thứ 15 và thể .
Gv:Gọi hs trả lời . 
Hs: Đọc và nghe giảng .
Hs:Trả lời dự đoán .
Hs: Nghe giảng .
Hs: Nghe giảng .
Hs: Nghe giảng .
Hs: Nghe giảng .
Hs: Nghe giảng và thực hiện theo hướng dẫn của gv .
Hs : Thực hiện
Hs: Tới 800C băng phiến bắt đầu đông đặc .
Hs: -Từ phút 0 đến phút thứ 4 :đường biểu diễn nằm nghiêng .
-Từ phút 4 đến phút thứ 7 : đường biểu diễn nằm ngang .
-Từ phút 7 đến phút thứ 15 : đường biểu diễn nằm nghiêng .
Hs: -Từ phút 0 đến phút thứ 4 : nhiệt độ giảm dần .
-Từ phút 4 đến phút thứ 7 : nhiệt độ không thay đổi . 
-Từ phút 7 đến phút thứ 15 : nhiệt độ tiếp tục giảm .
Hs: (1). 800C , (2) bằng , 
 (3) không thay đổi
Hs: Nghe giảng .
C5.Nước .
-Từ phút 0 đến phút 1 : nhiệt độ tăng và thể rắn.
-Từ phút 1 đến phút 4 nhiệt độ không thay đổi và thể rắn và lỏng . 
-Từ phút 4 đến phút 7 nhiệt độ tiếp tục tăng và thể lỏng 
 4.Củng cố .
3’
Sự nóng chảy và sự đông đặc .
Gv:Trong việc đúc tượng đồng ,có những quá trình chuyển thể nào của đồng ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Hs:-Nóng chảy :rắn ,rắn và lỏng , lỏng .
-Đông đặc :lỏng , lỏng và rắn , rắn .
 1’ 5.Dặn dò .-Về nhà học phần ghi nhớ .
 -Đọc phần có thể em chưa biết và phần chú ý .
 -Sự bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Tuần 31 NS : 05 / 03 / 2010 
Tiết 31 BÀI 26 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ ND :21 / 03 / 2011
I.Mục tiêu :
 1.Kiến thức :Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng . Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi. Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của hiện tượng đồng thời vào ba yếuu tố . Xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố .vận dụng kiến thức về bay hơi để giải thích được một s61 hiện tượng bay hơi trong thực tế .
 2.kĩ năng : Bước đầu biết khai thác bảng kết quả TN .
 3.Thái độ :Tích cực hoạt động xây dựng bài .
II.Chuẩn bị . Gv:Tranh vẽ hình 26.2 a,b,c và đĩa nhôm , nước ,và đèn cồn 
 Hs:Kẻ bảng 26.1 vào tập . 
III.Lên lớp .
 1 1.On định tổ chức lớp .
 2.Kiểm tra bài cũ
TG
NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
3’
Sự nóng chảy và sự đông đặc .
Gv:Trong việc đúc tượng đồng ,có những quá trình chuyển thể nào của đồng 
Gv:Gọi hs trả lời .
Hs:-Nóng chảy :rắn ,rắn và lỏng , lỏng .
 -Đông đặc : lỏng ,lỏng và rắn , rắn .
 3.Bài mới 
4’
8’
15’
10’
I.Sự bay hơi .
1.Nhớ lại những điều đã học ở lớp 4 về sự bay hơi 
-Khi đun nước 
2.Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào ?
-Nhiệt độ 
-Gió 
-Diện tích mặt thoáng 
Kết luận :Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ , gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng .
C4.{-Cao {-Mạnh
 {-Mạnh {Lớn
 {Lớn {-Cao
3.Thí nghiệm kiểm tra .
-Làm thí nghiệm kiểm chứng .
4.Vận dụng .
C9. -Giảm bớt diện tích thoát hơi nước qua các lỗ khí ở trên lá .
C10.Nắng to và có gió mạnh .
HĐ 1.lấy ví dụ như đầu bài giới thiệu cho hs ,giải thích đi vào bài mới .
Gv:Hiện tượng nước biến thành hơi (Nước bay hơi ) mà các em đã học .
Gv:Mỗi em hãy tìm và ghi vào vở một thí dụ về nước bay hơi .
Gv:Không chỉ có nước mới bay hơi mà các chất lỏng khác thì sao ?
HĐ 2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Gv:Quan sát hình 26.2 a .Chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Gv:Quan sát hình 26.2 b .Chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Gv:Quan sát hình 26.2 c .Chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào nữa ?
Gv:Từ việc phân tích các hiện tượng trên ta thấy được sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Gv:Hãy tìm các từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống .
Gv:Yêu cầu hs làm việc cá nhân .
Gv: Gọi hs trả lời .
HĐ 3. Làm thí nghiệm kiểm tra .
Gv:Biểu diễn thí nghiệm cho hs quan sát .
Gv:Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau ?
Gv:Tại sao phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió ?
Gv:Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa ?
Gv:Thí nghiệm này khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào ?
Gv:Vận dụng các dự kiện trên giải thích .
Gv:Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía ta thường chặt bớt lá ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Gv:Giới thiệu sơ lược về nghề làm muối .
Gv:Thời tiết như thế nào thì thu hoạch muối nhanh ? Tại sao ?
Hs:Nghe giảng .
Hs:Nghe giảng .
Hs: Tùy hs .
Hs:Cũng bay hơi .
Hs:Nghe giảng .
Hs: -Nhiệt độ 
Hs: -Gió 
Hs: -Diện tích mặt thoáng 
Hs: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ , gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng .
Hs: .{-Cao {-Mạnh
 {-Mạnh {Lớn
 {Lớn {-Cao
Hs:Quan sát và nghe giảng .
Hs:có cùng diện tích thoát hơi nước .
Hs:Gió giống như nhau .
Hs:Nhiệt độ của hai đĩa khác nhau .
Hs: Phụ thuộc vào nhiệt độ là đúng .
Hs: -Giảm bớt diện tích thoát hơi nước qua các lỗ khí ở trên lá .
Hs: -Giảm bớt diện tích thoát hơi nước qua các lỗ khí ở trên lá .
 4.Củng cố .
3’
Tốc độ bay hơi của chất lỏng 
Gv:Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào ?
-Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía ta thường chặt bớt lá ?
Hs:Phụ thuộc vào Gió , Nhiệt độ , Diện tích mặt thoáng 
-Giảm bớt diện tích thoát hơi nước qua các lỗ khí ở trên lá .
 1’ 5.Dặn dò .-Tự tìm và làm TN chứng tỏ sự thoát hơi nước còn phụ thuộc vào gió ,diện tích mặt thoáng .
 -Tại sao khi trồng cây ta thường cuốc xới đất nhằm mục đích gì ?
Tuần 32 NS : 07 / 03 / 2011 
Tiết 32 BÀI 27 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (TT) ND : 28/ 03 / 2011
I.Mục tiêu :
 1.Kiến thức :Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng .Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình ngưng tụ . Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích được một số hiện tượng đơn giản 
 2.kĩ năng : Bước đầu biết khai thác bảng kết quả TN .
 3.Thái độ :Tích cực hoạt động xây dựng bài .
II.Chuẩn bị . Gv:Tranh vẽ hình 27.1 và nhiệt kế ,hai cái li , nước đá 
 Hs:Kẻ bảng 27.1 vào tập . 
III.Lên lớp .
 1’ 1.On định tổ chức lớp .
 2.Kiểm tra bài cũ
TG
NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
3’
Tốc độ bay hơi của chất lỏng 
Gv:Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào ?
-Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía ta thường chặt bớt lá ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Hs:Phụ thuộc vào Gió , Nhiệt độ , Diện tích mặt thoáng 
-Giảm bớt diện tích thoát hơi nước qua các lỗ khí ở trên lá .
 3.Bài mới 
4’
10’
14’
9’
II.Sự ngưng tụ .
 1.Tìm cách quan sát sự nhưng tụ .
 a.Dự đoán .
-Làm giảm nhiệt độ .
 b.Thí nghiệm kiểm tra 
-Làm TN như hình 27.1 
 c.Rút ra kết luận .
C1.Nhiệt độ cốc TN thấp hơn .
C2.Các giọt nước đọng ngoài cốc TN còn cốc đối chứng thì không có 
C3.Không vì nước ở ngoài cốc không có màu .
C4.Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ tạo thành 
C5.Đúng 
 2.Vẫn dụng .
C6.Giọt sương ,..
C7.Do không khí xung quanh lá cây vào ban đên gặp lạnh ngưng tụ thành .
C8.Rượu đựng trong chai đẩy kín không bay hơi được nên không cạn 
HĐ 1.Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi gọi là gì ?
Gv:Còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là gì ?
Gv:Ngưng tụ là quá trình như thế nào so với bay hơi ?
GV;Muốn quan sát sự bay hơi nhanh bằng cách tăng nhiệt độ .
GV;Vậy muốn quan sát hiện tượng ngưng tụ ta làm tăng hay giảm nhiệt độ ?
HĐ 2.Trong không khí có hơi nước .Bằng cách giảm nhiệt độ của không khí ta có thể làm hơi nước trong không khí ngưng tụ nhanh  ... ian .
Gv:Hướng dẫn cho hs thực hiện
Hs: Nghe giảng
 1’ 5.Dặn dò :- Có thể làm lại thí nghiệm và vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian .
 -Dựa bảng 28.1 trả lời các câu hỏi từ C1 - C4
Tuần 34 NS : 15/ 04 / 2011
Tiết 34 BÀI 29 SỰ SÔI (tt) ND : 11/ 04/ 2011
I.Mục tiêu :
 1.Kiến thức :Mô tả được hiện tương sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi .
 2.kĩ năng : Biết cách tiến hành thí nghiệm , theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm ..
 3.Thái độ :Tích cực hoạt động cùng nhóm xây dựng bài .
II.Chuẩn bị . 
	Gv:Giá đỡ , kẹp vạn năng , cốc đốt , nhiệt kế , đồng hồ, tham khảo chuẩn kiến thức . 
 Hs:Kẻ bảng 28.1 cho các nhòm và bảng cho cả lớp . 
III.Lên lớp .
 1 1.On định tổ chức lớp .
 2.Kiểm tra bài cũ
TG
NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
3’
Gv:Nêu nhận xét về đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian .
Gv:Gọi hs trả lời .
Hs:Trả lời 
 3.Bài mới 
15’
7’
15’
II.Nhiệt độ sôi .
 1.Trả lời câu hỏi .
C1..Tùy Tn của các nhóm
C2..Tùy Tn của các nhóm 
C3..Tùy Tn của các nhóm 
C4 .Không tăng 
2.Rút ra kết luận
C5 . Bình đúng .
C6.1.1000C
 2.Nhiệt độ sôi
 3.Không thay đổi 
 4.Bọt khí 
 5.mặt thoáng 
III.Vận dụng .
C7.Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi .
C8.Vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nước , còn rượu thấp hơn nước .
C9.AB.Nước nóng lên 
BC.Quá trình sôi của nước 
Gv:Dựa vào kết quả thí nghiệm và đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian ở tiết trước .
Gv:Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Gv: Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Gv:Ở nhiệt độ nào xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên mặt nước , vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều (nước sôi ) ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Gv:Trong khi nước đang sôi , nhiệt độ của nước có tăng không ? 
Gv:Gọi hs trả lời .
Gv:Yêu cầu hs quan sát bảng 29.1 ghi nhiệt độ sôi của một số chất ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất ở mặt đất ).
Gv:Yêu cầu hs tìm hiểu nhiệt độ sôi của một số chất .
Gv:Yêu cầu hs tìm hiểu ở điều kiện tiêu chuẩn nhiệt độ sôi của các chất là bao nhiêu .
Gv:Gọi hs trả lời .
HĐ 2. Rút ra kết luận .
Gv:Trong cuộc tranh luận của An và Bình ai đúng và ai sai ?
Gv:Gọi hs khác nhận xét .
Gv: Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống .
Gv:Gọi hs trả lời .
Gv:Chỉnh sửa và thống nhất ý kiến chung .
HĐ 3.Dựa vào các dự kiện trên yêu cầu hs trả lời câu hỏi .
Gv:Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm mốc chia nhiệt độ .
Gv:Gọi hs trả lời .
Gv:Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi , người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân , mà không dùng nhiệt kế rượu ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Gv:Yêu cầu hs quan sát hình 29.1 và cho biết đoạn AB và BC ứng với những quá trình nào ?
 Gv:Gọi hs trả lời .
Hs:Nghe giảng 
Hs: Tùy Tn của các nhóm
Hs: Tùy Tn của các nhóm
Hs: Tùy Tn của các nhóm
Hs: Không tăng 
Hs:Quan sát bảng 29.1 ghi nhiệt độ sôi của một số chất ở điều kiện tiêu chuẩn .
Hs:Trả lời 
Hs:Trả lời .
Hs: Bình đúng .
Hs: 1.1000C 2.Nhiệt độ sôi
 3.Không thay đổi 
 4.Bọt khí 
 5.mặt thoáng 
Hs:Nghe giảng .
Hs: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi .
Hs: Vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nước , còn rượu thấp hơn nước .
Hs: AB.Nước nóng lên 
 BC.Quá trình sôi của nước
 4.Củng cố .
3’
Nhiệt độ sôi 
Gv:Nhiệt độ sôi là gì ? Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ các chất như thế nào ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Hs:Mỗi chất lỏng sôi ở 1 nhiệt độ nhất định .Nhiệt độ nầy gọi là nhiệt độ sôi . Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ các chất không thay đổi .
 1’ 5.Dặn dò .
 -Xem lại bài vừa học 
 -Chép vào tập phần ghi nhớ 
 -Xem lại tất cả các bài đã học để tiết sau ôn tập cuối năm .
Tuần :35 NS : 20 / 04 / 2011
 Tiết :35	 BÀI TẬP ND : 18/ 04/ 2010
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức :hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức về nhiệt học , áp dụng các kiến thức trên để giải các bài tập về nhiệt học .
2.Kĩ năng :Áp dụng kiến thức vào giải các bài tập đơn giản và giải thích được các hiện tượng về nhiệt học .
3.Thái độ :Tích cực hoạt động và phối hợp các bạn trong nhóm xây dựng bài .
II.Chuẩn bị :
	 Gv:Giáo án , Tham khảo chuẩn kiến thức ,thước thẳng.
 HS:Kiến thức về nhiệt học .
III.Lên lớp :
1’ 1.Ổn định tổ chức .
 2.Kiểm tra bài cũ.
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
Nhiệt độ sôi 
Gv:Nhiệt độ sôi là gì ? Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ các chất như thế nào ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Hs:Mỗi chất lỏng sôi ở 1 nhiệt độ nhất định .Nhiệt độ nầy gọi là nhiệt độ sôi . Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ các chất không thay đổi .
 3.Bài mới 
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
25’
I.Nhiệt kế - Nhiệt giai .
II.Sự nóng chảy và sự đông đặc .
Hđ1. Nhiệt kế - Nhiệt giai .
Gv:Hãy tính xem 350C , 670C , 960C ứng với bao nhiêu 0 F ?
Gv:Yêu cầu tất cả hs chép các bài tập trên vào tập và tiến hành làm .
Gv:Đi xung quanh lớp chỉnh sửa và giúp đỡ các nhóm hs , hs yếu kém .
Gv:Hãy tính xem 150 0 F, 980F ứng với bao nhiêu 0 C ?
Gv:Yêu cầu tất cả hs chép các bài tập trên vào tập và tiến hành làm .
Gv:Đi xung quanh lớp chỉnh sửa và giúp đỡ các nhóm hs , hs yếu kém .
Hđ2.Sự nóng chảy và sự đông đặc .
Gv:Trong các khoảng thời gian sau dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì ?
+Từ phút 0 đến phút thứ 2 .
+Từ phút2 đến phút thứ 5 .
+Từ phút 5 đến phút thứ 9 .
Gv:Trong các khoảng thời gian sau , nhiệt độ củanước thay đổi nhiệt độ như thế nào ?
+Từ phút 0 đến phút thứ 2 .
+Từ phút2 đến phút thứ 5 .
+Từ phút 5 đến phút thứ 9 .
Gv:Gọi hs trả lời .
Hs:
350C = ? 0 F .
35 0C = 00C + 35 0 C
35 0C = 32 0F + 35 . 1.8 0 F
35 0C = 32 0F + 63 0 F
Vậy 35 0C = 95 0 F
Hs:
670C = ? 0 F .
67 0C = 00C + 67 0 C
67 0C = 32 0F + 67 . 1.8 0 F
67 0C = 32 0F + 120,6 0 F
Vậy 67 0C = 152,6 0 F
Hs:
960C = ? 0 F .
96 0C = 00C + 96 0 C
96 0C = 32 0F + 96 . 1.8 0 F
96 0C = 32 0F + 172,8 0 F
Vậy 96 0C = 204,8 0 F
Hs:
1500F = ? 0 C
(1500F - 32 0F ) : 1.8 0 F
 118 0 F : 1.8 0 F = 65,6 
Vậy 1500F = 65,6 0 C
Hs:
980F = ? 0 C
(980F - 32 0F ) : 1.8 0 F
 66 0 F : 1.8 0 F = 36,7 
Vậy 980F = 36,7 0 C
Hs:
+Từ phút 0 đến phút thứ 2 đường biểu diễn nằm nghiêng .
+Từ phút2 đến phút thứ 5 đường biểu diễn nằm ngang .
+Từ phút 5 đến phút thứ 9 đường biểu diễn nằm nghiêng .
Hs:
+Từ phút 0 đến phút thứ 2 nhiệt độ của nước tăng dần .
+Từ phút2 đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước không thay đổi .
+Từ phút 5 đến phút thứ 9 nhiệt độ của nước tiếp tục tăng .
 4.Củng cố.Trong quá trình ông tập .
1’ 5.Dặn dò : Về nhà xem lại bài vừa học và đọc phần có thể em chưa biết .
Tuần 36 NS : 20 / 04 / 2010
Tiết 36 ÔN TẬP CUỐI NĂM ND : 25 / 04 /2010
I.Mục tiêu :
 1.Kiến thức :Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của chương II Nhiệt học .
 2.kĩ năng : Biết cách hệ hóa kiến thức cơ bản của chương và áp dụng các kiến thức vào giải thích các hiện tượng gặp được trong cuộc sống thực tế ..
 3.Thái độ :Tích cực hoạt động cùng nhóm xây dựng bài .
II.Chuẩn bị . Gv:Hệ thống kiến thức theo sơ đồ . 
III.Lên lớp .
 1 1.On định tổ chức lớp .
 2.Kiểm tra bài cũ
TG
NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
3
Nhiệt độ sôi 
Gv:Nhiệt độ sôi là gì ? Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ các chất như thế nào ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Hs:Mỗi chất lỏng sôi ở 1 nhiệt độ nhất định .Nhiệt độ nầy gọi là nhiệt độ sôi . Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ các chất không thay đổi .
 3.Bài mới 
20
18
I.Lí thuyết 
 1.Sự nở vì nhiệt của các chất .
- Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
-Các chất rắn ,lỏng khác nhau nở vìnhiệt khác nhau 
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
-Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng , chất lỏng nhiều hơn chất rắn
 2.Nhiệt kế -nhiệt giai 
Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 0C và hơi nước đang sôi là 100 0 C
Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 0F và hơi nước đang sôi là 212 0 F
3.Sự nóng chảy và sự đông đặc 
II.Bài tập 
 1.Sự nở vì nhiệt của các chất .
2.Nhiệt kế -nhiệt giai 
3.Sự nóng chảy và sự đông đặc 
HĐ 1. Sự nở vì nhiệt của các chất .
Gv:Trình bày các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất (rắn , lỏng , khí )
Gv:Gợi ý : các chất như thế nào khi nóng và lạnh ?
Gv:Các chất rắn , lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?
Gv: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?
Gv:So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn , lỏng , khí .
Gv:Gọi hs trả lời .
Gv:Nhiệt giai Xenxiút :Nhiệt độ của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ ?
Gv: Nhiệt giai Farenhai :Nhiệt độ của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ ?
Gv:Gọi hs trả lời .
Gv:Thế nào là sự nóng chảy và đông đặc ?
Gv:Trong suốt quá trình nóng chảy và đông đặc nhiệt độ các chất như thế nào ?
Gv:Gọi hs trả lời 
Gv:Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
HĐ 2. Trả lời .
Gv: Tháp Epphan là tháp băng thép các phép đo 1/ 1 và 1/ 7 cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao thêm 10 cm . Giải thích hiện tượng
Gv:Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn thường nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
Gv:Tại sao khi đun nước người ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
Gv: Hãy tính 54 0C , 59 0C ứng với 0F
Gv:Tính 186 0F , 112 0F ứng với 0 C 
Gv:Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía ta thường chặt bớt lá ?
Gv:Giải thích sự tạo thành giọt sương đọng trên lá cây vào ban đêm ?
Gv:Gọi hs trả lời 
Hs: Nghe giảng và trả lời .
Hs: Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
Hs: Các chất rắn ,lỏng khác nhau nở vìnhiệt khác nhau
Hs: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
Hs: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng , chất lỏng nhiều hơn chất rắn
Hs: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 0C và hơi nước đang sôi là 100 0 C
Hs: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 0 F và hơi nước đang sôi là 212 0 F
Hs:Trả lời 
Hs:Trả lời
Hs:Trả lời
Hs:Vì tháng 1 là mùa đông tháp lạnh co lại và tháng 7 là mùa hè nên tháp nở dài ra nên có sự chênh lệch chiều cao .
Hs:Trả lời 
Hs:Khi đổ nước thật đầy ấm khi đun nước nóng lên nở ra và thể tích tăng nên nước sẽ tràn ra khỏi ấm .
Hs:Trả lời
Hs:Giảm bớt diện tích thoát hơi nước trên các lỗ khí ở trên lá .
Hs:Do hơi nước xung quanh lá cây vào ban đêm gặp lạnh ngưng tụ tạo thành những giọt sương .
1 4 Củng cố :Củng cố trong quá trình ôn tập .
2 5.Dặn dò :
-Về nhà xem lại tất cả các bài đã học thật tốt để tiết sau kiểm tra học kì 
- Hãy tính 44 0C , 82 0C ứng với 0F
-Tính 25 0F , 172 0F ứng với 0 C 
Tuần 37 NS : 25 / 04 / 2010
Tiết 37 KIỂM TRA HỌC KÌ II ND : / / 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu tiet 30 den het.doc