Giáo án tự chọn Số học Khối 6 - Tiết 1 đến 6 - Năm học 2009-2010 - Phạm Quang Chính

Giáo án tự chọn Số học Khối 6 - Tiết 1 đến 6 - Năm học 2009-2010 - Phạm Quang Chính

1. Mục tiêu

a) Kiến thức.

- Củng cố và khắc sâu các kiến thức về tập hợp, tập hợp con.

b) Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng tính toán, rèn kỹ năng viết tập hợp theo cách diễn đạt bằng lời.

- Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp.

- Biết sử dụng đúng kí hiệu:

c) Thái độ.

- Yêu thích môn học.

2. Chuẩn bị

a) Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

b) Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức về tập hợp.

3. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

HOẠT ĐỘNG 1 KIỂM TRA BÀI CŨ (7)

Nêu cách viết số các phần tử của một tập hợp?

Đặt vấn đề : Để khắc sâu hơn các kiến thức về tập hợp chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay. HS TRả lời

HS Ghi nhớ

HOẠT ĐỘNG 2 CÁC DẠNG BÀI VỀ

SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP(25)

Cho 2 tập hợp :A={3;5} và B = {4;6} Viết tập hợp gồm các phần tử, trong đó:

a.Một phần tử thuộc A và một phần tử thuộc B.

b.Một phần tử thuộc A và hai phần tử thuộc B.

Gọi hai HS lên bảng làm?

Bài 2

Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử:

a.Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12

b. Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7

c.Tập hợp C các số tự nhiên x mà x.0 = 0

d.Tập hợp D các số tự nhiên x mà x.0 = 3

Các phần tử của mỗi tập hợp cần viết phải thỏa mãn mấy điều kiện? Đó là những điều kiện nào?

Tìm tất cả các số tự nhiên thoả mãn đồng thời hai điều kiện trên ứng với từng trường hợp trong đề bài rồi dùng cách liệt kê các phần tử để viết các tập hợp này. Từ đó suy ra số phần tử tương ứng của mỗi tập hợp.

Bài 3:Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu để thể hiện mối quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Đọc đề?

Nêu định nghĩa tập hợp con?

Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10?

Viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5?

Có nhận xét gì về hai tập hợp này?

Bài 4: Tính số phần tử của mỗi tập hợp sau:

a.A = { 30;31;32 100}

b.B = {10;12;14 .98}

c.C = { 25;27;29; .101}

Nêu cách tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên liên tiếp?

áp dụng tính số phần tử của tập hợp A?

Nêu cách tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp?

áp dụng tính số phần tử của tập hợp B và C? Bài 1 (7)

Hai HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.

a) {3,4}; {3,6}; { 5,4}; {5,6}

b) {3;4;6} ; {5;4;6}

Bài 2 (10)

Các phần tử của mỗi tập hợp cần viết đều phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện:

- Mỗi phần tử của tập hợp là một số tự nhiên ( x N)

- Mỗi phép tính đã cho được thực hiện trên tập hợp số tự nhiên.

Làm bài theo dãy, mỗi dãy làm một câu sau ba phút các dãy cử đại diện lên bảng làm.

a.Chỉ có duy nhất một số tự nhiên x = 20 để x – 8 = 12.

Vậy A = {20} , tập hợp A có 1 phần tử.

b.Chỉ có duy nhất một số tự nhiên x = 0 để x + 7 = 7.

Vậy B = {0} ,tập hợp B có một phần tử.

C.Có vô số các số tự nhiên x để x.0 = 0

Vậy C = {0;1;2;3; } Hay C = N, Tập hợp C có vô số phần tử .

d.Không có số tự nhiên x nào để x.0 = 3

Vậy D = , Tập hợp D không có phần tử nào.

Bài 3 ( 4)

Phát biểu định nghĩa.

Bài 4 ( 4)

Tính hiệu của số tự nhiên cuối cùng và số tự nhiên đầu tiên rồi cộng thêm 1.

Tập hợp

A = { 30;31;32 100} có

100 - 30 + 1 = 71 phần tử.

Tính hiệu của số tự nhiên cuối cùng và số tự nhiên đầu tiên, sau đó đem chia cho 2 rồi cộng thêm 1.

Hai HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.

b.Tập hợp

B = {10;12;14 .98} có (98 – 10):2 + 1 = 45 (phần tử)

c.Tập hợp

C = { 25;27;29; .101}

có (101 – 25 ) : 2 + 1 = 39 (Phần tử)

 

doc 18 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Số học Khối 6 - Tiết 1 đến 6 - Năm học 2009-2010 - Phạm Quang Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2009
Ngày dạy: 6A4: 23/11/2009; 6A3: 24/11/2009
Điều chỉnh: 
Tiết 1 TậP HợP, PHầN Tử CủA TậP HợP
1. Mục tiêu
a) Kiến thức.
Củng cố và khắc sâu các kiến thức về tập hợp.
b) Kỹ năng.
Rèn kỹ năng tính toán, rèn kỹ năng viết tập hợp theo cách diễn đạt bằng lời.
c) Thái độ.
Yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị
a) Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
b) Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức về tập hợp.
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ(5’)
Nêu khái niệm về tập hợp, cách viết các tập hợp
Đặt vấn đề : Để khắc sâu hơn các kiến thức về tập hợp chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HS Suy nghĩ trả lời
Hoạt động 2 Luyện tập cách viết tập hợp (27’)
Bài 1:Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 7 và nhỏ hơn 15 bằng hai cách sau đó điền kí hiệu thích hợp (,) vào ô trống:
Tập hợp A cần viết phải thoả mãn mấy điều kiện? Đó là những điều kiện nào?
Có mấy cách để viết một tập hợp?
Để viết tập hợp A ta phải liệt kê tất cả các số tự nhiên thoả mãn hai yêu cầu trên làm các phần tử của tập hợp A, hoặc nêu lên những tính chất đặc trưng cho các số dùng làm phần tử của tập hợp A.
Cho HS làm bài trong 3 phút (yêu cầu HS viết theo hai cách).
Điền kí hiệu (,) thích hợp vào ô trống:
Bài tập 2:Dùng 3 chữ số 0,1,2 viết tất cả các số tự nhiên có 3 chữ số mà các chữ số khác nhau.
Phân tích:Các số tự nhiên phải tìm là các số có 3 chữ số, các chữ số trong mỗi số đều khác nhau.chữ số 0 không thể ở vị trí hàng trăm.Vì thế chữ số ở vị trí hàng trăm chỉ có thể là chữ số 1 hoặc chữ số 2.
Làm BT trên?
Bài 3: Viết tập hợp các chữ cái trong từ “THĂNG LONG”
Cho HS hoạt động nhóm làm bài 3 trong 2 phút, sau đó cho đại diện các nhóm trình bày và nhận xét chéo.
Bài 4:Hàng ngày bạn Nam đi từ nhà đến trường phải qua một chiếc cầu treo .Biết rằng có ba con đường để đi từ nhà Nam đến cầu treo và có hai con đường để đi từ cầu treo đến trường. Viết tập hợp các con đường đi từ nhà bạn Nam đến trường qua cầu treo .
Đọc và tóm tắt đề bài.
Kí hiệu a1,a2,a3 là các con đường để đi từ nhà bạn Nam đến cầu treo, còn b1,b2 là các con đường để đi từ cầu treo đến trường học, khi đó là một trong những con đường để đi từ nhà bạn Nam đến trường học và qua cầu.
Hãy liệt kê những con đường từ nhà Nam đến trường mà phải đi qua cầu treo?
Nếu gọi tập hợp M là tập hợp các con đường đi từ nhà Nam đến trường phải đi qua cầu treo, thì M được viết như thế nào?
I. Dạng bài tập viết tập hợp bằng cách liệt kê
Bài 1 (10 phút)
Đọc đề.
Tập hợp A cần viết phải thoả mãn hai điều kiện. Đó là:
Các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên 
Mỗi số tự nhiên đều phải lớn hơn 7 nhưng nhỏ hơn 15.
Để viết một tập hợp ta có thể:
Liệt kê các phần tử của tập hợp .
Chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Hai HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
Cách 1:
Cách 2:
Đọc đề.
Nghe GV phân tích tìm hướng giải BT.
II. Dạng bài tập phân tích 
Bài 2 (7 phút)
Một HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
Có bốn số có ba chữ số mà các chữ số trong mỗi số đều khác nhau là :102,120,201,210.
Bài 3 (5 phút)
Thực hiện hoạt động cá nhân làm bài 3.
{T,H,Ă,N,G,L,O}
Bài 4 (5 phút)
Đọc đề.
Kí hiệu a1,a2,a3 là các con đường để đi từ nhà bạn Nam đến cầu treo, còn b1,b2 là các con đường để đi từ cầu treo đến trường học, khi đó là một trong những con đường để đi từ nhà bạn Nam đến trường học và qua cầu.
Gọi tập hợp các con đường phải tìm là M thì 
M = { a1b1; a1b2; a2b1; a2b2; a3b1;a3b2}
hoạt động 2 củng cố (5 phút)
? Có mấy cách để viết một tập hợp?
HS trả lời : Có hai cách viết một tập hợp
Liệt kê 
Chỉ ra các tinh chất đăc trưng
hoạt động 3 hướng dẫn bài tập về nhà (8 phút)
Học bài theo SGK và vở ghi.
Làm bài tập: Cho 2 tập hợp :A={3;5} và B = {4;6} Viết tập hợp gồm các phần tử, trong đó:
a.Một phần tử thuộc A và một phần tử thuộc B.
b.Một phần tử thuộc A và hai phần tử thuộc B.
HS ghi nhớ
Ngày soạn: 22/11/2009
Ngày dạy: 6A4: 25/11/2009; 6A3: 26/11/2009 
 Điều chỉnh: 
Tiết 2 Số PHầN Tử CủA MộT TậP HợP. TậP HợP CON
1. Mục tiêu
a) Kiến thức.
Củng cố và khắc sâu các kiến thức về tập hợp, tập hợp con.
b) Kỹ năng.
Rèn kỹ năng tính toán, rèn kỹ năng viết tập hợp theo cách diễn đạt bằng lời.
Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp.
Biết sử dụng đúng kí hiệu: 
c) Thái độ.
Yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị
a) Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
b) Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức về tập hợp.
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 kiểm tra bài cũ (7’)
Nêu cách viết số các phần tử của một tập hợp?
Đặt vấn đề : Để khắc sâu hơn các kiến thức về tập hợp chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HS TRả lời
HS Ghi nhớ
Hoạt động 2 các dạng bài về 
số phần tử của một tập hợp(25’)
Cho 2 tập hợp :A={3;5} và B = {4;6} Viết tập hợp gồm các phần tử, trong đó:
a.Một phần tử thuộc A và một phần tử thuộc B.
b.Một phần tử thuộc A và hai phần tử thuộc B.
Gọi hai HS lên bảng làm?
Bài 2
Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử:
a.Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12
b. Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7 
c.Tập hợp C các số tự nhiên x mà x.0 = 0 
d.Tập hợp D các số tự nhiên x mà x.0 = 3
Các phần tử của mỗi tập hợp cần viết phải thỏa mãn mấy điều kiện? Đó là những điều kiện nào?
Tìm tất cả các số tự nhiên thoả mãn đồng thời hai điều kiện trên ứng với từng trường hợp trong đề bài rồi dùng cách liệt kê các phần tử để viết các tập hợp này. Từ đó suy ra số phần tử tương ứng của mỗi tập hợp.
Bài 3:Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu để thể hiện mối quan hệ giữa hai tập hợp trên.
Đọc đề?
Nêu định nghĩa tập hợp con?
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10?
Viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5?
Có nhận xét gì về hai tập hợp này?
Bài 4: Tính số phần tử của mỗi tập hợp sau:
a.A = { 30;31;32100}
b.B = {10;12;14.98}
c.C = { 25;27;29;.101}
Nêu cách tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên liên tiếp?
áp dụng tính số phần tử của tập hợp A?
Nêu cách tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp?
áp dụng tính số phần tử của tập hợp B và C?
Bài 1 (7’)
Hai HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
a) {3,4}; {3,6}; { 5,4}; {5,6}
b) {3;4;6} ; {5;4;6}
Bài 2 (10’)
Các phần tử của mỗi tập hợp cần viết đều phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện:
Mỗi phần tử của tập hợp là một số tự nhiên ( x N)
Mỗi phép tính đã cho được thực hiện trên tập hợp số tự nhiên.
Làm bài theo dãy, mỗi dãy làm một câu sau ba phút các dãy cử đại diện lên bảng làm.
a.Chỉ có duy nhất một số tự nhiên x = 20 để x – 8 = 12.
Vậy A = {20} , tập hợp A có 1 phần tử.
b.Chỉ có duy nhất một số tự nhiên x = 0 để x + 7 = 7.
Vậy B = {0} ,tập hợp B có một phần tử.
C.Có vô số các số tự nhiên x để x.0 = 0 
Vậy C = {0;1;2;3;} Hay C = N, Tập hợp C có vô số phần tử .
d.Không có số tự nhiên x nào để x.0 = 3
Vậy D = , Tập hợp D không có phần tử nào.
Bài 3 ( 4’)
Phát biểu định nghĩa.
Bài 4 ( 4’)
Tính hiệu của số tự nhiên cuối cùng và số tự nhiên đầu tiên rồi cộng thêm 1. 
Tập hợp 
A = { 30;31;32100} có
100 - 30 + 1 = 71 phần tử.
Tính hiệu của số tự nhiên cuối cùng và số tự nhiên đầu tiên, sau đó đem chia cho 2 rồi cộng thêm 1. 
Hai HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
b.Tập hợp 
B = {10;12;14.98} có (98 – 10):2 + 1 = 45 (phần tử)
c.Tập hợp 
C = { 25;27;29;.101}
có (101 – 25 ) : 2 + 1 = 39 (Phần tử)
Hoạt động 4 củng cố và Hướng dẫn 
học sinh tự học ở nhà( 8’)
GV: Nhắc lại các kiến thức đã sử dụng trong tiết học
Học thuộc định nghĩa tập hợp con.
Sử dụng thành thạo các kí hiệu : 
Làm bài tập: Cho hai tập hợp :A = {m;n} và B = { m; n; p; q}
a.Dùng kí hiệu để thể hiện mối quan hệ giữa hai tập hợp A và B.
b.Dùng hình vẽ minh hoạ hai tập hợp A và B.
Ngày soạn: 22/11/2009
Ngày dạy: 6A4: 24/11/2009; 6A3: 24/11/2009
 Điều chỉnh: 
Tiết 3 Số PHầN Tử CủA MộT TậP HợP. TậP HợP CON (tiếp theo)
1. Mục tiêu
a) Kiến thức.
Củng cố và khắc sâu các kiến thức về tập hợp, tập hợp con.
b) Kỹ năng.
Rèn kỹ năng tính toán.
Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra có phải là tập hợp con hay không phải là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước.
c) Thái độ.
Yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị
a) Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
b) Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức về tập hợp.
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 kiểm tra bài cũ (7’)
Bài 1: Cho hai tập hợp :A = {m;n} và B = { m; n; p; q}
a.Dùng kí hiệu để thể hiện mối quan hệ giữa hai tập hợp A và B.
b.Dùng hình vẽ minh hoạ hai tập hợp A và B.
Chữa bài tập trên?
Đặt vấn đề : Để khắc sâu hơn các kiến thức về tập hợp, số phần tử của một tập
hợp chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Bài 1 (7 phút)
b)
Hoạt động 2 luyện tập (35’)
Bài 2
Cho tập hợp M ={2; 3;5}.Điền kí hiệu thích hợp ( , ) vào ô vuông:
Cho HS HĐ nhóm làm bài 2 trong 4 phút, sau đó cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo.
Bài 3:
Cho tập hợp A = {a,b,c}
Viết các tập hợp con của tập hợp A, sao cho mỗi tập hợp đều có:
a) Một phần tử.
b) Hai phần tử.
Nêu định nghĩa tập hợp con?
Viết các tập hợp con của tập hợp A, sao cho mỗi tập hợp đều có một phần tử ?
Viết các tập hợp con của tập hợp A, sao cho mỗi tập hợp đều có hai phần tử ?
Một HS lên bảng làm, dưới lớp theo dõi, nhận xét.
Bài 2 (8 phút)
Bài 3 (8 phút)
a) 
b) 
Hoạt động nhóm làm bài 2.
Hoạt động 3 luyện tập củng cổ (3’)
GV: Nhắc lại các kiến thức cơ bản trọng tâm của bài.
Học bài theo SGK và vở ghi.
Làm bài tập: SGK của các bài 3,4,5
Ngày soạn: 22/11/2009
Ngày dạy: 6A4: 24/11/2009; 6A3: 24/11/2009
 Điều chỉnh: 
Tiết 4 Số PHầN Tử CủA MộT TậP HợP. TậP HợP CON (tiếp theo)
1. Mục tiêu
a) Kiến thức.
Củng cố và luyện tập các kiến thức về tập hợp, tập hợp con.
b) Kỹ năng.
Rèn kỹ năng tính toán.
Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra có phải là tập hợp con hay không phải là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước.
c) Thái độ.
Yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị
a) Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
b) Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức về tập hợp.
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 kiểm tra (15’)
Đề bài
1. Cho tập hợp A = {0;2;3; ; 101}	B = {a, b, c, 100, 101}
Điền vào ô trống sau
1 A; 0 B ;	0	A;	1001	B;	1001	 A	
{a, b, c, 100}	A	 {100; 10}1	B	102 B	
2. Tập hợp A có bao nhiêu phần  ...  dụ hai tập hợp A và B mà ?
Cho ví dụ hai tập hợp A và B mà
 ?
Bài 4(13 phút)
a) A = {0;1;2;30}. 
Tập hợp A có
 30 - 0 +1 = 31 phần tử
b) B = {16} 
Tập hợp B có 1 phần tử.
c) C = , C không có phần tử nào.
Phát biểu định nghĩa.
Bài 5 (6 phút)
A = {Học sinh lớp 6A}
B = {Học sinh nữ của lớp 6A}
A = {0;1;2;30}
Tập hợp A có
 30 - 0 +1 = 31 phần tử
Hai HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
Lấy ví dụ minh họa.
Hoạt động 3 luyện tập củng cổ (5’)
GV: Nhắc lại các kiến thức cơ bản trọng tâm của bài.
Học bài theo SGK và vở ghi.
Làm bài tập: Gọi A là tập hợp các học sinh của lớp 6B có ít nhất một môn học xếp loại giỏi, B là tập hợp các học sinh của lớp 6B , C là tập hợp các học sinh của lớp 6B có ít nhất 3 môn học xếp loại giỏi.dùng kí hiệu để thể hiện mối quan hệ giữa hai trong ba tập hợp nói trên.
Ngày soạn: 22/11/2009
Ngày dạy: 6A4: 26/11/2009; 6A3: 26/11/2009
Tiết 4 PHéP CộNG Và PHéP NHÂN
1. Mục tiêu.
a) Kiến thức.
Củng cố các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.
b) Kỹ năng.
Vận dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân vào làm bài tập.
c) Thái độ.
HS có ý thức học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị
a) Giáo viên: Bảng nhóm, phấn màu.
b) Học sinh: Bảng nhóm, máy tính bỏ túi.
3. Các hoạt động dạy học.
a) Kiểm tra bài cũ.
b) Nội dung bài mới.
Đặt vấn đề: Trong phép cộng và phép nhân số tự nhiên có một số tính chất cơ bản giúp ta tính nhẩm, tính nhanh. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các tính chất đó để làm một số BT.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bài 1: áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh.
a) 81 + 243 + 19
b) 168 + 79 + 132
c) 5.25.2.16.4
d) 32.47 + 32.53
Cho HS HĐ cá nhân làm bài trong 3 phút.
Gọi HS lên bảng làm?
Bài 2: Tìm số tự nhiên x biết:
a) (x - 45).27 = 0
b) 23.(42 - x) = 23
Để tìm x trước hết vận dụng tính chất của phép nhân ta tìm x – 45 và 42 - x , từ đó quy về tìm số bị trừ x khi biết số trừ và hiệu.
Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0.
(x - 45).27 = 0 ị Điều gì?
Làm phần b?
Cho HS đọc phần có thể em chưa biết “Cậu bé giỏi tính toán” trong SGK 18,19, sau đó GV phân tích cách tính của Gau - xơ cho HS hiểu.
Bài 3:Tính tổng sau một cách hợp lí:
a.1 + 3 + 5 + + 17 + 19
b. 2 + 4 + 6 + .+ 18 + 20 
Nêu cách tính phần bài tập trên?
Tương tự làm phần b?
Bài 4
Thay chữ x bởi chữ số thích hợp để
xxx.x = x 
Đọc đề.
Ta thấy x.x được một số tận cùng là x. Vậy x có thể nhận những giá trị nào?
Thay chữ x bởi chữ số nào trong các giá trị 0;1;5;6 để
xxx.x = x 
Bài 5: Hãy viết xen vào các chữ số 12345 một số dấu “ + ” để được tổng bằng 60.
Cho HS HĐ cá nhân làm bài trong 2 phút, sau đó cho HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả của nhau.
Bốn HS lên bảng làm.
(x - 45).27 = 0 
ị x - 45 = 0
ị x = 45
Một HS lên bảng làm.
Đọc phần có thể em chưa biết
a) Tổng đã cho là tổng của các số tự nhiên lẻ từ 1 đến 19 có ( 19 – 1 ): 2 + 1 = 10 số hạng mà cứ hai số hạng cách đều số hạng đầu và số hạng cuối đều có tổng bằng 20, và có 5 tổng như vậy
.1 + 3 + 5 + + 17 + 19 = ( 1 + 19 ) + ( 3 + 17 ) + + ( 9 + 11 ) 
= 20 .5 = 100
Một HS lên bảng trình bày, dưới lớp theo dõi nhận xét.
Đọc đề.
Vì x .x được một số có chữ số tận cùng là x , nên x {0;1;5;6}
Dễ thấy x 0 và x 1 do đó x = 5 hoặc x = 6
Nếu x = 6 thì ta có 666.6 = 3996
Nếu x = 5 thì ta có 555.5 = 2775
Thực hiện và báo cáo kết quả.
Bài 1 (7 phút)
a) 81 + 243 + 19 
= (81 + 19) + 243
= 100 + 243 = 243
b) 168 + 79 + 132
= (168 + 132) + 79 
= 300 + 79 = 379
c) 5.25.2.16.4 
= (5.2)(25.4).16
= 10. 100. 16 = 16000
d) 32.47 + 32.53
= 32(47 + 53) = 32. 100
= 3200
Bài 2 (8 phút)
a) (x - 45).27 = 0 
ị x - 45 = 0
ị x = 45
b) 23.(42 - x) = 23
Bài 3 (12 phút)
a)1 + 3 + 5 + + 17 + 19 = ( 1 + 19 ) + ( 3 + 17 ) + + ( 9 + 11 ) 
= 20 .5 = 100
b) 2 + 4 + 6 + .+ 18 + 20 = ( 2 + 20 ) + ( 4 + 18 ) + + ( 8 + 14 )
 = 22.5 = 110
Bài 4 (10 phút)
Vì x .x được một số có chữ số tận cùng là x , nên x {0;1;5;6}
Dễ thấy x 0 và x 1 do đó x = 5 hoặc x = 6
Nếu x = 6 thì ta có 666.6 = 3996
Nếu x = 5 thì ta có 555.5 = 2775
Bài 5 (5 phút)
12 + 3 + 45 = 60
c) Củng cố (1 phút)
? Phát biểu tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút)
Học thuộc tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
Làm bài tập: Thay dấu “ * ” bằng những chữ số thích hợp để:
* * + * * = * 97
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 5 PHéP CộNG Và PHéP NHÂN
1. Mục tiêu.
a) Kiến thức.
Củng cố các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.
b) Kỹ năng.
Vận dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân vào làm bài tập.
c) Thái độ.
HS có ý thức học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị
a) Giáo viên: Bảng nhóm, phấn màu.
b) Học sinh: Bảng nhóm, máy tính bỏ túi.
3. Các hoạt động dạy học.
a) Kiểm tra bài cũ.
b) Nội dung bài mới.
Đặt vấn đề: Trong phép cộng và phép nhân số tự nhiên có một số tính chất cơ bản giúp ta tính nhẩm, tính nhanh. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các tính chất đó để làm một số BT.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Có thể tính nhanh tổng 
96 + 29 bằng cách áp dụng tính chất tính chất kết hợp của phép cộng như sau:
96 + 29 = 96 + (4 + 25)
= (96 + 4) + 25
= 100 + 25 = 125
Bài 1: Tính nhanh bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng:
a) 997 + 37
b) 49 + 194
Cho HS HĐ nhóm làm bài tập trên trong 3 phút, sau đó cho đại diện các nhóm trình bày và nhận xét chéo.
Có thể tính nhẩm 35.8 bằng hai cách:
áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân:
35.8 = 35.(2.4) = (35.2).4
= 70.4 = 280
áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
35.8 = (30+5).8
= 30.8 + 5.8
= 240 + 40 = 280
Vận dụng cách làm trên, hãy hoạt động cá nhân làm bài tập sau:
Bài 2: Tính nhẩm bằng cách 
a) áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân:
17.4 ; 25.28
b) áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
13.12; 53.11
Gọi 4 HS lên bảng làm?
Bài 3: Tính tổng của số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau và số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
Viết số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau?
Viết số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau?
Tính tổng?
Ta kí hiệu n! (đọc là n giai thừa) là tích của n số tự nhiên liên tiếp, kể từ 1. tức là:
n! = 1.2.3 n
Hãy tính 5! ? 4! - 3! ?
Theo dõi giáo viên làm ví dụ mẫu.
Thực hiện hoạt động nhóm và báo cáo kết quả.
Theo dõi giáo viên giải ví dụ mẫu.
Hoạt động cá nhân làm bài tập.
4 HS lên bảng, dưới lớp theo dõi và nhận xét.
Số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau là 102
Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là 987.
102 + 987 = 1089
5! = 1.2.3.4.5
= 120
4! - 3! = 1.2.3.4 - 1.2.3
= 24 - 6 = 18
Bài 1 (10 phút)
a) 997 + 37 = 997+(3+34)
= (997+3) + 34
= 1000 + 34 = 1034
b) 49 + 194= (43+6) +194
= 43 + (194+6)
= 43 + 200 = 243
Bài 2 (15 phút)
a) 17.4 = 17.(2.2) 
= (17.2).2 = 34.2 = 68
25.28 = 25.(4.7)
= (25.4).7 = 100.7 
= 700
b) 13.12 = (10+3).12
=10.12 + 3.12
= 120 + 36 = 156
53.11 = 53.(10+1)
= 53.10 + 53.1
= 530 + 53 = 583
Bài 3 (6 phút)
Số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau là 102
Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là 987.
102 + 987 = 1089
Bài 4 (10 phút)
n! = 1.2.3 n
5! = 1.2.3.4.5
= 120
4! - 3! = 1.2.3.4 - 1.2.3
= 24 - 6 = 18
c) Củng cố (2 phút)
? Phát biểu tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân số tự nhiên?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút)
Học thuộc tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
Xem lại bài “Phép trừ và phép chia”
Làm bài tập:Tính a) 6! - 3! b) 7! c) 2!.4!
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 6 PHéP TRừ Và PHéP CHIA
1. Mục tiêu.
a) Kiến thức.
Nắm được điều kiện để thực hiện phép trừ và điều kiện để có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b.
b) Kỹ năng.
Rèn kỹ năng tính toán và trình bày bài.
c) Thái độ.
HS có ý thức học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị
a) Giáo viên: Bảng nhóm, phấn màu.
b) Học sinh: Bảng nhóm, máy tính bỏ túi.
3. Các hoạt động dạy học.
a) Kiểm tra bài cũ.
b) Nội dung bài mới.
Đặt vấn đề: Có phải trong tập hợp số tự nhiên mọi phép trừ đều thực hiện được hay không?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bài 1: Tính nhẩm bằng cách thêm vào số ở số hạng này, bớt đi ở số hạng kia cùng một số đơn vị:
a) 57 + 39
b) 46 + 35
c) 98 + 102
d) 26 + 34
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài trong 3 phút, sau đó gọi 4 HS lên bảng làm.
Cho 1538 + 3425 = S. Không làm phép tính, hãy tìm giá trị của của:
S - 1538; S - 3425 ?
Cho 9142 - 2451 = D. Không làm phép tính, hãy tìm giá trị của:
D + 2451; 9142 - D?
Bài 3: Bạn Mai dùng 25000đ mua bút. Có hai loại bút: loại I giá 2000đ một chiếc, loại II giá 1500đ một chiếc. Bạn Mai mua được nhiều nhất bao nhiêu bút nếu:
a) Mai chỉ mua bút loại I?
b) Mai chỉ mua bút loại II?
c) Mai mua cả hai loại bút với số lượng như nhau?
Đọc đề?
Tóm tắt bài toán?
Làm thế nào để tính được số bút nhiều nhất mà bạn Mai có thể mua được?
Hãy thực hiện lời giải đó?
Bài 4:Tính hiệu của số tự nhiên lớn nhất và số tự nhiên nhỏ nhất đều gồm 4 chữ số: 5;3;1;0 (mỗi chữ số viết một lần).
Viết số tự nhiên lớn nhất có 4 chữ số là 5; 3; 1; 0?
Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số là 5; 3; 1; 0?
Tính hiệu giữa hai số trên?
Bốn HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
S - 1538 = 3425
S - 3425 = 1538
D + 2451 = 9142
9142 - D = 2451
Đọc đề và tóm tắt bài toán.
Lấy tổng số tiền chia cho giá tiền một chiếc bút.
Hai HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
Số tự nhiên lớn nhất có 4 chữ số là 5; 3; 1; 0 là:
5310
Số tự nhiên lớn nhất có 4 chữ số là 5; 3; 1; 0 là:
1035
5310 - 1035 = 4275
Bài 1 (10 phút)
a) 57 + 39 
= (57 + 3) + (39 - 3)
= 60 + 36 = 96
b) 46 + 35
= (46 + 4) + (35 - 4)
= 50 + 31 = 81
c) 98 + 102
= (98 + 2) + (102 - 2)
= 100 + 100 = 200
d) 26 + 34 
= (26 + 4) + (34 - 4)
= 30 + 30 = 60
Bài 2 (10 phút)
a) S - 1538 = 3425
 S - 3425 = 1538
b) D + 2451 = 9142
 9142 - D = 2451
Bài 3 (15 phút)
a) 25000 : 2000 = 12 dư 1000.
Vậy bạn Mai mua được nhiều nhất là 12 chiếc bút loại I.
b) 25000 : 1500 = 16 dư 1000.
Vậy bạn Mai mua được nhiều nhất là 16 chiếc bút loại II.
Bài 4 (7 phút)
Số tự nhiên lớn nhất có 4 chữ số là 5; 3; 1; 0 là:
5310
Số tự nhiên lớn nhất có 4 chữ số là 5; 3; 1; 0 là:
1035
5310 - 1035 = 4275
c) Củng cố (1 phút)
GV: Nhắc lại các kiến thức cơ bản được áp dụng trong bài.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút)
Về nhà học bài theo SGK và vở ghi.
Làm bài tập:Một phép trừ có tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu bằng 1062. Số trừ lớn hơn hiệu là 279. Tìm số bị trừ và số trừ.

Tài liệu đính kèm:

  • docnhung bai toan ve phan so lop 6.doc