Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2008-2009 - Hoàng Thị Ngọt

Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2008-2009 - Hoàng Thị Ngọt

: KỂ CHUYỆN SINH HOẠT ĐỜI THƯỜNG

A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .

-Giúp Hs bộc lộ vốn hiểu biết tự nhiên và X H quanh mình ,đồng thời thể hiện kĩ năng cảm thụ và trình bày một sự việc một cách lô gic,có ý nghĩa .

-Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu ,dựng đoạn trong một bài văn ,viết bài hoàn chỉnh .

-Giáo dục Hs tự giác tích cực học tập ,phát huy sáng tạo .

B-CHUẨN BỊ :

-Gv:Nghiên cứu bài soạn giáo án

-Hs học bài và làm bài theo hướng đẫn

C-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Kiểm tra bài cũ (trong giờ)

2-Bài mới :

Giới thiệu bài :Các em đã được học các câu chuyện cổ đó là các truyền thuyết thời Hùng Vương là các văn bản tự sự .Em đã học tập được ở các câu chuyện này cách kể chuyện ntn? Tiết học hôm nay cô cùng các em tập kể một câu chuyện .

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

-Gv cho Hs nhắc lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự .

?Thế nào là văn tự sự ?

?Một bài văn tự sự có bố cục mấy phần ?Nêu nội dung cơ bản của mỗi phần ?

?Theo em trong bài văn kể chuyện cần vận dụng những phương thức biểu đạt nào ?Vì sao ?

?Trong các phương thức trên phương thức nào là quan trọng nhất ?Vì sao ?

-Tự sự là quan trọng nhất .Vì nó giúp người viết trình bày sự việc một cách đầy đủ .

Gv ghi đề lên bảng :

?Truyền thuyết bánh chưng ,bánh giầy thuộc kiểu văn bản nào ?vì sao?

*Hs suy nghĩ trả lời .

Gv gọi Hs nhận xét bổ sung .

-Là văn bản tự sự .trình bày chuỗi sự việc có liên quan với nhau

?Đoạn văn sau đây có phải là đoạn văn tự sự không ?vì sao ?

Đoạn văn: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học .Chúng thẳng taychém giết những người yêu nước ,thương nòi của ta .Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu “

 (Hồ Chí Minh)

-Hs suy nghĩ làm bài –Gv theo dõi

-Hs nhận xét bổ sung

Gv chốt :Đoan văn trên không phải là văn tự sự .

Vì không có nhân vật ,Không có chuỗi các sự việc trước sau

 I-Ôn lí thuyết văn tự sự

1-Khái niệm

2-Bố cục :3 phần

-Mở bài

-Thân bài

-Kết bài

.3-Phương thức biểu đạt .

-Tự sự

-Miêu tả

-Nghị luận

-Thuyết minh

-Biểu cảm .

II-Luyện tập .

Bài tập 1

Bài tập 2

3-Củng cố –hướng dẫn .

?Nhắc lại phương pháp chung làm bài văn tự sự ?

Học lại phương pháp làm bài văn tự sự

 

doc 48 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2008-2009 - Hoàng Thị Ngọt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 6
Năm học 2008-2009
Tuần :2 Chủ đề 1 :Rèn kĩ năng làm văn tự sự 
Ngày soạn :26/8/08
Ngày dạy :4/9/08
Số tiết :6
Tiết 1 : Kể chuyện sinh hoạt đời thường
A-Mục tiêu cần đạt .
-Giúp Hs bộc lộ vốn hiểu biết tự nhiên và X H quanh mình ,đồng thời thể hiện kĩ năng cảm thụ và trình bày một sự việc một cách lô gic,có ý nghĩa .
-Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu ,dựng đoạn trong một bài văn ,viết bài hoàn chỉnh .
-Giáo dục Hs tự giác tích cực học tập ,phát huy sáng tạo .
B-Chuẩn bị :
-Gv:Nghiên cứu bài soạn giáo án 
-Hs học bài và làm bài theo hướng đẫn 
C-Tiến trình tổ chức các hoat động dạy học 
1- Kiểm tra bài cũ (trong giờ)
2-Bài mới :
Giới thiệu bài :Các em đã được học các câu chuyện cổ đó là các truyền thuyết thời Hùng Vương là các văn bản tự sự .Em đã học tập được ở các câu chuyện này cách kể chuyện ntn? Tiết học hôm nay cô cùng các em tập kể một câu chuyện .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
-Gv cho Hs nhắc lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự .
?Thế nào là văn tự sự ?
?Một bài văn tự sự có bố cục mấy phần ?Nêu nội dung cơ bản của mỗi phần ?
?Theo em trong bài văn kể chuyện cần vận dụng những phương thức biểu đạt nào ?Vì sao ?
?Trong các phương thức trên phương thức nào là quan trọng nhất ?Vì sao ?
-Tự sự là quan trọng nhất .Vì nó giúp người viết trình bày sự việc một cách đầy đủ .
Gv ghi đề lên bảng :
?Truyền thuyết bánh chưng ,bánh giầy thuộc kiểu văn bản nào ?vì sao?
*Hs suy nghĩ trả lời .
Gv gọi Hs nhận xét bổ sung .
-Là văn bản tự sự .trình bày chuỗi sự việc có liên quan với nhau 
?Đoạn văn sau đây có phải là đoạn văn tự sự không ?vì sao ?
Đoạn văn: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học .Chúng thẳng taychém giết những người yêu nước ,thương nòi của ta .Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu “
 (Hồ Chí Minh)
-Hs suy nghĩ làm bài –Gv theo dõi 
-Hs nhận xét bổ sung 
Gv chốt :Đoan văn trên không phải là văn tự sự .
Vì không có nhân vật ,Không có chuỗi các sự việc trước sau 
I-Ôn lí thuyết văn tự sự 
1-Khái niệm 
2-Bố cục :3 phần 
-Mở bài 
-Thân bài 
-Kết bài 
.3-Phương thức biểu đạt .
-Tự sự 
-Miêu tả 
-Nghị luận 
-Thuyết minh 
-Biểu cảm .
II-Luyện tập .
Bài tập 1
Bài tập 2
3-Củng cố –hướng dẫn .
?Nhắc lại phương pháp chung làm bài văn tự sự ?
Học lại phương pháp làm bài văn tự sự 
Tuần 4
Ngày soạn :11/9/08
Ngày dạy :18/9/08
Tiết: 2 Bài 2: Rèn kĩ năng kể chuyện sinh hoạt đời thường 
 (tiếp)
A- mục tiêu cần đạt .
(Như tiết 1 tuần 2 )
B- Chuẩn bị .
Gv: ngiên cứu bài soạn g/a .
Hs: Học bài và chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy .
C-Tiến trình tổ chức các hoat động dạy học 
Kiểm tra bài cũ : (Trong giờ )
Bài mới :
Giới thiệu bài :Tiết trước các em đã tìm hiẻu phương pháp làm bài văn tự sự .Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu tiếp cách lập dàn ý cho bài văn tự sự .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV ghi dề lên bảng :
Đề bài :
 Hãy kể lại truyền thuyết “ Con Rồng ,cháu tiên”bằng lời văn của em 
Cho h/s đọc lại đề ,xác định nội dung yêu cầu của đề sau đó đọc văn bản .
Cho h/s thảo luận nhóm .
Tìm ý chính của văn bản .
Đại diện nhóm trình bày .
Gv chốt lại các ý cơ bản sau:
?Dựa vào các chi tiết trên hãy kể lại truyện “ Con Rồng cháu Tiên” 
 ?Dựa vào ý 1 phần thân bài em hãy viết thành thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- Gv hướng dẫn Hs viết
Yêu cầu phải kể bằng lời văn của em, không được kể nguyên vẹn như văn bản vì vậy bài làm phải có sự sáng tạo.
- Chú ý cách dùng từ, đặt câu chính xác, có cảm xúc, lời văn phải trong sáng có sức thuyết phục.
- Hs viết bài, Gv theo dõi.
- Gv gọi Hs trình bày bài viết. Hs cả lớp nhận xét ưu khuyết điểm.
Gv đọc một đoạn mẫu: “Lạc Long Quân thường lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quai, còn nàng Âu Cơ xinh đẹp nghe nói miền đất lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. ở đó nàng gặp Lạc Long Quân, họ đem lòng yêu nhau rồi 2 người kết duyên thành vợ chồng họ sống với nhau hạnh phúc trong cung điện Long Trang.
? Hãy kể lại Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” bằng lời văn của em.
Yêu cầu: Hs viết bài hoàn chình vào vở có đủ 3 phần: Mở – Thân – Kết.
Hs viết bài – Gv theo dõi 
- Gọi 1 – 2 em trình bày bài, Hs cả lớp theo dõi, bổ sung.
II-Luyện tập .
 Bài tập 3 :
* Lập dàn ý :
1 -Mở bài :Giới thiệu nguồn gốc Lạc Long Quân và âu Cơ .
2-Thân bài :
-Lạc Long Quân và Âu cơ kết thành vợ chồng ,sống ở cung điện Long Trang .
- Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng sau nở thành trăm con trai ,lớn nhanh ,khỏe mạnh như thần .
-Lạc Long Quân không ở lâu trên cạn được ,họ bèn chia đôi số con :Người xuống biển ,người lên rừng chia nhau cai quản các phương .
-Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương ,đặt tên nước là Văn Lang .
3-Kết bài .
-Người Việt Nam tự xưng là Con Rồng ,cháu Tiên.
 Bài tập 4:
Viết đoạn văn:
Bài tập 5:
3. Củng cố – hướng dẫn:
Gv củng cố lại nội dung của bài học
Hs tập kể nhiều lần bằng miệng không dùng văn bản.
Tuần 5: Chủ đề 1 :Rèn kĩ năng làm văn tự sự 
Ngày soạn : /08
Ngày dạy : /08
Số tiết :6
Tiết 3 : Kể chuyện sinh hoạt đời thường
A-Mục tiêu cần đạt .
- Như tiết 1
B-Chuẩn bị :
- Gv:Nghiên cứu bài soạn giáo án .
- Hs học bài và làm bài theo hướng đẫn 
C-Tiến trình tổ chức các hoat động dạy học 
1- Kiểm tra bài cũ (trong giờ)
2-Bài mới :
Giới thiệu bài : .Tiết trước các em đã tập tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và trình bày bài văn hoàn chỉnh. Tiết này ta tiếp tục tập kể 1 câu chuyện khác vẫn chủ đề kể chuyện đời thường.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
-Gv ghi đề lên bảng
*Gv hướng dẫn Hs đọc lại đề, tìm hiểu đề
- Thể loại: tự sự
- Nội dung: Truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”
* Gv hướng dẫn Hs tìm ý, lập dàn ý
? Truyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh” có bố cục mấy phần?
? Phần mở bài giới thiệu cái gì?
? Phần thân bài có những nội dung nào?
? Phần kết bài kết thúc vấn đề gì?
- Hs viết bài hoàn chỉnh – Gv theo dõi.
- Gọi đại diện Hs lên trình bày – Gv hướng dẫn Hs trong lớp nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập: (Tiếp)
Đề bài: hãy kể lại truyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh” bằng lời văn của em.
1) Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc.
b. Thân bài:
- 2 thần đến cầu hôn
- Vua Hùng yêu cầu sính lễ
- Sơn Tinh mang sính lễ đến trước lấy được vợ, Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đuổi theo đánh nhau với Sơn Tinh để cướp lại Mị Nương.
- Cuộc giao tranh giữa 2 thần diễn ra quyết liệt. Cuối cùng, Thủy Tinh thua phải rút quân về.
c. Kết bài: Hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra
3) Viết bài:
3- Củng cố –hướng dẫn .
- Đọc 2 bài trung bình, 2 bài khá, 2 bài giỏi.
- Cho Hs nhận xét, so sánh, rút kinh nghiệm cho bài làm của mình.
- Về tập viết bài: Kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng”
Gợi ý: Hs có thể đóng vai Thánh Gióng, Vua Hùng hoặc bố mẹ Thánh Gióng để kể lại một cách sáng tạo.
Tuần 6: Chủ đề 1 :Rèn kĩ năng làm văn tự sự 
Ngày soạn : 25/9/08
Ngày dạy : 2/10/08
Số tiết :6
Tiết 4 : Kể chuyện sinh hoạt đời thường
A-Mục tiêu cần đạt .
- Như tiết 1
B-Chuẩn bị :
- Gv:Nghiên cứu bài soạn giáo án .
- Hs học bài và làm bài theo hướng đẫn 
C-Tiến trình tổ chức các hoat động dạy học 
1- Kiểm tra bài cũ (trong giờ)
2-Bài mới :
Giới thiệu bài : Tiết trước các em đã tìm hiểu phương pháp làm bài văn kể chuyện và lập dàn ý cho bài văn kể chuyện. Tiết này chúng ta lại tiếp tục nghiên cứu lập dàn ý và viết bài văn kể chuyện sinh hoạt đời thường
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Gv ghi đề lên bảng.
Hướng dẫn Hs tìm hiểu đề
- Thể loại tự sự:
Nội dung truyện Thạch Sanh.
Hình thức bằng lời kể của em.
- Gv hướng dẫn Hs tìm ý, lập dàn ý.
Yêu cầu: Mở bài giới thiệu nhân vật và sự việc
Thân bài kể diễn biến truyện
?Truyện có diễn biến như thế nào?
? Diễn biến truyện được sắp xếp theo thứ tự nào? Trình bày diễn biến truyện theo thứ tự của truyện.
? Truyện có kết thúc như thế nào?
Kết bài: Kết thúc câu chuyện
Hs viết, Gv theo dõi
Đề bài: Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em
I/ Tìm hiểu đề:
II/ Lập dàn ý:
1. Mở bài: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
2. Thân bài:
- Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lý Thông.
- Lý Thông lừa Thạch Sanh đi canh miếu thần.
- Thạch Sanh giết được chằn tinh bị Lý Thông cướp công.
- Lý Thông lừa Thạch Sanh đi cứu công chúa.
- Thạch Sanh giết được đại bàng cứu công chúa và thái tử con vua Thủy Tề được tặng 1 cây đàn thần.
- Thạch Sanh bị bắt vào ngục. Tiếng đàn của Thạch Sanh đã giúp chàng thoát khỏi tù ngục và kết hôn cùng công chúa.
- Mẹ con Lý Thông bị trừng trị.
- Thạch Sanh dùng đàn đánh thắng 18 nước chư hầu, nấu cơm đãi kẻ thua trận.
3. Kết bài: Thạch Sanh lên làm vua sống hạnh phúc cùng công chúa.
III/ Bài viết: Hs viết bài
3- Củng cố –hướng dẫn .
Gv thu từ 3 đến 5 bài đọc, nhận xét, rút kinh nghiệm
? Nhắc lại phương pháp chung làm bài văn tự sự ?
Học lại phương pháp làm bài văn tự sự 
Tuần 8: Chủ đề 1 :Rèn kĩ năng làm văn tự sự 
Ngày soạn : 9/10/08
Ngày dạy : 6/10/08
Số tiết :6
Tiết 5 : Kể chuyện sinh hoạt đời thường
A-Mục tiêu cần đạt .
- như tiết trước
B-Chuẩn bị :
- Gv:Nghiên cứu bài soạn giáo án .
- Hs học bài và làm bài theo hướng đẫn 
C-Tiến trình tổ chức các hoat động dạy học 
1- Kiểm tra bài cũ (trong giờ)
2-Bài mới :
Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục luyện tập kể chuyện sinh hoạt đời thường.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv ghi đề lên bảng.
-Hướng dẫn Hs tìm hiểu đề
? Đề bài y/c những gì?
? Thể loại: Tự sự
? Nôi dung: Kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ.
Hướng dẫn Hs tìm ý,lập dàn ý,
? Phần mở bài nêu được yêu cầu gi?
? Thân bài:diễn biến câu chuyện xảy ra như thế nào?
? Kỉ niệm ấy xảy ra vào thời gian nào?
? Nguyên nhân xảy ra câu truyện đó là gì?
- Tâm trạng của em: Trước, trong và sau khi xảy ra câu chuyện đó
? Diễn biến câu truyện
- Tác động của câu chuyện đó đối với em
Hs viết, Gv theo dõi.
Đề bài: Kể về 1 kỉ niệm thời thơ ấu không phai mờ của em.
I/ Tìm hiểu đề:
II/ Lập dàn ý:
a) Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm tuổi thơ của em (Gợi ý: 1 lần đi chơi, 1 lần được điểm tốt, 1 lần gây truyện hiểu lầm, .....)
b) Thân bài: Kể diễn biến kỉ niệm
c) Kết bài: Cảm xúc của em khi nghĩ về kỉ niệm đó
III/ Bài viết:
Hs viết bài hoàn chỉnh
3-Củng cố –hướng dẫn .
- Gv thu từ 3 đến 5 bài đọc trước lớp, hướng dẫn Hs nhận xét, sửa chữa.
- Về nhà làm lại thành bài hoàn chỉnh.
Tuần 9 Chủ đề 1 :Rèn kĩ năng làm văn tự sự 
Ngày soạn : 15/10/08
Ngày dạy : 23/10/08
Số tiết :6
Tiết 6 : Kể chuyện sinh hoạt đời thường
A-Mục tiêu cần đạt .
- Củng cố kiến thức về văn tự sự: Kể chuyện sinh hoạt đời thường
- Rèn kĩ năng kể chuyện, kĩ năng sắp xếp các sự vi ...  : Xen trong giờ 
 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt :
? Nhắc lại thế nào là so sánh?
? Dùng phép so sánh như vậy có tác dụng gì ? 
GV: Đưa ra bảng phụ có kẻ sẵn mô hình- h/s điền .
Vế A
( Sự vật 
được so sánh )
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
( Sự vật dùng để so sánh)
? Mô hình dạng biến đổi có cấu tạo như thế nào?
 ? Có mấy kiểu so sánh? 
Có hai kiẻu so sánh 
? Cho ví dụ về so sánh ngang bằng.
 Em như cây quế giữa rừng
thơm tho ai biết ngát lừng ai hay
Cho Vd về so sánh hơn kém:
Con đi trăm núi ngàn khe,
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
? Các kiếu so sánh trên có tác dụng như thé nào ? 
- Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp ngời đọc, ngời nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc.
- Tạo ra những lối nói hàm súc, giúp ngời đọc dễ nắm bắt t tởng tình cảm tác giả gửi gắm.
? Điền tiếp vế B vào chỗ trống để tạo thành phép so sánh 
Khoẻ như voi.
Đen như than.
Trắng như tuyết.
Cao như núi.
 ? Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau
- Càng đổ về hớng Mũi Cà Mau thì sông ngòi kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện 
- Bọ Mắt đen như hạt vừng
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống nh người bơi ếch
 * đọc và trả lời câu 1/42.
? Tìm các phép so sánh:
- Có chiếc tựa như mũi tên nhọn: vẩn vơ.
 - Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo
 - Có chiếc lá như thầm bảo : hiện tại.
 - Có chiếc lá như sợ hãi:như gần tới mặt đấtcành.
 ? Tác dụng của so sánh đối với miêu tả sự vật, sự việc?
- Phép so sánh trong đoạn văn giúp người đọc hình dung rõ nét các điệu rơi của lá.
- Thể hiện quan tâm của tác giả về sự sống và cái chết
A/ Lí thuyết 
I. Khái niệm So sánh là gì?
à So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác.
à So sánh làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II. Cấu tạo của phép so sánh:
1. Mô hình cấu tạo dạng đầy đủ và điển hình:
( SGK/ 24)
2. Mô hình dạng biến đổi:
Từ ngữ so sánh lược bớt 
Đảo vế B lên trước vế A
III. Các kiểu so sánh:
1.So sánh ngang bằng:
 A là B
.2. So sánh hơn kém (không ngang bằng) 
A chẳng bằng B.
IV. Tác dụng của so sánh:
B. Luyện tập:
Bài 2 SGK/26.
.
Bài 3/26/sgk
Bài 1/tr/42/sgk
Bài 2 SGK/26.
3. Củng cố – Hướng dẫn 
? Tìm các câu văn, câu thơ có sử dụng phép so sánh
( ít nhất là 5 câu )
Tuần 33 
Ngày soạn :15/4//09 
Ngày dạy :22/4/09 Chủ đề 4
Tiết 3: Luyện tập về phép tu từ
nhân hoá.
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh.
Nắm chắc khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
Nắm được tác dụng chính của nhân hóa.
Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình.
Giáo dục ý thức sử dụng phép nhân hóa khi tạo lập văn bản
B. Chuẩn bị :
 Giáo viên: SGK, SGV, Sách tham khảo, bài tập mẫu, bảng phụ 
 Học sinh: Học bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ Trong giờ 
3. Bài mới :Tiét trước các em đã tìm hiểu phép tu từ nhân hoá . Hôm nay các em thực hành ôn tập khái niệm cũng như đặt câu ,viết đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Cho h/s đọc khổ thơ của Trần Đăng khoa 
? Kể tên các sự vật được nói đến được gán cho những hành động của ngời ? 
- Hành động của người chuẩn bị chiến đấu :
 + Ông trời mặc áo giáp 
 + Mía múa gơm 
 + Kiến hành quân 
G/v Sự vật được gán cho hành động như con người cách gọi như vậy gọi là phép nhân hóa . 
? Vậy em hãy nhắc lại nhân hoá là gì?
? Sử dụng nhân hóa có tác dụng như thế nào? 
- Tác dụng làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậtTrở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người
? Có mấy kiểu nhân hoá là những kiểu nào?
.-> Dùng từ ngữ gọi ngời để gọi vật. 
->Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
->Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
* Cách diễn đạt:
Đoạn 1:
Dùng nhiều phép nhân hoá nên câu văn sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm hơn.
Đoạn2:
 Diễn đạt đơn điệu không gợi được ở người đọc sự tưởng tượng so sánh
* So sánh:
 Đoạn1: Dùng nhiều phép nhân hóa, ngay cả tên sự vật cũng được viết hoa như tên người làm cho việc miêu tả chổi gần với cách miêu tả người. Đoạn văn do đó sinh động, có tính biểu cảm cao.
 Đoạn 2: Miêu tả bình thường.
 Đoạn 1: Văn bản biểu cảm.
 Đoạn 2: Văn bản thuyết minh.
 * Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ nhân hoá trong các câu thơ sau :
a, Yêu biết mấy những con đường ca hát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
 b, Xuân ơi xuân vui tới mông mênh
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
 c, Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ
A. Nội dung ôn luyện 
I. Nhân hoá là gì?
Vd:
Kết luận : Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn đợc dùng để gọi hoặc tả con ngời.
II. Các kiểu nhân hoá:
 B. Luyện tập:
Bài 1/ 58.
Bài 2/58.
Bài tập bổ trợ nâng cao 
Tác dụng :Làm cho những câu thơ trở nên sinh động gần gũi với con ngời 
 3 . Củng cố – Hướng dẫn 
? Thế nào là nhân hóa ? Nhân hóa có tác dụng như thế nào ?? Có mấy kiểu nhân hóa ? Người ta thường sử dụng nhân hóa trong những trường hợp nào 
 * Tìm thêm các câu thơ có sử dụng phép nhân hoá 
Tuần 34 
Ngày soạn : 22/4/09
Ngày dạy : 29/4/09
Tiết 4 Chủ đề 4
Luyện tập về Các phép tu từ 
 ẩn dụ, hoán dụ
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh
 - Nắm chắc khái niệm ẩn dụ,hoán dụ các kiểu ẩn dụ, hoán dụ .
- Hiểu và nhớ được tác dụng của ẩn dụ,hoán dụ . Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ, hoán dụ . 
 - Rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
 - Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản 
B. Chuẩn bị
 Giáo viên: SGK, SGV, Sách tham khảo, bài tập mẫu , bảng phụ 
 Học sinh:Ôn hai bài ẩn dụ và hoán 
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ : xen trong giờ 
 2. Bài mới : G/v giới thiệu : Tiết trước các em đã ôn xong phép tu từ so sánh, nhân hoá.Hôm nay các em ôn tiếp hai phép tu từ nữa đó là phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
? Nhắc lại khái niệm thế nào là ẩn dụ ? ẩn dụ có tác dụng như thế nào? 
- ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
tác dụng : tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
? Có mấy kiểu ẩn dụ ? Là những kiểu nào?
?Nhắc lại khái niệm thế nào là hoán dụ ?
Tác dụng của hoán dụ?
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.
Tác dụng :Tăng sức gợi hình, gợi cảm.
? Có mấy kiểu hoán dụ ?
a) Bàn tay ( một bộ phận của cơ thể) dùng để thay thế cho người lao động nói chung.
à Quan hệ bộ phận – toàn thể
 b, Một, ba ( số lựơng cụ thể, được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung.)
à Quan hệ cụ thể – trừu tượng
 c, Đổ máu ( dấu hiệu thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát ) được dùng chỉ chiến tranh.
à Quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật.
 d, Nông thôn – những người sống ở nông thôn.
 à Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
 - HS kẻ bảng so sánh:
* Giống gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
* Khác : 
So sánh ẩn dụ và hoán dụ
ẩn dụ
Hoán dụ
*Quan hệ tương đồng - Về hình thức 
- Về cách thức
- Về phẩm chất 
- Về chuyển đổi cảm giác 
* Quan hệ gần gũi 
- Bộ phận – Toàn thể 
- Vật chứa- vật bị chứa 
- Dấu hiệu - sự vật
- Cụ thể – trừu tượng 
A. Nội dung ôn luyện 
I. ẩn dụ 
1, Khái niệm ẩn dụ 
- Tác dụng của ẩn dụ 
2, Các kiểu ẩn dụ 
- ẩn dụ hình thức 
- ẩn dụ cách thức 
- ẩn dụ phẩm chất 
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 
II. Hoán dụ 
1, Khái niệm 
- Tác dụng
2, Các kiểu hoán dụ 
- Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể 
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng 
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật 
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng 
3. Củng cố –Hướng dẫn 
?Tìm ví dụ chỉ ra sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ 
Tiết 2:
 Các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
 (tiếp) 
2.Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt
?Tìm ẩn dụ ,nêu nét tương đồng giữa các sự vật hiện tượng được so sánh ngầm với nhau 
 a. + Ăn quả - hưởng thụ thành quả lao động.
à tương đồng về cách thức.
+ Kẻ trồng cây – người lao động tạo ra thành quả.
àTương đồng về phẩm chất.
b. + mực đen- cái xấu
+đèn sáng- cái tốt
àTương đồng về phẩm chất.
c. + Thuyền – người đi xa
 + bến- người ở lại
à Tương đồng về phẩm chất
d, + Mặt trời - ánh sáng 
 + Mặt trời – chỉ Bác Hồ .Ngầm so sánh Bác với mặt trời .
Tương đồng về phẩm chất 
HS đọc kỹ các câu thơ, tìm các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác(Từ thị giácà cảm giác, thị giácà thính giác)
Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chảy(a), chảy(b), mỏng(c),ư ớt(d).
Tác dụng: Giúp cho câu văn ( thơ)sinh động, hình ảnh đặc sắc và ngời đọc có thể cảm nhận sự vật,hiện tượng một cách cụ thể hơn bằng nhiều giác quan
 Hướng dẫn h/s làm bài tập 1- SGK*84.
? Chỉ ra phép hoán dụ và cho biết quan hệ giữa các sự vật
Làng xóm – người nông dân
à vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
Mười năm – thời gian trước mắt
trăm năm – thời gian lâu dài
à cái cụ thể – cái trừu tượng
áo chàm – người dân Việt Bắc
à dấu hiệu của sự vật – sự vật
trái đất – nhân loại
à vật chứa đựng – vật bị chứa đựng
* Lấy thêm ví dụ về ẩn dụ và hoán dụ 
1. ẩn dụ :
Phượng những tiếc cao, diều bay liệng
Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi
 (Nguyễn Trãi)
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần than rơm
 (Ca dao)
Giỏ nhà ai quai nhà nấy
 (tục ngữ )
2. Hoán dụ :
- Nhớ chân người bước lên dèo
Người đi rừng núi ttrông theo bóng người
- Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường !
 (Tố Hữu) 
Cả làng quê đường phố
Cả lớn nhỏ gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi
 (Thanh Hải)
? Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống :
a, + Nhóm từ :
 Nông nổi, lông bông , Sâu xa, sâu sắc 
 + Ngữ cảnh:
Đàn ông ..giếng khơi
Đàn bànhư cơi đựng trầu .
 b, +Nhóm từ 
 Trăng non, trăng già, trăng treo , véo von ,dịu dàng, rộn ràng .núi non ,rảnh rang,lanh lảnh ..
 + Ngữ cảnh :
Trăng bao nhiêu tuổi .
Núi bao nhiêu tuổi gọi là ..
Chim khôn hót tiếng .
Người khôn nói tiếng  dễ ng he
B. Luyện tập:
Bài 2SGK/70
Gợi ý hai yêu cầu:
Tìm các ẩn dụ
Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
Bài 3SGK/70
Bài 1/tr/84/sgk
3. Bài tập bổ trợ và nâng cao 
3. Củng cố – Hướng dẫn 
- Học thuộc các ghi nhớ trong hai bài ẩn dụ và hoán dụ 
- Lấy thêm ví dụ về ẩn dụ và hoán dụ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON VAN 6.doc