Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Năm học 2008-2009 - Hoàng Thị Thanh Thúy

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Năm học 2008-2009 - Hoàng Thị Thanh Thúy

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

 - Nắm được khái niệm : Truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười,

truyện ngụ ngôn.

 - Nắm được đặc điểm của truyện dân gian: tính truyền miệng, tính dị

 bản và tính khẩu ngữ.

 - Biết yêu thích nền văn học dân gian nước nhà, nhất là những câu

truyện truyền thuyết, cổ tích

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 - Bài đọc: Các câu truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn trong SGK Ngữ văn 6 – tập 1.

 - Tài liệu tham khảo:

 + Tuyển tập truyện dân gian Việt Nam (Trần Hoàng- Triều Nguyên tuyển chọn và biên soạn ).

 + Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu ( Bùi Mạnh Nhị chủ biên).

 + Từ điển thuật ngữ văn học

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1) Ổn định tổ chức: 1

2) Bài học:

 a)Giới thiệu bài: 1

Nền văn học Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng , một trong những yếu tố tạo nên sự đa dạng, phong phú đó chính là sự đóng góp không nhỏ của Văn học dân gian. Ngoài những mảng văn học dân gian trữ tình như : ca dao, dân ca, tục ngữ thì các câu truyện dân gian cũng vô cùng lí thú. Chủ đề này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về các loại truyện dân dân gian: truyền thuyết, cổ tích,truyện cười, truyện ngụ ngôn và các đặc điểm của nó.

 

doc 11 trang Người đăng vanady Lượt xem 3092Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Năm học 2008-2009 - Hoàng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/08/2008 	 
CHỦ ĐỀ 01 
( Tiết 1 – 2 )
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN DÂN GIAN - NHỮNG LƯU Ý 
KHI ĐỌC HIỂU TRUYỆN DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU:	Giúp học sinh
 - Nắm được khái niệm : Truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, 
truyện ngụ ngôn.
 - Nắm được đặc điểm của truyện dân gian: tính truyền miệng, tính dị
 bản và tính khẩu ngữ.
 - Biết yêu thích nền văn học dân gian nước nhà, nhất là những câu 
truyện truyền thuyết, cổ tích 
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 - Bài đọc: Các câu truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn trong SGK Ngữ văn 6 – tập 1.
 - Tài liệu tham khảo:
	+ Tuyển tập truyện dân gian Việt Nam (Trần Hoàng- Triều Nguyên tuyển chọn và biên soạn ).
	+ Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu ( Bùi Mạnh Nhị chủ biên).
	+ Từ điển thuật ngữ văn học
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức:	1’
2) Bài học:
	a)Giới thiệu bài: 	1’
Nền văn học Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng , một trong những yếu tố tạo nên sự đa dạng, phong phú đó chính là sự đóng góp không nhỏ của Văn học dân gian. Ngoài những mảng văn học dân gian trữ tình như : ca dao, dân ca, tục ngữ  thì các câu truyện dân gian cũng vô cùng lí thú. Chủ đề này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về các loại truyện dân dân gian: truyền thuyết, cổ tích,truyện cười, truyện ngụ ngôn và các đặc điểm của nó.
b. Tổ chức các hoạt động học tập:
A. Khái niệm, đặc điểm các loại truyện dân gian	45’
STT
THỂ LOẠI
KHÁI NIỆM - ĐẶC ĐIỂM
VÍ DỤ
01
Truyền thuyết
- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo ( không có thật).
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Con Rồng cháu Tiên
Thánh Gióng
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Sự tích Hồ Gươm
Mị Châu Trọng Thủy
Chuyện Chàng Lía
02
Cổ tích
- Là loại truyện dân gian nhằm phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội , những số phận khác nhau của con người . 
- Có 3 loại truyện chính: 
 + Truyện cổ tích thần kì ( Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa) 
 + Truyện cổ tích sinh hoạt ( cổ tích thế sự – ít yếu tố hoang đường kì ảo) : Sự tích con muỗi, Cây tre trăm đốt 
 + Truyện cổ tích loài vật ( lấy loài vật làm đối tượng phản ánh) : Sự tích con công và con quạ( vì sao lông quạ có màu đen), Vì sao trâu không có hàm răng trên ( Trí khôn tao đây)
- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
03
Truyện ngụ ngôn
- Là loại truyện kể ,bằng văn xuôi hoặc văn vần , mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người .
- Truyện ngụ ngôn nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
Đeo nhạc cho mèo
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
04
Truyện cười 
- Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Gồm hai loại:
 + Truyện hài hước ( truyện khôi hài) 
 + Truyện châm biếm ( truyện trào phúng)
- Nhằm tạo ra tiếng cười để mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu.
Treo biển
Đẽo cày giữa đường
Lợn cưới, áo mới
Mất rồi
Truyện Trạng Quỳnh
B. Đặc điểm chung của các loại truyện dân gian	30’
* ) Tính khuyết danh ( vô danh- không có tên)
Các lọai truyện dân gian không có tên tác giả vì đây là sáng tác của tập thể . Tuy nhiên, ban đầu có thể là do một cá nhân cụ thể nào đó nói ra nhưng để sáng tác đó hoàn thiện thì đòi hỏi có tập thể, lưu truyền từ người này qua người khác. Lâu dần người ta không còn biết ai là tác giả nữa. à tính vô danh ( khuyết danh)
*) Tính truyền miệng ( tính khẩu ngữ) : 
 Có nghĩa là truyền từ người này qua người khác bằng lời nói ( miệng) , không thể hiện trên chữ viết , văn bản.
*) Tính dị bản: 
 Nghĩa là cũng một nội dung nhưng có nhiều bản khác nhau với mức độ nhiều hay ít ở chi tiết .( Ví dụ: cùng một nội dung giải thích nguồn gốc người Việt nhưng dân tộc Kinh có truyện “Lạc Long Quân và Âu Cơ, còn dân tộc Ê đê có truyện “Quả bầu mẹ” )
3) Củng cố: 	10’
- Giáo viên có thể kể cho học sinh một số truyện để minh họa cho 3 đặc điểm trên.
- Kể một vài câu chuyện minh họa cho từng thể loại truyện dân gian
- Giáo viên gợi cho học sinh tập kể một câu truyện mà em thích.
4) Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc bài.
	- Tìm đọc các lọai truyện dân gian.
	- Tìm hiểu cốt lõi lịch sử trong truyện truyền thuyết à lấy ví dụ các câu truyện đã học.
	- Các kiểu nhân vật ; tính đấu tranh diệt ác, hướng thiện và kết thúc có hậu trong truyện cổ tích à lấy ví dụ các truyện đã học để phân tích
	- Yếu tố hoang đường, siêu nhiên trong truyện truyền thuyết và cổ tích.
III. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Ngày soạn : 30/08/2008 	 Ngày giảng:04/09/2008 
CHỦ ĐỀ 01 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN DÂN GIAN - NHỮNG LƯU Ý 
KHI ĐỌC HIỂU TRUYỆN DÂN GIAN
( Tiết 3 – 4)
I. MỤC TIÊU:	Giúp học sinh
 Ÿ Hiểu được cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thực lịch sử trong truyện truyền 
thuyết ; Nhận diện các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích , tính đấu 
tranh diệt ác, hướng thiện và kết thúc có hậu trong truyện cổ tích.
 Ÿ Phát hiện yếu tố kì ảo hoang đường, yếu tố siêu nhiên trong truyện
 truyền thuyết và cổ tích.
 Ÿ Biết yêu thích nền văn học dân gian nước nhà, nhất là những câu 
truyện truyền thuyết, cổ tích 
II. TÀI LIỆU:
 - Bài đọc: Các câu truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn trong SGK Ngữ văn 6 – tập 1
 - Tài liệu tham khảo:
+ Tuyển tập truyện dân gian Việt Nam (Trần Hoàng- Triều Nguyên tuyển chọn và biên soạn ).
+ Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu ( Bùi Mạnh Nhị chủ biên).
+ Văn học dân gian trong nhà trường( PTS Nguyễn Xuân Lạc).
+ Và một số tài liệu khác.
 III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1) Ổn định tổ chức:	1’
3) Kiểm tra bài cũ:	5’
 Œ Nêu khái niệm của các loại truyện dân gian : truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn?
  Các đặc điểm chung của các loại truyện dân gian?
2) Bài học:
	a. Giới thiệu bài:	1’
 Ở những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm chung của các loại truyện dân gian, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu đặc điểm của từng loại truyện dân gian.
	b. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
50’
10’
20’
v Tìm hiểu đặc trưng của các loại truyện dân gian.
µ Truyền thuyết:
- Giáo viên gọi học sinh khái niệm truyện truyền thuyết.
Ä Truyền truyết là loại truyện dân gian về lịch sử . Nó không phải là chính sử mà là một thứ dã giả sử . Dù yếu tố sự thật lịch sử trong truyện kể đó có mong manh đến đâu và dù cái lõi là sự thật lịch sử trong đó được trí tưởng tượng dân gian thêu dệt thêm vào đến mức nào thì lịch sử vẫn được coi là đối tượng phản ánh chuyên biệt của loại truyện này.
Ví dụ: Truyền thuyết Hồ Gươm
 Sự thật lịch sử Trí tưởng tượng dg
 Cuộc kháng chiến mượn gươm thần,
 chống quân Minh trả gươm thần 
 của Lê Lợi ( hoang đường)
 Mị Châu - Trọng Thủy
ADV xây thành giữ nỏ thần, ngọc trai, 
nước và cuộc xâm lược giếng nước
của Triệu Đà trong lịch ( li kì )
sử dân tộc thời Âu Lạc
(TK III-II TCN)
Ä Truyền thuyết không phải là tài liệu lịch sử, lịch sử ở đây không phải “đường viền”, mà là đối tượng phản ánh, là “Cái lõi” nhưng đó lại là “sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ , lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng” ( Phạm Văn Đồng) à Minh họa bằng hình vẽ.
µ CỔ TÍCH:
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại khái niệm.
Ä Truyện cổ tích là những truyện kể về những câu chuyện tưởng tượng chung quanh số phận cuộc đời của một số kiểu nhân vật nhất định.
- Giáo viên cho ví dụ cụ thể.
(1) Kiểu nhân vật bất hạnh: người em út, người mồ côi, người con riêng, người xấu xí, người đi ở ( Aên khế trả vàng, Cây tre trăm đốt, Lấy vợ cóc, Sọ dừa)
(2) Kiểu nhân vật kì tài: người có sức khỏe phi thường, người có tài nghệ kì lạ (Thạch Sanh, Cây bút thần )
(3) Nhân vật trí xảo: thường có trong truyện cổ tích sinh hoạt, ít yếu tố hoang đường (Em bé thông minh , Gái ngoan dạy chồng, Phân xử tài tình )
(4) Nhân vật khờ khạo: các chú Ngốc ( Chàng Ngốc) 
(5) Nhân vật đức hạnh: hiền hậu, giỏi giang Tấm ( Tấm Cám), Sự ... ện cổ tích:
a) Các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích:
Truyện cổ tích có một số kiểu nhân vật sau:
- Kiểu nhân vật bất hạnh và Kiểu nhân vật kì tài.
- Kiểu nhân vật trí xảo và Kiểu nhân vật khờ khạo.
- Kiểu nhân vật đức hạnh và Kiểu nhân vật xấu xa.
- Kiểu nhân vật là loài vật.
b) Tính đấu tranh diệt ác, hướng thiện trong truyện cổ tích:
- Thiện thắng ác.
- Chính nghĩa thắng gian tà.
- Tốt thắng xấu
- Công bằng thắng bất công.
c) Kết thúc của truyện cổ tích:
- Thường kết thúc có hậu : Tấm Cám, Sọ dừa, Thạch Sanh
- Một số truyện kết thúc không có hậu: Ngưu Lang - Chức Nữ , Sự tích trầu cau, 
3) Yếu tố tưởng tượng kì ảo, siêu nhiên trong truyện truyền thuyết và cổ tích: 
v Truyền thuyết : có yếu tố tưởng tượng kì ảo ( hoang đường) nhưng bắt nguồn từ sự thật lịch sử để sáng tạo ra.
v Cổ tích: Có yếu tố thần kì , khác thường, không có thật, mọi sự đều có thể đảo ngược nhờ yếu tố thần kì. 
4) Hướng dẫn về nhà:	3’
- Học thuộc bài; Ôn tập lại các kiến thức về truyện dân gian để kiểm tra 30 phút. 
- Tìm đọc các lọai truyện dân gian.
 - Tìm hiểu tính châm biếm, gây cười, g/ dục bài học xử thế trong truyện cười, truyện ngụ ngôn.
 - Đọc và tìm các yếu tố trên trong truyện cười, truyện ngụ ngôn.
III. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : //2008 	 Ngày giảng://2008 
CHỦ ĐỀ 01 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN DÂN GIAN - NHỮNG LƯU Ý 
KHI ĐỌC HIỂU TRUYỆN DÂN GIAN
( Tiết 5 – 6)
I. MỤC TIÊU:	Giúp học sinh
 Ÿ Hiểu được tính châm biếm, gây cười; giáo dục bài học xử thế 
trong truyện cười, truyện ngụ ngôn.
 Ÿ Tự kiểm tra đánh giá kiến thức về truyện dân gian qua kiểm tra.
 Ÿ Biết yêu thích nền văn học dân gian nước nhà, nhất là những câu 
truyện truyền thuyết, cổ tích 
II. TÀI LIỆU:
 - Bài đọc: Các câu truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, 
truyện ngụ ngôn trong SGK Ngữ văn 6 – tập 1
 - Tài liệu tham khảo:
	+ Tuyển tập truyện dân gian Việt Nam (Trần Hoàng- Triều Nguyên tuyển chọn và biên soạn ).
	+ Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu ( Bùi Mạnh Nhị chủ biên).
	+ Văn học dân gian trong nhà trường( PTS Nguyễn Xuân Lạc).
	+ Bình giải ngụ ngôn Việt Nam ( Trương Chính - NXB Giáo Dục )
	+ Và một số tài liệu khác.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Ổn định tổ chức:	1’
3) Kiểm tra bài cũ:	5’
 Œ Cốt lõi của truyện truyền thuyết là gì?
  Nêu các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích?
2) Bài học:
	v Giới thiệu bài:	1’
 Ở những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm chung của các loại truyện dân gian, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu tính châm biếm, gây cười; giáo dục bài học xử thế trong truyện cười, truyện ngụ ngôn.
v Tiến trình tổ chức các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
30’
v Tìm hiểu TÍNH CHÂM BIẾM, GÂY CƯỜI TRONG TRUYỆN CƯỜI.
C. Đặc trưng của các lọai truyện dân gian:
4) Tính châm biếm, gây cười trong truyện cười:
- Mua vui giải trí ( truyện tiếu lâm) nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh
- Phê bình giáo dục : phê bình thói hư, tật xấu trong nội bộ nhân dân
- Đả kích ( truyện trào phúng): vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị trong XHPK .
5) Giáo dục bài học xử thế trong truyện ngụ ngôn: 
- Đả kích giai cấp ( thường là giai cấp thống trị) : đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế .
- Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam 
- Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống
µ Truyện cười:
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại khái niệm truyện cười.
Ä Giáo viên : Truyện cười phương Tây mang tính chất uy-mua (humuor) nên nhiều khi đọc xong phải suy ngẫm một lúc tiếng cười mới bật ra. Ở phương Đông , truyện cười Trung Quốc lại thường có nét thâm thúy riêng nên ở nhiều truyện cũng cần phải suy nghĩ thì mới nghe thấy tiếng cười chứa trong từng dòng chữ triết lí. Truyện cười Việt Nam không thế, khi đọc truyện , nghe truyện, cảm tính và lí tính cùng tác động và tiếng cười lập tức “òa” ra ngay một cách khoái trá, như không thể cưỡng nổi.
- Giáo viên kể minh họa một vài truyện : Lợn cưới, áo mới; Mất rồi ; 
 à Đó là vì tiếng cười được tạo nên do những hiện tượng đáng cười được phơi bày ra dưới dạng tức cười, chứ không phải những suy nghĩ mang tính triết lí.
Ä Nội dung truyện cười có các mục đích :
Mua vui giải trí ( truyện tiếu lâm) nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh ( Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau)
Phê bình giáo dục : phê bình thói hư, tật xấu trong nội bộ nhân dân ( Hội sợ vợ, Lợn cưới áo mới)
Đả kích ( truyện trào phúng): vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị trong XHPK . Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan lại đến địa chủ, cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy lang ( Quan huyện thanh liêm; Thần bia trả nghĩa; Nam mô boong; Thầy đồ liếm mật)
µ Truyện ngụ ngôn :
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại khái niệm.
Ä Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau:
Đả kích giai cấp ( thường là giai cấp thống trị) : đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế (Chèo bảo và ác là; Mèo ăn chay)
Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam (Ếch ngồi đáy giếng; Thỏ và rùa; Thả mồi bắt bóng; Thầy bói xem voi)
Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống ( tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần co lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế ( Mèo lại hoàn mèo; Đẽo cày giữa đường; Câu chuyện bó đũa)
10’
v SO SÁNH TRUYỆN CƯỜI VÀ TRUYỆN NGỤ NGÔN
w Điểm giống : Truyện cười và truyện ngụ ngôn có những điểm giống nhau:
 - Đều có những hiện tượng đáng cười, những cái trái tự nhiên, không hợp với lẽ thường và đều có thể gây cười .( Ví dụ: Thầy bói xem voi, )
- Tuy nhiên, những truyện ngụ ngôn có thể gây cười chiếm tỉ lệ không nhiều lắm.
w Điểm khác :
 Truyện cười Truyện ngụ ngôn
Mục đích: làm cho tiếng cười “nổ” ra.
VD: “Treo biển” => người bán cá nghe theo tất cả những lời góp ý của người qua đườngà hạ biển xuống à tiếng cười bật lên và truyện kết thúc ngay.
Mục đích: Rút ra một bài học luân lí hay một ý nghĩa triết lí ngụ trong câu chuyện.
VD: “Đẽo cày giữa đường” => người nông dân cũng nghe theo tất cả những lời góp ý qua đường à “vốn liếng đi đời nhà ma” à những có hẳn một câu cuối để rút ra bài học luân lí.
40’
v TIẾN HÀNH KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Trắc nghiệm: (5,0 điểm)
Câu 1: Cho các yếu tố sau, yếu tố nào là cốt lõi của truyện truyền thuyết ?
A. Tưởng tượng kì ảo C. Lịch sử dân gian
B. Khuyên nhủ, răn dạy D. Số phận con người
Câu 2: Trong truyện “Em bé thông minh” , nhân vật “em bé” thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích ?
A. Kiểu n/ vật bất hạnh B. Kiểu n/vật xấu xa
C. Kiểu n/vật trí xảo D. Kiểu n/vật khờ khạo
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm của truyện dân gian ?
A. Tính khuyết danh B. Tính khẩu ngữ
C. Tính dị bản D. Tính bản quyền
Câu 4: Chọn và điền từ vào chỗ trống để phù hợp với thanh điệu và ý nghĩa bài ngụ ngôn sau: Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Thờn bơn  chê trai lệch mồm
A. trái B. méo C. trẹo D.trại
Câu 5: Nối cột A (tên truyện) và cột B ( chi tiết ) cho phù hợp 
 A B
1. Thần bia trả nghĩa a. mượn gươmthần , 
 trả gươm thần.
2. Thánh Gióng b. tiếng đàn hóa giải 
 và niêu cơm nhân nghĩa.
3. Sự tích Hồ Gươm c. ba tuổi không biết nói 
 biết cười.
 II. Tự luận : (5,0 điểm)
Câu 1: ( 2,0 điểm) Tìm cốt lõi lịch sử trong truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” ?
Câu 2: Sau khi học xong truyện “Em bé thông minh”, em có suy nghĩ gì về câu chuyện này? 
( Gợi ý : viết đoạn văn nêu cảm nghĩa về nhân vật ) 
I.Trắc nghiệm: (5,0 điểm à mỗi câu đúng được 1 ,0 điểm)
Câu 1 – C 
Câu 2 – C
Câu 3 – D
Câu 4 – B
Câu 5 : Nối :
 1 – Không có đáp án nào
 2 – c 3 – b 
II. Tự luận :
Câu 1: Cốt lõi lịch sử trong truyện “Thánh Gióng” :
- Thời Hùng Vương thứ sáu. (1,0 đ)
- Giặc Ân sang xâm lược nước ta (1,0)
Câu 2: Suy nghĩ
- Đề cao tài trí của nhân dân lao động
- Trẻ con có khi thông minh hơn người lớn, kể cả kẻ có tài.
- Học sinh có thể có những suy nghĩ khác.
( Mỗi ý đúng được 1,0 điểm; Cách trình bày đoạn văn mạch lạc, có ý 1,0 điểm)
4) Hướng dẫn về nhà:	3’
- Học thuộc bài; Ôn tập lại các kiến thức về truyện dân gian .
- Tìm đọc các lọai truyện dân gian.
 - Tìm hiểu đặc điểm của văn bản tự sự
III. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCD-01.doc