Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 39 - Năm học 2010-2011 - Cầm Minh Thúy

Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 39 - Năm học 2010-2011 - Cầm Minh Thúy

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Ôn lại kiến thức văn học trong các văn bản truyền thuyết đã học

 2. Kĩ năng: Rèn các kỹ năng tóm tắt các sự việc.

 3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn; ý thức tự hào và đoàn kết dân tộc.

 II.Chuẩn bị :

1. GV: Bảng phụ các SV

 2. HS : SKG (Các văn bản truyền truyết đã học)

 III.Tiến trình bài dạy :

 1. Kiểm tra bài cũ: ( 4)

 Câu hỏi : ? Em hiểu thế nào là chuỗi các sự việc?

 ? Hãy nêu kỹ năng tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự ?

 Đáp án:

 - Chuỗi các sự việc là nhiều sự việc nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định.(4đ)

- Kỹ năng tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự :

 +Lự a chọn các chi tiết chính không thể thiếu trong văn bản tự sự. ( 3đ)

 +Trình bày các chi tiết sự việc đó theo trình tự nội dung văn bản.(3đ)

 

doc 78 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 39 - Năm học 2010-2011 - Cầm Minh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12-8-2010
Ngày dạy : 6B :17/8/2010
 6A:20/8/2010 
Chủ đề 1: 
 Tiết 1: Bài tập Tìm một chuỗi các sự việc 
 trong các văn bản truyền thuyết đã học
I.Mục tiêu
 1.Kiến thức:Giúp học sinh biết làm một số bài tập tìm các chuỗi sự việc trong các văn bản tự sự (truyền thuyết) đã học.
 2. Kĩ năng: Rèn các kỹ năng tóm tắt các sự việc.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn; ý thức tự hào và đoàn kết dân tộc.
 II.Chuẩn bị :
1. GV: Bảng phụ các SV
 2. HS : SKG (Các văn bản truyền truyết đã học)
 III.Tiến trình bài dạy :
 1. Kiểm tra bài cũ: KT trong khi dạy bài mới
 2. Bài mới
 * GTB ( 1’): Tiết trước các em đã được học 2 văn bản : “ Con rồng cháu tiên” và “Bánh trưng bânh giầy”. Tiết học này sẽ giúp các em làm một số bài tập tìm các chuỗi sự việc trong các văn bản tự sự (truyền thuyết) đã học.
HĐ thầy - trò
Nội dung
GV
GV
H
GV
GV
H
H
GV
GV
H
GV
H
Yêu cầu bài tập 1:
 ? Trình bày các sự việc trong văn bản “Con Rồng Cháu Tiên”?
 ? Em hiểu thế nào là chuỗi các sự việc? 
 - Nhiều sự việc nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định.
 ? Hãy nêu chuỗi các sự việc trong truyện “ Con Rồng Cháu Tiên” ?
 Nêu ý nghĩa của truyện ?
 - Giải thích suy tôn nguồn gốc cao đẹp thiêng liêng của dân tộc
 - Khẳng định ý chí đoàn kết của người Việt Nam.
Yêu cầu bài tập 2:
?Tìm các sự việc trong văn bản “Bánh chưng bánh giầy”?
? Em hiểu thế nào về sự việc trong văn tự sự ?
- Là chi tiết chính không thể thiếu trong truyện
? Các sự việc có quan hệ với nhau không? Quan hệ với nhau nhằm mục đích gì?
 - Các sự việc có quan hệ gắn bó với nhau cùng tạo một chuỗi các sự việc để thể hiện một ý nghĩa nào đó.
1. Bài tập 1: (20’)
SV1: Lạc Long Quân nòi rồng kết duyên với Âu Cơ thuộc họ thuần nông sống ở cung điện Long Trang.
SV2: Âu cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra một trăm người con trai không cần bú mớm, khoẻ mạnh như thần.
SV3: Lạc Long Quân cùng Âu Cơ chia tay nhau, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi chia nhau cai quản các phương.
SV4: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, mười mấy đời nối ngôi vua đều lấy hiệu Hùng Vương.
SV5: Do tích này về sau người Việt Nam đều tự hào là con cháu vua Hùng mang dòng máu Tiên Rồng.
2. Bài tập 2 : (18’)
SV1: Hùng Vương về già muốn chọn người kế ngôi với điều kiện người kế ngôi phải nối chí Vua không nhất thiết phải là con trưởng.
SV2: Các Lang đua nhau làm lễ thật hậu, riêng Lang Liêu rất buồn vì chàng chỉ có khoai và lúa
SV3: Lang Liêu được thần báo mộng làm hai thứ bánh dâng vua. Vua rất vừa ý chọn hai thứ bánh đem tế Trời Đất và Tiên Vương
SV4: Vua đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
SV5: Từ đó nước ta có phong tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết.
 3.Luyện tập- Củng cố: ( 4’)
 ? Hãy nêu kỹ năng tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự ?
- Lự a chọn các chi tiết chính không thể thiếu trong văn bản tự sự.
- Trình bày các chi tiết sự việc đó theo trình tự nội dung văn bản.
 4. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2’)
 - Hoàn thiện baì tập 
 - Tóm tắt hai văn bản (khoảng 10 – 12 dòng).
*. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 15-8-2010
Ngày dạy : 6B :19/8/2010
 6A:21/8/2010 
Chủ đề 1
 Tiết 2: Tóm tắt các sự việc 
trong một chuỗi các sự việc
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Ôn lại kiến thức văn học trong các văn bản truyền thuyết đã học 
 2. Kĩ năng: Rèn các kỹ năng tóm tắt các sự việc.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn; ý thức tự hào và đoàn kết dân tộc.
 II.Chuẩn bị :
1. GV: Bảng phụ các SV
 2. HS : SKG (Các văn bản truyền truyết đã học)
 III.Tiến trình bài dạy :
 1. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
 Câu hỏi : ? Em hiểu thế nào là chuỗi các sự việc? 
 ? Hãy nêu kỹ năng tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự ?
 Đáp án:
 - Chuỗi các sự việc là nhiều sự việc nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định.(4đ)
- Kỹ năng tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự :
 +Lự a chọn các chi tiết chính không thể thiếu trong văn bản tự sự. ( 3đ)
 +Trình bày các chi tiết sự việc đó theo trình tự nội dung văn bản.(3đ)
 2. Bài mới
 * GTB ( 1’): Tiết trước chúng ta đã tập tìm các sự việc trong văn bản tự sự. Tiết học này sẽ tiếp tục củng cố cho các em kỹ năng tóm tắt và kể một vài sự việc trong một chuỗi các sự việc.
HĐ thầy - trò
Nội dung
GV
H
GV
H
GV
H
GV
GV
H
H
H
? Em thích nhất sự việc nào trong chuỗi các sự việc ở văn bản: “Con Rồng Cháu Tiên” ? Hãy kể lại ?
 - Hoạt động nhóm
đ Đại diện nhóm trình bày 
? Liệt kê các sự việc trong truyện : “Thánh Gióng” ?
Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng
Thánh Gióng biết nói và nhận đi đánh giặc
Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, đi đánh giặc.
Thánh Gióng đánh tan giặc
Thánh Gióng bay về trời
Vua lập đề thờ phong danh hiệu
Dấu tích còn lại của Thánh Gióng
 ? Trong các sự việc trên em thích sự việc nào nhất ? Hãy kể lại băng ngôn ngữ của em ?
 - H lựa chọn đ trình bày đ NX
 ? Muốn kể một hoặc hai sự việc trong một chuỗi các sự việc chúng ta cần lưu ý điều gì?
 Tổ chức cho H chơi trò chơi, bốc thăm. Ai chọn được sự việc nào thì phải kể về sự việc ấy.
 - H trình bày đ G nhận xét rút ra kinh nghiệm.
 Nhóm 1 - 4 
Mỗi nhóm cử đại diện lên kể
đ Nhận xét rút kinh nghiệm
 Nhóm 2 - 3
Cử đại diện trình bày
đ Nhận xét rút kinh nghiệm
I, Tóm tắt một hoặc hai sự việc trong một chuỗi các sự việc (18’)
1. Bài tập 1:
Sự việc 1:Ơ miền đất Lạc Việt có một vị thần nòi rồng, con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sống ở dưới nước thỉnh thoảng lên sống trên cạn có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.Thần kết duyên với Âu Cơ sống ở vùng núi cao phương bắc thuộc họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Họ chung sống trên cạn tại cung điện Long Trang.
2. Bài tập2:
Sự việc 5: Thánh Gióng đánh tan giặc. Gióng vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ vào mông ngựa mặc áo giáp cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc đón đầu chúng đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc chạy toán loạn, đám tàn quân dẫm đạp lên nhau chạy chốn.
II, Tập kể một hoặc hai sự việc trong một chuỗi các sự việc ( 20’)
1, Yêu cầu: 
- Lựa chọn sự việc mình định kể 
- Khi kể phảI giữ nguyên nhân vật và các tình tiết quan trọng 
- Khi kể một sự việc phải kể những chi tiết nhỏ hơn tạo nên sự việc đó.
2. Bài tập: 
A, Bài tập 1: Kể sự việc : “Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng’’.
 + Hai vợ chồng ông lão muốn có con 
 + Bà vợ ra đồng giẫm phải vết chân lạ 
 + Bà mẹ có thai 12 tháng mới sinh con 
 + Đứa trẻ lên 3 vẫn không nói, không cười không biết đi, đặt đâu nằm đấy.
B, Bài tập 2 : Kể sự việc Lê Lợi trả Gươm cho Long Quân.
 - Một năm sau khi đuổi giặc Minh, Lê Lợi vua cưới thuyền Rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.
Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi Gươm 
Thấy con rùa lớn, vua lệnh cho thuyền đi chậm lại 
Rùa Vàng nổi lên mặt nước xin Vua hoàn lại Gươm cho Long Quân.
Vua hướng Gươm về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng đớp Gươm lặn xuống hồ.
 Từ đó Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
 3.Luyện tập- Củng cố: ( 4’)
? Muốn kể một hoặc hai sự việc trong một chuỗi các sự việc chúng ta cần lưu ý điều gì?
 - Lựa chọn sự việc mình định kể 
 - Khi kể phải giữ nguyên nhân vật và các tình tiết quan trọng 
 - Khi kể một sự việc phải kể những chi tiết nhỏ hơn tạo nên sự việc đó.
 4. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2’)
 - Hoàn thiện bài tập 1 và 2
*. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 22-8-2010
Ngày dạy : 6B :27/8/2010
 6A:27/8/2010 
Tiết 3:
Bài tập tóm tắt các sự việc
I.Mục tiêu
 1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về các sự việc trong các văn bản tự sự (truyền thuyết) đã học.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng kể chuyện một hoặc hai sự việc trong một chuỗi các sự việc bằng ngôn ngữ của bản thân 
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn
 II.Chuẩn bị :
1. GV: Bảng phụ các SV
 2. HS : SKG (Các văn bản truyền truyết đã học)
 III.Tiến trình bài dạy :
 1. Kiểm tra bài cũ: KT trong khi dạy bài mới
 2. Bài mới
 * GTB ( 1’): Tiết trước các em đã được củng cố kỹ năng về tóm tắt và kể một số sự việc trong truyện truyền thuyết. Tiết học này sẽ giúp các em củng cố kỹ năng tóm tắt các s việc trong các văn bản tự sự (cổ tích) đã học.
HĐ thầy- trò
Nội dung kiến thức
GV
Gv
H
Gv
H
GV
H
Gv
Gv
GV
H
GV
GV
H
GV
H
H
H-GV
? Nêu các sự việc trong văn bản “ Thạch Sanh”
? ý nghĩa chi tiết tiếng đàn?
Tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh được giải oan, nhờ tiếng đàn Thạch Sanh có cơ hội vạch mặt Lý Thông, hội ngộ với Công Chúa đTiếng đàn tượng trưng cho công lý.
? ý nghĩa chi tiết niêu cơm?
 - Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người cũng không thể ăn hết được. Niêu cơm đãi quân sĩ thể hiện sự khoan dung, yêu chuộng hoà bình, tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.
? Hãy nêu ý nghĩa của truyện ?
Truyện đề cao chí thông minh của con người
Truyện tạo ra những tình huống bất ngờ, đem lại tiếng cười thú vị.
 ? Nêu các sự việc trong truyện “Cây bút thần”?
? Trình bày các sự việc trong truyện : “Ông lão đánh cá và con cá Vàng” ?
? Nêu ý nghĩa của truyện ?
 - Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc.
Hướng dẫn cho học sinh kể 
 ? Khi kể chuyện phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Giữ nguyên nhân vật các sự việc
Các sự việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lý (Có thể kể theo trình tự xuôi, có thể kể theo trình tự ngược)
 => Đây chính là hình thức kể tóm tắt 
Hoạt động nhóm
Thi giữa các nhóm
đĐại diện các nhóm lên trình bày
1 HS khá kể 
đ Nhận xét đ Rút kinh nghiệm
I. Tóm tắt các sự việc trong văn bản cổ tích ( 20’)
1. Văn bản Thạch Sanh
 - Sự ra đời của Thạch Sanh
 - Những chiến công của Thạch Sanh
 + Thạch Sanh giết chăn tinh
 + Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa
 + Thạch Sanh cứu con vua Thuỷ Tề, chữa bệnh cho Công Chúa.
 + Thạch Sanh dùng tiếng đàn và niêu cơm thần đẩy lùi quân 18 nước Chư Hầu
 + Nhà Vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh
2. Văn bản : “ Em bé thông minh”
 - Trên đường đI tìm người tài giúp nước viên quan nọ gặp hai cha con người nông dân
 - Viên quan ra câu đố em bé giải được câu đố của viên quan.
 - Viên quan về kể cho Vua nghe, vua thử tài em bé bằng hai lần thử thách em bé đều giải được câu đố của nhà Vua.
 - Sứ thần nước ngoài muốn thử nhân tài đất nước để thực hiện ý đồ ngoại xâm bằng một câu đố, em bé giảI câu đố của sự thần bằng câu hát dân gian 
 - Sứ thần và mọi người phục tài em bé
 ...  mấy loại lớn ? Cụ thể từng loại ?
? Thay thế (con, viên, thúng, ta..) bằng một số từ khác, nhận xét trường hợp thay thế nào thì tính đếm, đo lường thay đổi, không đổi. Vì sao ?
? Vì vậy sao có thể nói ‘Ba thúng gạo rất đầy’ Không thể nói ‘Nhà có 6 tạ thóc rất nặng’ ?
? Tóm lại danh từ đơn vị là gì ?
Danh từ đơn vị gồm những nhóm nào
? Danh từ chỉ sự vật là gì ?
Giáo viên chốt lại kiến thức toàn bài.
HS đọc to ghi nhớ
I. Đặc điểm của danh từ.
* Danh từ.
- Danh từ là những từ chỉ người, vật nói chung..
- Từ ‘ba’ là chỉ từ chỉ số lượng đứng trước.
- Từ ‘ấy’ là chỉ từ đứng sau.
* Đặc điểm của danh từ.
* Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
* Khả năng kết hợp :
- Từ chỉ số lượng đứng trước.
- Các từ này, ấy, đó,... và một số từ ngữ khác đằng sau.
VD1 : Học sinh 
- Học sinh chăm học
- Em là học sinh lớp 6A.
VD2 : Thầy giáo.
- Thầy giáo đang giảng bải
- Bố em là thầy giáo.
* Chức vụ trong câu :
- Chức vụ điển hình là làm chủ ngữ.
- Khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước.
II. Phân loại danh từ.
- Các từ : con, viên, thúng, tạ à là những từ chỉ loại đơn vị.
- Các từ : trâu, quan, gạo, thóc đứng sau chỉ người, vật, sự vật.
* Danh từ được chia thành 2 loại lớn đó là danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị.
a. Danh từ chỉ đơn vị.
- Thay con bằng chú, bác
- Thay viên bằng ông, tên
à đơn vị tính đến đo lường không thay đổi vì các từ đó không chỉ số đo, số đếm.
- Thay thúng bằng rá, rổ, đấu
- Thay tạ bằng tấn, cân
à đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi vì đó là những chỉ số đo, số đếm.
* Có thể nói : Ba thúng gạo rất đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng không chính xác nên có thể thêm các từ bổ sung về lượng.
* Không thể nói : sáu tạ gạo rất nặng vì tạ à chỉ số lượng chính xác, cụ thể, nếu thêm từ nặng, nhẹ à thừa
* Tóm lại :
- Danh từ đơn vị : nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
- Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm lớn.
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (gọi là loại từ)
+ Danh từ chỉ đơn vị qui ước, gồm
	- Danh từ chỉ đơn vị chính xác
	- Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
b. Danh từ chỉ sự vật : Nêu tên từng loại, hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm.
* Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 3
 (Hướng dẫn luyện tập)
IV. Luyện tập
Bài tập 1 : Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc hay mặt trời lặn ở vùng núi, vùng biển hoặc đồng bằng.
Bài tập 2 : Liệt kê các loại từ
a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người : ngài, viên, người, em.
b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật : quả, quyển, pho, tờ...
Bài tập 3 : Liệt kê các danh từ.
a. Chỉ đơn vị qui ước chính xác : tạ, tấn.
b. Chỉ đơn vị qui ước, ước chừng : vốc, hũ, bó gang...
Bài 4 : Chỉ ra các danh từ trong đoạn trích dưới đây :
 Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa ; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà không ngủ được. Bác Tai trước đây hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi nư thế, cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa...
Bài tập 5 : 
 Hãy viết bài văn tả người thân yêu gần gũi nhất với em .
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà:	
HS làm bài tập 5 
Chuẩn bị bài tiếp theo
. .
 Ngày soạn: 28-12-2007
Tiết 37 :
 cụm danh từ.
A. Mục tiêu cần đạt.
Học sinh cần nắm được : 
- Đặc điểm của cụm danh từ.
- Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và sau danh từ.
* Luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu. Đặt câu với các cụm danh từ.
* Tích hợp với phần văn ở văn bản : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng với phần tập làm văn ở việc xây dựng dàn ý văn tự sự.
B.Chuẩn bị : Bảng cụm danh từ .
C. Tổ chức các hoạt động dạy học 
* Bài cũ: Lồng kiểm tra trong quá trình dạy học bài mới
* Giới thiệu bài.
Hoạt động của học sinh
(Dưới sự huớng dẫn của giáo viên)
Nội dung bài học
(Kết quả hoạt động của học sinh)
GV treo bảng phụ
? Học sinh tìm những từ mà các từ in đậm bổ nghĩa trong câu :
? Các từ ngữ phụ là những từ nào ?
? So sánh các cách nói sau :
a. Túp lều – Một túp lều (cụm danh từ)
b. Một túp lều (cụm danh từ)
Một túp lều nát (cụm danh từ phức tạp)
c. Một túp lều nát (cụm danh từ phức tạp)
Một túp lều nát trên bờ biển(cụm danh từ phức tạp hơn nữa)
Học sinh tìm danh từ , phát triển danh từ đó thành cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ đó. Nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ đó so với một từ.
? Cụm danh từ là gì ?
? Cấu tạo của cụm danh từ ntn ?
Giáo viên khái quát lại bằng cách vẽ mô hình cấu tạo cụm danh từ 
? Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau danh từ trong các danh từ trên, sắp xếp chúng thành loại.
Học sinh điền các cụm danh từ trong câu trên vào đúng các mô hình của danh từ.
I. Cụm danh từ 
- Xưa : Ngày, Hai : có, vợ chồng
- Một : Túp lều, ông lão đánh cá, vợ chồng.
- Nát trên bờ biển : Túp lều
- Từ trung tâm : Ngày, vợ chồng, túp lều.
- Từ, ngữ phụ : xưa, hai, Ông lão đánh cá, một, nát, trên bờ biển.
* Nhận xét :
- Nghĩa của cụm danh từ phức tạp, cụ thể hơn nghĩa của danh từ.
- Cụm danh từ càng phức tạp (càng thêm các từ ngữ phụ) thì nghĩa của nó càng phức tạp hơn.
- VD : Sông à Dòng sông Cửu Long.
Đặt câu : Dòng sông Cửu Long đổ ra biển Đông bằng chín cửa.
à Cụm danh từ hoạt động như 1 danh từ, nhưng cụ thể hơn, đầy đủ hơn, làm chủ ngữ trong câu .
2. Ghi nhớ :SGK
II. Cấu tạo của cụm danh từ 
- Các phu ngữ trước có hai loại : Cả (chỉ số lượng ước khoảng) ; ba (chỉ số lượng chính xác).
- Các phụ ngữ đứng sau có hai loại :
+ ấy, sau : Chỉ vị trí để phân biệt.
+ Đực, nếp : Chỉ đặc điểm
a. Mô hình tổng quát cụm danh từ.
Cụm danh từ
Phần truớc
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
S1
S2
Tất cả
Những
Em
Học sinh
Chăm ngoan
ấy
b. Trong cụm danh từ
- Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.
- Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của vật ấy trong không gian hay thời gian.
 Hoạt động 3 : Luyện Tập :
Bài tập 1 : Cho đoạn trích sau :
 Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà goá mù. Người đàn bà goá mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông Lí Kiến, bây giờ là cụ Bá Kiến ăn tiên chỉ làng.
 ( Nam Cao- Chí Phèo )
a) Tìm và ghi các cụm danh từ có trong đoạn trích trên vào mô hình cấu tạo cụm danh từ.
b) Nhận xét về cấu tạo của các cụm danh từ có trong đoạn trích trên .
Bài tập 2 : Đọc lại truyện ếch ngồi đáy giếng và ghi lại các cụm danh từ vào mô hình cấu tạo cụm danh từ
Bài tập 3 : Viết một đoạn văn có sử dụng các cụm danh từ. Gạch chân các cụm danh từ ấy.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
Nắm vững khái niệm và cấu tạo của cụm danh từ
Soạn bài tiếp theo
. .
 Ngày soạn : 31-12-2007
Tiết 38 : 
 Luyện tập.
A. Mục tiêu cần đạt.
Học sinh cần nắm được : 
- Đặc điểm của cụm danh từ.
- Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và sau của cụm danh từ.
* Luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu. Đặt câu với các cụm danh từ.
B.Chuẩn bị : Bảng phụ
 C. Tổ chức các hoạt động dạy học 
* Bài cũ: 
 ? Vẽ mô hình cấu tạo cụm danh từ và cho VD minh hoạ vào mô hình ấy ?
 * Giới thiệu bài.
* Tổ chức cho học sinh luyện tập :
Bài tập 1 : Đọc lại truyện Chân,Tay, Tai, Mắt, Miệng , chỉ ra các cụm danh từ có trong truyện và chép nó vào mô hình cấu tạo cụm danh từ.
Cụm danh từ
Phần truớc
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
S1
S2
Bài tập 2 : Tìm và chép các cụm danh từ trong đoạn trích sau vào mô hình cấu tạo cụm danh từ :
 Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng,Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
 ( Ngữ văn 6- tập một )
Bài tập 3 : Viết một bài văn kể về một kỉ niệm không bao giờ quên của em, trong đó có sử dụng các cụm danh từ, gạch chân các cụm danh từ ấy.
D- Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm lại nội dung toàn chuyên đề
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra chuyên đề 6.
. .
 Ngày soạn : 1-1-2008
Tiết 39 :
 Kiểm tra chủ đề 6.
A/ Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS :
Hệ thống hoá kiến thức toàn chuyên đề để làm bài viết.
Rèn kĩ năng làm việc đọc lập, có hệ thống.
B- Chuẩn bị :
 Đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung , ra đề.
C – Tiến trình giờ dạy :
 Hoạt động 1 : GV ổn định tổ chức lớp.
- Ghi đề lên bảng.
 Hoạt động 2 : Cho HS làm bài :
Đề Bài :
 Câu 1 : Cho đoạn trích sau :
 Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà goá mù. Người đàn bà goá mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông Lí Kiến, bây giờ là cụ Bá Kiến ăn tiên chỉ làng.
 ( Nam Cao- Chí Phèo )
a) Tìm và ghi các cụm danh từ có trong đoạn trích trên vào mô hình cấu tạo cụm danh từ.
b) Nhận xét về cấu tạo của các cụm danh từ có trong đoạn trích trên .
 Câu 2 : Viết một đoạn văn ngắn ( 8-10 dòng ) kể về một kỉ niệm không bao giờ quên của em, trong đó có sử dụng các cụm danh từ, gạch chân các cụm danh từ ấy.
Đáp án :
Câu 1 : 6 điểm : 
a) 3 điểm :
Cụm danh từ
Phần truớc
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
S1
S2
Một
Một
Một
Một
Một
Một
Năm
buổi
Hai mươi
anh
sáng
hắn
cái
cái
người
người
bác
bác
hắn 
nhà
nhà
tuổi
tinh sương
váy
lò gạch
đàn bà
đàn bà
phó cối
phó cối
đi thả ống lươn
trần truồng và xám ngắt
đụp
bỏ không
goá mù
goá mù
không con
bơ vơ
này
này
này
nọ
b) Nhận xét : hầu hết là các cụm danh từ không đầy đủ theo mô hình cấu tạo cụm danh từ : không đủ vị trí ở phần trung tâm, phần phụ trước, phần phụ sau ; hoặc chỉ có một phần trung tâm với một phần phụ ( trước hoặc sau )
Câu 2 : 4 điểm :
- HS viết đúng đoạn văn : 1 điểm
- Có sử dụng các cụm danh từ đúng và gạch chân đúng : 3 điểm
* Dặn dò :
- Chuẩn bị cho chuyên đề mới.
. .

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon Ngu van 6 Chuan son ls.doc