Giáo án tự chọn Số học Lớp 6 - Tiết 6: Luyện giải các bài toán về lũy thừa - Năm học 2010-2011

Giáo án tự chọn Số học Lớp 6 - Tiết 6: Luyện giải các bài toán về lũy thừa - Năm học 2010-2011

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh về luỹ thừa, nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số.

2. Kĩ năng: HS làm được các bài tập về luỹ thừa thông qua giải một số dạng toán cơ bản.

3. Thái độ: HS có ý thức vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải bài tập.

B. Chuẩn bị:

 GV: Chuẩn bị một số dạng bài tập .

 HS: Làm tốt các bài tập, ôn lại các công thức về luỹ thừa.

C. Tổ chức các họat động :

Họat động 1. Ổn định tổ chức:

Họat động 2. Kiểm tra bài cũ:

 HS1: - Nêu định nghĩa luỹ thừa? Viết công thức?

 - Viết công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số

 Tính: a) 53.56 =

 b) 34 : 3 =

Họat động 3. Bài mới:

- GV nêu đề bài.

? Cần sử dụng tới kiến thức gì để giải được bài toán trên.

- GV gợi ý HS cách biến đổi.

- Gọi 2 HS lên bảng trình bày.

- Gv nêu tiếp các ý sau:

c)

d)

- HS đọc bài và làm tiếp bài vào vở

? Hai HS lên bảng trình bày tiếp.

- GV chốt kiến thức cơ bản qua bài tập 1.

_ GV nêu yêu cầu của bài 2

a) 37 : 35 + 52 - 42 =

b) 46 : 46 . 43 - 3 . 22 =

c) 94 : 32 + 78 : 76 +125 =

? Với các phép tính của bài toán trên ta nên làm như thế nào?

(*)/ Hãy chỉ ra PP làm nhanh với mỗi ý của bài tập ?

? 3 HS cùng lên bảng thực hiện các phép tính.

? Nhận xét bài làn của bạn

- GV đặt vấn đề vào dạng bài tập khác

? Thế nào là Số chính phương.

- GV nêu bài tập 3: Các tổng (hiệu) sau có là số chính phương không? Vì sao?

a) 32 + 42

b) 52 + 122

c) 3.5.7.9.11 + 3

d) 2.3.4.5.6 - 3

(*)/ Làm thế nào để chứng tỏ được mỗi tổng, hiệu có hay không là một số chính phương?

? Hãy nêu cách làm phần a)

? tương tự hãy làm tiếp các ý còn lại vào vở, HS lần lượt lên bảng trình bày.

?(*)/ Với phần c và d ta có thể không tính kết quả àm vẫn có thể khẳng định được không? Bằng cách nào?

GV cùng HS xây dựng nhanh bảng chữ số tận cùng của một số và dạng tận cùng của một số chính phương, để HS đối chiếu làm ý c, d có nhanh

- Gọi 3 HS lên bảng trình bày.

- HS làm bài vào vở

- HS, GV nhận xét. Bài 1: Viết gọn thành lũy thừa:

- HS đọc bài và làm bài.

- HS lần lượt lên bảng trinhg bày

a) = 6. 1021

b) = 5. 1015

c) = 1010 : 108 = 102

d) = 9 . 1020 : 1018 = 9 . 102

- HS dưới lớp tham gia góp ý cho bài của bạn

Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức sau:

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi gợi ý của GV và làm bài độc lập vào vở.

a) 37 : 35 + 52 - 42 = 49 + 25 - 16 = 58

b) 46 : 46 . 43 - 3 . 22 = 1 . 64 - 3 . 4

 = 64 - 12 = 52

c) 94 : 32 + 78 : 76 +125 =

- HS nhận xét.

- HS trả lời: Số chính phương là số có thể viết dưới dạng bình phương của một số tự nhiên.

Bài 3; Các tổng (hiệu) sau có là số chính phương không? Vì sao?

- HS trả lời: Phải chỉ ra được tổng, hiệu đó được viết dướu dạng bình phương của một số tự nhiên

 a) 32 + 42 = 9 + 16 = 25 = 52

=> tổng trên là một số chính phương.

b) 52 + 122 = 25 + 144 = 169 = 132

=> tổng trên là một số chính phương.

- HS: Phần c, d ta nên xét chữ số tận cùng và đối chiếu với các trường hợp tận cùng của các số chính phương

*) Tổng 3.5.7.9.11 + 3 có tận cùng là 8, nên tổng trên không là một số chính phương

*) Hiệu 2.3.4.5.6 - 3 có tận cùng là 7, nên hiệu trên không là một số chính phương

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Số học Lớp 6 - Tiết 6: Luyện giải các bài toán về lũy thừa - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 06
 Tiết 06
 Ngày soạn: 26/9/2010
LUyện giải các bài toán về lũy thừa
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh về luỹ thừa, nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
2. Kĩ năng: HS làm được các bài tập về luỹ thừa thông qua giải một số dạng toán cơ bản.
3. Thái độ: HS có ý thức vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải bài tập.
B. Chuẩn bị:
	GV: Chuẩn bị một số dạng bài tập .
	HS: Làm tốt các bài tập, ôn lại các công thức về luỹ thừa.
C. Tổ chức các họat động : 
Họat động 1. ổn định tổ chức: 
Họat động 2. Kiểm tra bài cũ:
	HS1:	- Nêu định nghĩa luỹ thừa? Viết công thức?
	- Viết công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số
	Tính: 	a) 53.56 = 
 b) 34 : 3 = 
Họat động 3. Bài mới:
- GV nêu đề bài.
? Cần sử dụng tới kiến thức gì để giải được bài toán trên.
- GV gợi ý HS cách biến đổi.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày.
- Gv nêu tiếp các ý sau: 
c) 
d) 
- HS đọc bài và làm tiếp bài vào vở
? Hai HS lên bảng trình bày tiếp.
- GV chốt kiến thức cơ bản qua bài tập 1.
_ GV nêu yêu cầu của bài 2
a) 37 : 35 + 52 - 42 = 
b) 46 : 46 . 43 - 3 . 22 = 
c) 94 : 32 + 78 : 76 +125 = 
? Với các phép tính của bài toán trên ta nên làm như thế nào?
(*)/ Hãy chỉ ra PP làm nhanh với mỗi ý của bài tập ?
? 3 HS cùng lên bảng thực hiện các phép tính.
? Nhận xét bài làn của bạn
- GV đặt vấn đề vào dạng bài tập khác
? Thế nào là Số chính phương.
- GV nêu bài tập 3: Các tổng (hiệu) sau có là số chính phương không? Vì sao?
a) 32 + 42
b) 52 + 122
c) 3.5.7.9.11 + 3 
d) 2.3.4.5.6 - 3
(*)/ Làm thế nào để chứng tỏ được mỗi tổng, hiệu có hay không là một số chính phương?
? Hãy nêu cách làm phần a)
? tương tự hãy làm tiếp các ý còn lại vào vở, HS lần lượt lên bảng trình bày.
?(*)/ Với phần c và d ta có thể không tính kết quả àm vẫn có thể khẳng định được không? Bằng cách nào?
Tận cùng của a
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tận cùng của a2
0
1
4
9
6
5
6
9
4
1
GV cùng HS xây dựng nhanh bảng chữ số tận cùng của một số và dạng tận cùng của một số chính phương, để HS đối chiếu làm ý c, d có nhanh
- Gọi 3 HS lên bảng trình bày.
- HS làm bài vào vở
- HS, GV nhận xét.
Bài 1: Viết gọn thành lũy thừa:
- HS đọc bài và làm bài.
- HS lần lượt lên bảng trinhg bày
a) = 6. 1021 
b) = 5. 1015 
c) = 1010 : 108 = 102
d) = 9 . 1020 : 1018 = 9 . 102
- HS dưới lớp tham gia góp ý cho bài của bạn
Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức sau:
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi gợi ý của GV và làm bài độc lập vào vở.
a) 37 : 35 + 52 - 42 = 49 + 25 - 16 = 58
b) 46 : 46 . 43 - 3 . 22 = 1 . 64 - 3 . 4 
 = 64 - 12 = 52
c) 94 : 32 + 78 : 76 +125 = 
- HS nhận xét.
- HS trả lời: Số chính phương là số có thể viết dưới dạng bình phương của một số tự nhiên.
Bài 3; Các tổng (hiệu) sau có là số chính phương không? Vì sao?
- HS trả lời: Phải chỉ ra được tổng, hiệu đó được viết dướu dạng bình phương của một số tự nhiên
 a) 32 + 42 = 9 + 16 = 25 = 52 
=> tổng trên là một số chính phương.
b) 52 + 122 = 25 + 144 = 169 = 132 
=> tổng trên là một số chính phương.
- HS: Phần c, d ta nên xét chữ số tận cùng và đối chiếu với các trường hợp tận cùng của các số chính phương
*) Tổng 3.5.7.9.11 + 3 có tận cùng là 8, nên tổng trên không là một số chính phương
*) Hiệu 2.3.4.5.6 - 3 có tận cùng là 7, nên hiệu trên không là một số chính phương
*/ Họat động vận dụng - Củng cố:	
	- GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức về luỹ thừa? 
	- GV chốt lại các bài toán đã làm.
*/ Họat động hướng dẫn về nhà: 
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về lũy thừa. Xem lại các dạng bài tập đã chữa
- Bài tập thêm: Tìm số tự nhiên n, biết:
a) 2n = 16
b) 4n = 64
c) 15n = 225
- GV gợi ý: Hãy viết các số 16, 64, 225 lần lượt về các luỹ thừa có cơ số là 2, 4, 15.
	============================================================
	Thanh Hồng, ngày tháng 10 năm 2010
	Đã thông qua

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc