Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Mỹ Phương

Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Mỹ Phương

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.

*Kiến thức – Kỹ năng:

- Giúp HS hiểu ngôi kể và lời kể trong văn tự sự là rất quan trọng.Vì thế trên cơ sở đã học lý thuyết Gv nhằm giúp HS nâng cao nhận thức về ngôi kể.

- Biết vận dung ngôi kể, lời kể vào làm văn một cách linh hoat.

- Rèn kỹ năng viết văn cho HS.

B/ CHUẨN BỊ.

- GV: Soạn giáo án chi tiết, tài liệu tham khảo.

- HS: Học bài và làm bài.

C/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số (2)

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ (5)

3. Bài mới: (2)

 

doc 41 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Mỹ Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày 
Ngày Ngày soạn:15/8/2010
Tiết 1
 Ngày dạy:19-20/8/2010
Chủ đề 1: Văn tự sự
Tiết 1: Lập dàn ý cho văn tự sự.
A/ Mục tiêu bài học.
*Kiến thức – Kỹ năng:
Giúp HS nhận thức được về thể loại văn tự sự. Nâng cao kiến thức về thể loại văn tự sự.
Qua tiết học giúp HS biết cách lập dàn ý chi tiết.
Rèn kỹ năng lập dàn bài cho một bài văn.
B/ Chuẩn bị.
- GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo.
Một dàn ý chi tiết.
 - HS: đọc bài, học bài theo câu hỏi SGK trên lớp.
C/ Tiến trình các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số lớp. (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: Sách, vở.(5’)
3. Bài mới (2’)
GV: Các em đã được biết: Tự sự là (tức là kể chuyện) là phương thức trình bàymột chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.Tự sự giúp người kể, giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. Để làm được điều đó chúng ta trước hết phải lập được dàn ý.
TG
Hđ của thầy
Hđ của trò
Nội dung cần đạt
13’
10’
10’
GV: bài văn tự sự có mấy phần? đó là những phần nào?
GV: Mở bài nói gì? Thân bài nói gì? Kết bài nói gì?
GV: Để lập được dàn ý các em hãy tìm hiểu đề, Vậy theo em đề yêu cầu gì?
GV: Em hãy xác định nội dung cụ thể trong đề là gì?
GV: Kể một câu chuyện mà em thích bằng chính lời văn của em.
- Nhân vật: 
- Sự việc: 
Diễn biến: 
GV nhận xét.
HS: Có 3 phần.
+ Phần mở bài.
+ Phần thân bài.
+ Phần kết bài.
HS: Trả lời theo suy nghĩ.
HS: Trả lời theo suy nghĩ.
HS: Kể một câu chuyện mà em thích bằng chính lời văn của em.
HS: Truyện kể “ Con Rồng, cháu Tiên”
- Nhân vật: Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Sự việc: Giải thích nguồn gốc của người Việt Nam.
- Diễn biến: 
+ LLQ thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ
+ Âu Cơ con Thần Nông xinh đẹp .
+ LLQ và Âu Cơ gặp nhau, lấy nhau.
+ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng
+ LLQ và AC chia con lên rừng xuống biển
+ Con trưởng theo AC lên làm vua.giải thích nguồn gốc của người Việt nam. 
HS lắng nghe.
I/ Bố cục của bài văn tự sự
+ Mở bài Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
+ Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
+ Kết bài: Kể kết cục của sự việc.
II/ Lập dàn ý.
Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện mầ em thích bằng lời văn của em?
- Tìm hiểu đề:
- Lập ý:
- Nhân vật:
- Sự việc:
- Diễn biến:
- Kết quả:
- ý nghĩa của truyện.
Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài:
Trong kho tàng truyện truyền thuết, cổ tích Việt Nam ta có rất nhiều câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.Trong đó có một câu chuyện giải thích nhằm suy tôn nguồn gốc của người Việt Nam ta. Đó chính là câu chuyện “Con Rồng, cháu Tiên” – một câu chuyện mà em thích nhất.
2. Thân bài:
- Giới thiệu về Lạc Long Quân: con trai thần Long Nữ, thần mình rồng, sống dưới nước,có sức khoẻ và nhiều phép lạ
- Giới thiệu về Âu Cơ: con của Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con trai.
- LLQ về thuỷ cung, AC ở lại nuôi con một mình
- LLQ và AC chia con, kẻ xuống biển, người lên rừng
- Con trưởng của AC lên làm vua.giải thích nguồn gốc của người Việt Nam.
3. Kết bài.
Câu chuyện trên làm em thật cảm động. Câu chuyện giúp em hiểu biết rõ hơn về nguốn gốc của người dân Việt Nam chúng ta – giòng giống Tiên, Rồng.
4. Củng cố, dặn dò. (3’)
 - GV: Để lập được dàn ý cho một đề văn tự sự thì làm thế nào?
- Về nhà em hãy kể một câu chuyện khác mà em thích nhất?
Tuần 2
Ngày 
Ngày Ngày soạn:25/8/2010
Tiết 2
 Ngày dạy:26-27/08/2010
Chủ đề 1: Văn tự sự
Tiết 2: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
A/ Mục tiêu bài học.
*Kiến thức – Kỹ năng:
- Giúp HS hiểu ngôi kể và lời kể trong văn tự sự là rất quan trọng.Vì thế trên cơ sở đã học lý thuyết Gv nhằm giúp HS nâng cao nhận thức về ngôi kể.
- Biết vận dung ngôi kể, lời kể vào làm văn một cách linh hoat.
- Rèn kỹ năng viết văn cho HS.
B/ Chuẩn bị.
- GV: Soạn giáo án chi tiết, tài liệu tham khảo.
- HS: Học bài và làm bài.
C/ Tiến trình các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ (5’)
3. Bài mới: (2’)
TG
Hđ của thầy
Hđ của trò
Nội dung cần đạt
10’
10’
12’
GV: Ngôi kể là gì?
GV: Có mấy ngôi kể? Kể tên gọi ngôi kể?
Gv: Nêu tác dung của hai ngôi kể trên?
GV: Truyền truyết “Con Rồng, cháu Tiên” được kể theo ngôi thứ mấy?
GV: Em hãy cho biết đoạn văn trên được viết theo ngôi kể thứ mấy?
GV: Căn cứ vào đâu mà em biết được điều đó?
GV: Theo em “tôi” ở đây là tác giả Tô Hoài hay là Dế Mèn?
GV: Ngôi kể có thể thay đổi được, vậy em hãy thay đổi ngôi kể trong đoạn văn trên bằng ngôi kể thứ ba?
GV: Em hãy thay đổi ngôi kể trong đoạn văn trên?
GV: Theo em lời kể trong văn tự sự bao gồm những lời văn nào?
GV giảng: Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và việc.
GV: Vậy theo em khi kể người lời văn như thế nào?Ví dụ minh hoạ?
GV: Khi kể việc thì lời văn như thế nào?
GV: Em hãy dùng lời văn của mình để kể về một người bạn của em?
GV: Nhận xét.
HS: Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
HS: có 2 ngôi kể: ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3.
HS: Dựa vào SGK trả lời. 
HS: Kể theo ngôi thứ ba
HS: Đọan văn được viết theo ngôi kể thứ nhất.
HS: Người kể đã tự xưng là “tôi”.
HS: Dế Mèn.
HS: “ Bởi Dế Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên anh ta chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, Mèn đã thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng mẫm bóngMèn co cẳng lên Đôi cánh Dế Mèn Mỗi khi Mèn vỗ cánh tiếng phành phạch giòn giã.”
HS: Thay từ “Thanh, chàng” trong đoạn văn bằng từ “tôi”.
HS: Lời văn giới thiệu nhân vật và lời văn kể sự việc.
HS: Phải giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
Ví dụ: Sơn Tinh: ở núi Tản Viên, có nhiều phép lạ.
HS: trả lời theo suy nghĩ.
Ví dụ: Thuỷ Tinh: “hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
HS:Họ tên, lai lịch 
Hình dáng
Tính tình
Tài năng
Những việc làm của bạn
Kết quả của việc làm mang lại
Sự thay đổi của hành động ấy.
I/ Ngôi kể trong văn tự sự
- Ngôi kể thứ nhất: Tự xưng là tôi, người kể có thể kể trực tiếp ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
- Ngôi kể thứ ba: Người tự kể dấu mình đi, người kể có thể linh hoạt, tự do diễn ra những gì với nhân vật.
* Ví dụ minh hoạ
- Truyền truyết “con Rồng, cháu Tiên”: Được kể theo ngôi thứ ba.
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách và các ngọn cỏ.Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.”
 ( Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
ềĐoạn văn trên được kể theo ngôi kể thứ nhất.
Căn cứ vào từ “tôi”- đại từ xưng hô.
Cho đoạn văn: “Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn.Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa vời chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.”
(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
ề”Một cái bóng lẹ làng, rơi xuống mặt bàn. Tôi định thần nhìn rõ: con mèo già của bà tôi, con mèo già vẫn chơi đùa với tôi ngày trước.Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.”
II/ Lời kể trong văn tự sự
- Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu tên, họ, lai lịch, tinh tình, tài năng,hình dạng, quan hệ, ý nghĩa của nhân vật.
- Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
4. Củng cố và dặn dò. (3’)
 - GV: Em hãy dùng lời văn của mình để kể về ngôi trường của em?
- Về nhà em hãy kể một câu chuyện mà em thích nhất sau đó thay đổi ngôi kể trong câu chuyện đó?
Tuần 3
Ngày 
Ngày Ngày soạn:28/8/2010
Tiết 3
 Ngày dạy:31/8-1/9/2010
Chủ đề 1: Văn tự sự
Tiết 3: Xây dựng nhân vât tình tiết trong văn tự sự.
A/ Mục tiêu bài học.
*Kiến thức – Kỹ năng:
-Trên cơ sở HS đã biết thế nào là sự viêc, nhân vât trong văn tự sự, GV giúp HS hiểu đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: Nhân vật chính và nhân vật phụ.
-Rèn kỹ năng viết văn tự sự.
B/ Chuẩn bị 
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Học bài và làm bài.
C/ Tiến trình các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ? theo em trong văn tự sự có mấy ngôi kể?đó là những ngôi kể nào? (5’)
3. Bài mới: (2’)
Trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người.Đó là sự việc và nhân vật – hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sopóng đọng trong bài viết của mình, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
TG
Hđ của thầy
Hđ của trò
Nội dung cần đạt
16’
16’
GV: Em hãy cho biết trong tác phẩm tự sự có mấy sự việc? Hãy chỉ rõ?
GV: em hãy chỉ rõ các sự việc đó trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
+ Sự việc khởi đầu: 
+ Sự việc phát triển: 
+ Sự việc cao trào: 
+ Sự việc kết thúc: 
Gv: Sự việc trong tác phẩm tự sự có mấy yếu tố?
Có 6 yếu tố.
GV: Em hãy chỉ rõ 6 yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
GV: Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai?
GV: Theo em có mấy kiểu nhân vật? Đó là kiểu nhân vật nào?
GV: Nhân vật trong văn tự sự được kể ntn?
GV: Em hãy lấy VD để minh hoạ cho những vấn đề trên?
HS: Tự trình bày.
HS: + Sự việc khởi đầu: Vua Hùng kén rể.
+ Sự việc phát triển: Hai thần đến cầu hôn
Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
Sơn Tinh đến trước, được vợ
+ Sự việc cao trào: Thuỷ Tinh thua cuộc, ghen tuông, dang nước đánh Sơn Tinh.
Hai thần đánh nhau hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua , rút về.
+ Sự việc kết thúc: Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
HS: Có 6 yếu tố.
HS: + Hùng Vương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
+ ở Phong châu, đất của vua Hùng.
+ Thời gian xảy ra: Thời vua Hùng.
+ Nguyên nhân: Những trận đánh nhau dai dẳng của hai thần hằng năm.
+ Kết  ...  giờ.
3. Bài mới:2’
Giới thiệu bài : 
TG
Hđ của thầy
Hđ của trò
Nội dung cần đạt
10’
10’
Hoạt động 1:
? Em đã được học những thể loại truyện dân gian nào?
? Thế nào là truyện truyền thuyết.
? Kể tên những câu truyện truyền thuyết mà em đã được học? 
Nhận xét ,bổ xung.
? Mục đích sáng tác của từng văn bản.
? Truyện TGióng, ST,TT có chung đặc điểm nghệ thuật nào?
A/ Có yếu tố hoang đường , kì vĩ 
B/ Ngắn gọn hàm súc
C/ Chân dung NVđược miêu tả chi tiết
D/ Nhân vật chính là thần.
HS trả lời
HS tóm tắt 1 trong những truyện kể trên.
D/ Nhân vật chính là thần.
I/ Truyện truyền thuyết:
1. Khái niệm: Là loại truyện dân gian kể về các nv và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
2. Văn bản:
- Con Rồng cháu tiên: Giải thích nguồn gốc dân tộc.
- Thánh Gióng: Ca ngợi ls chống ngoại xâm của dân tộc.
- ST,TT:Giải thích hiện tượng lũ lụt.
- Bánh chưng bánh giầy: Sự tích làm bánh ngày tết của dân tộc.
- Sự tích Hồ Gươm: giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.
3-Củng cố hướng dẫn .5’
- Về học lại các khái niệm, xem lại các bài tập đã giải 
- Làm các bài tập có dầu * ở cuối mỗi bài.
Tuần 15
Ngày 
Ngày Ngày soạn:26/11/2010
Tiết 15
 Ngày dạy:30/11-1/12/2010
CHủ Đề 3:
Văn học dân gian
TIếT 15: TRUYệN TRUYềN cổ tích
A-Mục tiêu cần đạt .
*Kiến thức – Kỹ năng:
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn học dân gian.
- Kể và tổng hợp nội dung ý nghĩa các truyện dân gian đã học.
- Sự khác nhau giữa các thể loại văn học dân gian .
B-Chuẩn bị :
- Gv: Nghiên cứu 3 bài đầu thiết lập hệ thống câu hỏi theo nội dung từng bài.
- Hs: Học bài và làm bài theo hướng đẫn 
C-Tiến trình tổ chức các hoat động dạy học 
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới:2’
Giới thiệu bài : 
TG
Hđ của thầy
Hđ của trò
Nội dung cần đạt
10’
10’
? Em hiểu thế nào là truyện cổ tích?
? Em đã được học những câu truyện cổ tích nào?
 - Đọc phân vai truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
? Kể lại 1 trong những câu truyện cổ tích đó.
? Mục đích sáng tác của những câu truyện cổ tích?
? Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong truyện Cây bút thần là gì?
 A. Thay đổi hiện thực 
 B. Sống yên lành
 C. Thoát khỏi áp bức bóc lột
 D. Về khả năng kỳ diệu của con người.
? Em bé trong truyện Em bé thông minh là kiểu nhân vật nào?
A.Người có tài năng kỳ lạ 
B. Người bất hạnh
C. Người dũng sĩ 
D. Người thông minh
? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích ?
? Trong các nhóm truyện sau nhóm nào dùng kiểu kết thúc có hậu?
A.Thạch Sanh,Sọ Dừa ,Cây bút thần
B. Em bé thông minh,Sự tích Hồ Gươm
C. Bánh chưng bánh giày,STTT,TGióng
D. Treo biển ,Lợn cưới áo mới.
Đọc cho học sinh nghe thêm 1số câu truyện cổ tích Việt Nam và nước ngoài.
HS trả lời
HS tóm tắt 1 trong những truyện kể trên.
HS trả lời
HS trả lời
HS lắng nghe
II/ Truyện cổ tích.
- Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc: Bất hạnh , dũng sĩ ,có tài năng, thông minh ,ngốc nghếch
- Văn bản đã học: 
 + Thạch Sanh
 + Em bé thông minh
 + Cây bút thần
 + Ông lão đánh cá và con cá vàng
=> Đem đến cho con người ước mơ, niềm tin trong cuộc sống,chính nghĩa sẽ thắng gian tà
- Giống nhau: 
+ Đều có yếu tố kỳ ảo
+ có nhiều chi tiết giống nhau.
- Khác nhau: truyền thuyết kể về những nhân vật lịch sử,những sự kiện và cách đánh giá ,nhận xét của nhân dânvới nhân vật lịch sử.
3-Củng cố hướng dẫn .5’
- Về học lại các khái niệm, xem lại các bài tập đã giải 
- Làm các bài tập có dầu * ở cuối mỗi bài.
Tuần 16
Ngày 
Ngày Ngày soạn:12/11/2010
Tiết 16
 Ngày dạy:7-8/12/2010
CHủ Đề 3:
Văn học dân gian
TIếT 16: TRUYệN ngụ ngôn
A-Mục tiêu cần đạt .
*Kiến thức – Kỹ năng:
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn học dân gian.
- Kể và tổng hợp nội dung ý nghĩa các truyện dân gian đã học.
- Sự khác nhau giữa các thể loại văn học dân gian .
B-Chuẩn bị :
- Gv: Nghiên cứu 3 bài đầu thiết lập hệ thống câu hỏi theo nội dung từng bài.
- Hs: Học bài và làm bài theo hướng đẫn 
C-Tiến trình tổ chức các hoat động dạy học 
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới:2’
Giới thiệu bài : 
TG
Hđ của thầy
Hđ của trò
Nội dung cần đạt
10’
10’
? Cho các từ : bằng văn xuôi ,đồ vật, nói bóng gió,khuyên nhủ ,bài học,cuộc sống.Hãy điền vào chỗ trống thích hợp để có khái niệm về 
truyện ngụ ngôn.
? Em đã được học những câu truyện ngụ ngôn nào? 
?Em hãy rút ra những bài học qua những câu truyện đó?
? Vậy mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì?
Phân vai đóng kịch: gồm 6 học sinh
- Người dẫn truyện: 
Đóng vai các nhân vật:
 vai cô Mắt
 vai cậu Chân
 Tay
 lão Miệng
 bácTai.
=> GVnhận xét ,đánh giá
? Câu nào diễn đạt đầy đủ và đúng nhất nguyên nhân dẫn đến cuộc suy bì giữa các nhân vật chân,tay,tai,mắt với miệng?
A. Nhân vật nào cũng thích ngồi mát ăn bát vàng
B. Nhân vật nào cũng tự thấy mình có công cao
C. Nhân vật nào cũng có tính suy bì tỵ nạnh
D. Nhân vật nào cũng thấy mình có công nhưng phải chịu thiệt thòi.
? Nghệ thuật tiêu biểu sử dụng trong truyện ngụ ngôn là gì? 
HS trả lời
HS tóm tắt 1 trong những truyện kể trên.
HS trả lời
HS thực hiện
HS trả lời
HS trả lời
III/ Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể..hoặc văn vần,mượn chuyện về loài vật,..hoặc về chính con người đểkín đáo chuyện con người, nhằm.
răn dạy người ta.nào đó trong
- Êch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Chân ,Tay,Tai, Mắt Miệng.
=> Đem đến cho con người ước mơ niềm tỉntong cuộc sống.Đưa ra bài học luôn lí để giáo dục con người.
- Diễn kịch : Truyện Chân ,Tay,Tai, Mắt Miệng
- Cốt truyện thường ngắn gọn ,triết lý sâu xa.(ngụ ý)
3-Củng cố hướng dẫn .5’
- Về học lại các khái niệm, xem lại các bài tập đã giải 
- Làm các bài tập có dầu * ở cuối mỗi bài.
A/ Mục tiêu:
Sau khi học xong 4 tiết này học sinh có khả năng:
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn học dân gian.
- Kể và tổng hợp nội dung ý nghĩa các truyện dân gian đã học.
- Sự khác nhau giữa các thể loại văn học dân gian .
B/ Các tài liệu bổ trợ: 
- SGK,SGV Ngữ văn 6
- 1số câu chuyện cười ,ngụ ngôn .
C/ Nội dung.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Tiết 13:
Ngày dạy: 10/11/09 
? Em đã được học những thể loại truyện dân gian nào?
? Thế nào là truyện truyền thuyết.
? Kể tên những câu truyện truyền thuyết mà em đã được học? 
? Mục đích sáng tác của từng văn bản.
HS tóm tắt 1 trong những truyện kể trên.
Nhận xét ,bổ xung.
? Truyện TGióng, ST,TT có chung đặc điểm nghệ thuật nào?
A/ Có yếu tố hoang đường , kì vĩ 
B/ Ngắn gọn hàm súc
C/ Chân dung NVđược miêu tả chi tiết
D/ Nhân vật chính là thần.
Tiết 14:
Ngày dạy: 17/11/09
Tiết 15.
Ngày dạy: 24/11/09
Tiết 16:
Ngày dạy: 1/12/09 
? Em đã được học những câu truyện cười nào?
? Ngoài những câu truyện trên em còn được đọc những câu truyện cười nào nữa, hãy kể 1 trong những câu truyện đó?
? Qua đó em hiểu truyện cười là gì?
? Về đặc điểm nghệ thuật truyện cười giống với truyện ngụ ngôn ở điểm nào?
A. Nhân vật chính là vật thường được nhân hoá
B. Sử dụng tiếng cười
C. Ngắn gọn hàm xúc hơn các loại truyện khác
D. Dễ nhớ, dễ thuộc.
? Mục đích của truyện cười là gì?
A. Đưa ra những bài học kinh nghiệm 
B. Gây cười để mua vui hoặc phê phán
C. Khuyên nhủ răn dạy người ta
D. Nói ngụ ý bóng gió để châm biếm.
Phân công học sinh tập đóng kịch truyện : Lợn cưới, áo mới.
 - Trang đóng vai người kể truyện 
 - Huỳnh đóng vai người lợn cưới
 - Thành đóng vai người áo mới.
IV/ Truyện cười:
- Treo biển 
- Lợn cưới, áo mới
=> Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội .
- Đóng kịch truyện : Lợn cưới, áo mới
* Củng cố: GVkhái quát lại nội dung 4 tiết học .
 ? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích , giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười. 
* Dặn dò : Ôn tập lại toàn bộ những kiến thức đã học giờ sau kiểm tra 1 tiết.
 Ngày soạn : 12/12/2008 Ngày dạy: 15/12/2008 
 Tuần 17
Tiết 17: Kiểm tra 1 tiết
A/ Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố hệ thống các kiến đã học ,đã luyện về phần tự chọn Ngữ văn HKI..
- Vận dụng kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm ,tự luận.
B/ Tài liệu bổ trợ:
 Đễ kiểm tra
C/ Nội dung:
 Đề bài
I- Phần trắc nghiệm:( 2 điểm) 
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
 “Lại một hôm , thầy Mạnh tử đang đi học , bỏ học về nhà chơi. bà mẹ đang ngồi dệt cửi , trông thấy , liền cầm dao cắt đứt vải đang dệt trên khung mà nói rằng: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như đang dệt tấm vải này mà cắt đứt vậy”.
 Từ hôm đó thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần . rồi sau thành một bậc đại hiền. thế chẳng là nhờ có công giáo dục quí báu của bà mẹ hay sao”.
 (Mẹ hiền dạy con_sgk ngữ văn 6 trang 151)
Câu 1: Đoạn văn trên viết theo phương thức biêu đạt nào?
A-Biểu cảm B-Tự sự
C-Miêu tả D-Nghị luận
Câu 2: Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy?
A-Ngôi thứ nhất B-Ngôi thứ hai 
C-Ngôi thứ ba D- Ngôi số thứ nhiều 
Câu 3: Đoạn văn trên từ loại nào được dùng nhiều nhất ? 
 A-Danh từ B- Động từ
 C- Tính từ D-Số từ
Câu 4:Nội dung chính trong đoạn văn trên là:
A-Kể chuyện bà mẹ
B-Kể chuyện thầy Mạnh Tử
C-Kể chuyện hai mẹ con thầy Mạnh Tử
D- Người mẹ dạy con bằng hành động cụ thể
Câu 5:Trong câu:’ Lại một hôm , thầy Mạnh tử đang đi học , bỏ học về nhà chơi’.Có mấy cụm động từ:
A-Một cụm B-Hai cụm 
C-Ba cụm D-Bốn cụm
Câu 6 : Trong các câu sau đây từ nào là từ mượn :
A- Tấm vải B-Học tập 
C- Cắt đứt D- Chuyên cần
Câu 7: Từ’ học’trong đoạn văn có mấy nghĩa:
A-Một nghĩa B-Hai nghĩa 
C- Ba nghĩa D-Nhiều nghĩa
Câu 8:Câu văn:’ Từ hôm đó thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần’ thuộc loại câu nào ?
A- Câu tả B- Câu luận 
B-Câu trần thuật đơn C- Câu trần thuật ghép
II. Tự luận (8 điểm)
 Từ đoạn văn trên em hãy tưởng tượng mình là thầy Mạnh Tử sau khi được mẹ hiền dạy dỗ đã khôn lớn trưởng thành ,em hãy viết một đoạn văn thể hiện niềm kính trọng và cảm phục đối với bà mẹ. (Khoảng 20-25 dòng)
 Đáp án, biểu điểm.
I/ Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm.
 Câu 1: Đáp án B Câu 5: Đáp án B 
Câu 2 : Đáp án A Câu 6: Đáp án D 
Câu 3 Đáp án B Câu7: Đáp án A 
Câu 4 Đáp án D Câu 8: Đáp án B 
II/ Tự luận (8 điểm)
 - Viết được bài văn có bố cục chặt chẽ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Chữ viết sạch đẹp,diễn đạt hay.
 - Xác định đúng yêu cầu thể loại ,nội dung 
 - Có kết hợp các yếu tố miêu tả.
* Củng cố: GV thu bài, nhận xét giờ làm bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon ngu van 6 Son Ha Quang Ngai 4 cot bai ban.doc