Giáo án tự chọn môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37 đến 72

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37 đến 72

I- HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI VĂN BẢN - HỌC BÀI:

Bước 1: Đọc kỹ văn bản (3 lần trở lên)

 - Thơ học thuộc - Truyện tóm tắt

 - Chia đoạn, tìm bố cục

Bước 2: Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản

 - Lần lượt trả lời các câu hỏi SGK

Bước 3: Làm các bài tập phần luyện tập- bài tập bổ sung

Bước 4: Học bài cũ

II- HƯỚNG DẪN SOẠN "BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN":

Bước 1:Đọc kỹ

* Tìm bố cục: - Hình ảnh Dế Mèn

 - Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

* Tóm tắt văn bản

 - Dế Mèn thanh niên khoẻ mạnh - cường tráng kiêu căng coi thường mọi người

 - Hàng xóm có anh Dế Choắt xấu xí ốm đau. Mèn coi thường.

 - Một hôm, Mèn hát trêu chị Cốc chui vào hang Cốc tiểu lầm tưởng Choắt trêu mình, đánh Choắt trọng thương.

 - Trước khi chết Choắt chỉ ra bài học đường đời đầu tiên cho Mèn: Làm việc gì phải biết suy nghĩ trước sau.

 - Mèn rất ân hận, xót thương Choắt

Bước 2: Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu

 

doc 61 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37 đến 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn ......./......./......... 	 Ngày dạy:......../......./.........
 Tiết 37:	ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu:	
	- Hệ thống hoá, củng cố kiến thức đã học ở học kỳ I
	- Học sinh nhận diện, sử dụng chính xác các đơn vị kiến thức đã học.
B. Tiến trình:
I - Nội dung ôn tập:
* Hoạt động 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh
Hệ thống các kiến thức đã học
1. Từ và cấu tạo của từ: đơn - phức (ghép - láy)
Giáo viên chốt lại bằng bảng phụ lục
2. Nghĩa của từ: Chính - chuyển
3. Nguồn gốc từ: Mượn- Hán việt - thuần việt
4. Lối dùng từ: Dùng sai nghĩa của từ
 Lẫn lộn các từ gần âm
 Lặp từ
5. Từ loại và cụm từ
 Danh từ và cụm Danh từ
 Động từ và cụm Động từ
 Tính từ và cụm Tính từ
Số từ - lượng từ - chỉ từ - phó từ
II- Luyện tập:
Giáo viên treo bảng phụ lục ghi bài 1
Học sinh đọc BT
Học sinh trao đổi nhóm đôi 2 người
Bài 1: Cho đoạn văn
Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt. Vì một chút sơ ý, em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh. Giọt mực rơi đúng chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt xoè cánh bay đi. Chuyện làm chấn động cả thị trấn. Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua. Vua phái triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô. Mã Lương không muốn đi, nhưng bọn họ tìm đủ cách dụ dỗ, doạ nạt để bắt em về hoàng cung.
a) Tìm các cụm danh từ, cụm động từ, tìm từ Hán việt - từ ghép
Giáo viên hướng dẫn học sinh.
b) Nêu cấu tạo các cụm danh từ, động từ.
 Gọi ý
a) Cụm danh từ:
 - Con cò trắng không mắt 
 - Một giọt mực
 - Cả thị trấn
 - Mấy kẻ mách lẻo
b) Cụm động từ
 - Vẽ một con cò trắng không mắt
 - Đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh
- Rơi đúng chỗ mắt cò
- Mở mắt, xoè cánh, bay đi
- Đến tố giác với nhà vua
- Phái triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô
- Đến đón ML về kinh đô
- Không muốn đi
- Tìm đủ mọi cách dụ dỗ, doạ nạt.
Bài 2
Xác định cụm động từ, tính từ
 - Vô cùng ngạc nhiên - cụm động từ
 - Hết sức sửng sốt - cụm động từ
 - Khôi ngô tuấn tú vô cùng - cụm tính từ
 - Tưng bừng nhất kinh kỳ - cụm tính từ
 - Khiếp sợ vô cùng - cụm động từ
( Chú ý: căn cứ vào từ kiểm chứng: chỉ mệnh lệnh; hãy, đừng, chớ)
Ngày soạn ......./......./......... 	 Ngày dạy:......../......./.........
 Tiết 38: Hướng dẫn phương pháp học
A. Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh cách soạn bài, cách học bài môn văn
	- Hướng dẫn cụ thể soạn bài "Bài học đường đời.."
B. Tiến trình:
Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước soạn bài, học bài
I- Hướng dẫn soạn bài văn bản - Học bài:
Bước 1: Đọc kỹ văn bản (3 lần trở lên)
 - Thơ học thuộc - Truyện tóm tắt
 - Chia đoạn, tìm bố cục
Bước 2: Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
 - Lần lượt trả lời các câu hỏi SGK
Bước 3: Làm các bài tập phần luyện tập- bài tập bổ sung
Bước 4: Học bài cũ
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản "Bài học..."
II- Hướng dẫn soạn "Bài học đường đời đầu tiên":
Tìm bố cục văn bản
Hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản
Bước 1:Đọc kỹ
* Tìm bố cục: - Hình ảnh Dế Mèn
 - Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
* Tóm tắt văn bản
 - Dế Mèn thanh niên khoẻ mạnh - cường tráng kiêu căng coi thường mọi người
 - Hàng xóm có anh Dế Choắt xấu xí ốm đau. Mèn coi thường.
 - Một hôm, Mèn hát trêu chị Cốc chui vào hang Cốc tiểu lầm tưởng Choắt trêu mình, đánh Choắt trọng thương.
 - Trước khi chết Choắt chỉ ra bài học đường đời đầu tiên cho Mèn: Làm việc gì phải biết suy nghĩ trước sau.
 - Mèn rất ân hận, xót thương Choắt
Bước 2: Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu
Ngày soạn ......./......./......... 	 Ngày dạy:......../......./.........
Tiết 39: Cảm thụ văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu sâu hơn về ND NT văn bản
	- Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản truyện
B. Tiến trình:
Tác phẩm có 10 chương
I- Nội dung kiến thức:
1. Tóm tắt tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký"
- Chương đầu:Lai lịch và bài học đường đời đầu của Mèn
- 2Chương tiếp: Mèn bị bọn trẻ con bắt đem đi chọi nhau - trốn thoát - sa lưới bọn Nhện - đánh Nhện cứu Nhà Trò.
- 7 Chương cuối: Mèn, Trũi kết nghĩa phiêu lưu trên bè lá sen - đến sứ ếch, Nhái, Cua - đến vùng Cỏ may Chuồn Chuồn, Châu Chấu - thi võ thắng Bọ Ngựa, Bọ Muỗm - tôn làm Chánh phó thủ lĩnh Tổng Châu Chấu - Tổng Châu Chấu tìm nơi trú đông, đánh nhau với Chấu Voi, Trũi bị bắt làm tù binh - Dế Mèn bị lão chim Trả bắt giam trong hang tối - được Chấu Voi, Xiến tóc, Trũi cứu thoát - cả bọn đến vùng Kiến để nhờ Kiến truyền thông tin mong muốn hoà bình - do hiểu lầm bọn Mèn bị bọn Kiến bao vây, Trũi thoát ra tìm cứu viện. Ngẫu nhiên vòng vây Kiến bị phá Mèn tìm được Kiến chúa, giải toả mọi hiểu lầm. Kiến truyền lời hịch muôn loài kết anh em. 
Mèn, Trũi về quê thăm mộ mẹ dự tính cuộc phiêu lưu mới.
2. Tóm tắt đoạn trích "Bài học đường đời"
- Mèn là chàng Dế thanh niên cường tráng, kiêu ngạo, xốc nổi.
- Mèn coi thường chê bai anh hàng xóm Dế Choắt ốm yếu xấu xí.
- Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt trọng thương.
- Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ.
- Mèn xót thương Choắt và ân hận vô cùng về bài học đường đời đầu tiên.
II- Bài tập SGK:
 Bài 1:(Trang 11SGK) Viết đoạn văn tả tâm trạng Mèn
* Nội dung: 
 + Cay đắng vì lỗi lầm
 + Xót thương Dế Choắt
 + ăn năn về hành động tội lỗi
 + Lời hứa với người đã khuất: thay đổi cách sống
(Chú ý khung cảnh xung quanh nấm mồ)
* Hình thức:
 + Đoạn văn 5 - 7 câu
 + Ngồi kể 1 - nhân vật Mèn xưng tôi
Bài 2: Đọc phân vai 3 nhân vật
III- Bài tập bổ sung:
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn
* Ngoại hình:
- Nét đẹp, khoẻ mạnh
* Tính cách:
 - Nét chưa đẹp; kiêu căng tự phụ
 - Nét đẹp; yêu đời, tự tin - ân hận, sám hối
Ngày soạn ......./......./......... 	 Ngày dạy:......../......./.........
 Tiết 40: Luyện tập phó từ
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa chính của phó từ
	- Rèn kỹ năng sử dụng các phó từ
B. Tiến trình:
I - Nội dung:
GV cho HS hệ thống lại kiến thức về phó từ
1. Khái niệm:
2. Phân loại:
II - Bài tập SGK:
Học sinh đọc bài tập 2 nêu yêu cầu của bài tập.
Giáo viên giới thiệu đoạn văn tham khảo.
Học sinh viết đoạn.
Bài 2: (trang 15)
Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoé rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kẻ dám trêu mình. Không thấy Mèn nhưng chị Cốc trông thấy Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị liền trút cơn giận lên đầu Choắt.
III- Bài tập bổ sung:
Bài 1: Tìm 6 phó từ lần lượt điền vào chỗ trống trong câu "dế Mènkiêu căng, hống hách"
để có sáu câu văn khác nhau
1, Rất- 2- vẫn- đã hay
2, Không- - cứ- sẽ
Bài 2: Chỉ ra sự khác nhau về nội dung mỗi câu trên. Từ đó rút ra kinh nghiệm gì khi dùng phó từ.
1. Mức độ kiêu căng hống hách rất cao.
2. Vẫn - không sửa chữa 
ị Phải dùng chính xác phù hợp với khả năng diễn đạt
Học sinh đọc bài tập 4 sách bài tập
Học sinh thảo luận nhóm.
Bài 4. (trang 5 SGK)
- Phó từ "vẫn" chỉ sự tiếp diễn của cơn bão
- "Vẫn" chỉ sự tiếp diễn hoạt động của con tàu
- "Vẫn" chỉ sự tiếp diễn trạng thái điền tĩnh của thuyền trưởng đ tính cách không kiên định nao núng của người chỉ huy.
Học sinh đọc bài tập 5.
Trao đổi nhóm.
Bài 5:
a) Không thể bỏ phó từ vì quan hệ giữa 2 bộ phận đồng thời
b) Có thể bỏ phó từ "đang" vì quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời và hoàn cảnh giao tiếp: Trực tiếp đối thoại.
Ngày soạn ......./......./......... 	 Ngày dạy:......../......./.........
Tiết 41: Cảm thụ văn bản: Sông nước Cà Mau
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu sâu sắc hơn về ND, NT văn bản
	- Học sinh làm một số bài tập cảm thụ văn bản
B. Tiến trình:
I- Bài tập SGK:
HS làm việc cá nhân 
Trao đổi phát biểu ý kiến.
GV định hướng học sinh viết đoạn hoàn chỉnh
Bài 1:(trang 23)
* Cảm nhận về vùng đất Cà Mau
- Cảm nhận về thiên nhiên vẻ đẹp hùng vĩ đầy sức sống.
 + Không gian mênh mông trời nước cây lá toàn màu xanh thơ mộng.
 + Âm thanh rì rào bất tận của tiếng sóng, gió, rừng cây.
 + Sông ngòi kênh rạch chi chít: Rạch Mái Giầm, kênh Ba Khía, kênh Bọ Mắt
+Dòng sông Năm Căn; rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm ngày đêm, cá bơi hàng đàn đen trũi.
+ Rừng đước cao ngất như bức trường thành vô tận.
+ Chợ Năm Căn; trù phú, đông vui, tấp nập, thuyền bè san sát, những đống gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông sáng rực.
+ Độc đáo; họp trên sông như khu phố nổi, thuyền bán hàng len lỏi, tiếng nói, màu sắc quần áo người bán hàng...
Bài 2: Câu 4b (trang 22 SGK)
* Các động từ trong câu: thoát qua, đổ ra, xuôi về
* Không thể thay đổi trình tự các động từ ấy vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.
- Thoát qua; nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn nguy hiểm.
- Đổ ra; diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ đổ ra dòng sông lớn.
- Xuôi về; diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sông êm ả.
Ngày soạn ......./......./......... 	 Ngày dạy:......../......./.........
Tiết 42: Luyện tập văn miêu tả
A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh củng cố kiến thức về văn miêu tả
	- Rèn kỹ năng làm bài văn miêu tả.
B. Tiến trình:
Học sinh đọc bài tập.
Trao đổi thảo luận, trình bày ý kiến
Bài 4: ( trang 29 SGK)
Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em.
- Mặt trời (mâm lửa, mâm vàng) lòng đỏ quả trứng thiên nhiên.
- Bầu trời (lồng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh) bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt em bé sau giấc ngủ dài, chiếc bát thuỷ tinh, tấm kính lau.
- Hàng cây bức tường thành cao vút, cô gái nghiêng mình, hàng quân danh dự.
- Núi đồi bát úp, cua kềnh, mâm xôi.
- Những ngôi nhà; viên gạch, bao diêm, trạm gác
Học sinh thảo luận,
Tìm ý
Giáo viên định hướng
Bài 5: (trang 29 SGK)
Tả cảnh dòng sông
- Bầu trời - ánh nắng- không gian - thời gian tả
- Dòng sông nào..? ở đâu?
- Mặt sông
- Hai bên bờ sông
- Điểm nổi bật của dòng sông
Bài 1: (trang 7 sách bài tập)
a) Cảnh sắc mùa thu
c) những chiếc lá vàng rải rác bay theo gió
d) vầng trăng tròn sáng như gương
b) Không chọn A vì đó là bầu trời của mùa hè
 B vì đó là khí hậu của mùa đông
 D vì đó là đặc điểm của mùa xuân.
Bài 3:
Ngày soạn ......./......./......... 	 Ngày dạy:......../......./.........
Tiết 43: Luyện tập so sánh
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu sâu sắc hơn về phép tu từ so sánh
	- Làm các bài tập phát hiện vận dụng
B. Tiến trình:
Học sinh hệ thống nhắc lại kiến thức cho học sinh.
Giáo viên chốt bằng bảng phụ lục
Học sinh đọc bài tập 1 trang 25
Trao đổi thảo luận, trình bày.
Lớp nhận xét bổ sung
Giáo viên chốt lại
I- Nội dung kiến thức cần nắm vững:
1. So sánh là gì?
2. Các kiểu so sánh:
+ Ngang bằng
+ Không ngang bằn ...  vợ
- Nhu nhược
- Tham lam, bội bạc
-> ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
10 
 Con hổ có nghĩa
 Con hổ
- Đề cao ân nghĩa.
11
Mẹ hiền dạy con
Người mẹ
- Thương con, tấm gương sáng về cách dạy con
12
Thầy thuốc
Thái y họ phạm
- Giỏi, có lòng nhân đức-> Đề cao đức tính cao đẹp của bậc lương y.
13
Bài học đường đời...
Dế Mèn
- Kiêu căng, xốc nổi-> Rút ra được bài học.
14
Bức tranh của em gái tôi
Người anh
Người em 
- Tự ái , ghen tị
- Tài năng,, vị tha, nhân hậu.
15
 Buổi học cuối cùng
Phrăng 
Ha Men 
- Mải chơi, lườihọc-> Muốn được học tập
- Yêu tiếng nói dân tộc -> Yêu nước.
* Trong các nhân vật chính trên, chọn 3 em nhân vật mà em thích nhất ? Vì sao ? 
* Hoạt động 4. So sánh điểm giống nhau về phương thức biểu đạt giữa truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại:
- CH: Về phương thức biểu đạt, các truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại có điểm gì giống nhau?
* Hoạt động 5. Hệ thống các văn bản theo chủ đề. 
 - CH: Kể tên văn bản thể hiện lòng yêu nước ? 
- CH: Kể tên các văn bản thể hiện lòng nhân ái?
(5’)
(5’)
IV. Điểm giống nhau giữa truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại:
* Giống nhau: Các truyện đều trình bày diễn biến sự việc nên đều sử dụng chung phương thức biểu đạt là tự sự.
V. Các chủ đề chính:
- Thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc: Sự tích hồ Gươm, Lượm, Cây tre, Lòng yêu nước, Buổi học cuối cùng, Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh ra đỏ,Động Phong Nha.
- Thể hiện lòng nhân ái:Sọ Dừa, Thạch Sanh, Con hổ có nghĩa, Thầy thuốcgiỏi cốt nhất ở tấm lòng, bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi, Đêm nay Bác không ngủ
4. Củng cố( 3 ph)
- GV hệ thống kiến thức cơ bản
- Các nhân vật chính trong các tác phẩm có vai trò gì trong việc thể hiện nội dung? 
5. HD học ở nhà ( 1 ph)
- Ôn các văn bản đã học, nắm chắc nội dung, nghệ thuật từng văn bản.
- Tiếp tục ôn tập phần TLV
Ngày soạn ......./......./......... 	 Ngày dạy:......../......./.........
Tiết 69. 
Tổng kết phần Văn và Tập làm văn
 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Giúp HS : Củng cố kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học, đã biết và đã tạo lập văn bản. Nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp. Năm vững bố cục cơ bản của bài văn với các nội dung và yêu cầu của từng phần.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức đã học làm bài tập
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi các văn bản và phương thức biểu đạt. 
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
2. Kiểm tra. Kết hợp trong giờ
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động1. Các loại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học: 
HS đọc yêu cầu 1- GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà- Nhận xét.
(29')
 I. Các loại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học.
TT
PT biểu đạt
Các bài văn đã học
1
2 
Tự sự 
Miêu tả
- Truyền thuyết : Con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giày
- Cổ tích : Sọ Dừa, Thạch Sanh ...
- Ngụ ngôn : ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi...
- Truyện cười : Treo biển, Lợn cưới, áo mới ...
- Truyện trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy
con...
- Tiểu thuyết : Bài học đường đời..., Vượt thác .
- Truyện ngắn : Bức tranh của em gái tôi.
- Thơ có nhiều yếu tố tự sự : Đêm nay Bác không ngủ.
3 
Biểu cảm
- Lượm 
- Mưa 
4
Nghị luận 
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
5
Thuyết minh 
- Động Phong Nha , Cầu Long Biên...,
* Phương thức biểu đạt : 
GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà- Lớp nhận xét- GV nhận xét, kết luận.
TT
 Tên văn bản 
 Phương thức biểu đạt chính 
 1
 Thạch Sanh
 Tự sự
 2
 Lượm
 Tự sự, miêu tả, biểu cảm
 3
 Mưa 
 Miêu tả
 4
Bài học đường đời đầu tiên.
 Tự sự, miêu tả
 5
Cây tre Việt Nam
 Miêu tả, biểu cảm.
II. Đặc điểm và cách làm:
Mục đích, nội dung, hình thức trình bày của 3 loại văn bản.
Văn bản
 Mục đích
 Nội dung
 Hình thức
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức
- Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
Văn xuôi, tự do
Miêu tả 
Cho hình dung, cảm nhận
- Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người.
 Văn xuôi, tự do
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lí do và yêu cầu
Theo mẫu, với đầy đủ yếu tố của nó. 
2. Nội dung từng phần trong văn bản tự sự và miêu tả :
Các phần
Tự sự
Miêu tả
Mở bài
 Giới thiệu nhân vật, tình huống sự việc
- Giới thiệu đối tượng miêu tả.
Thân bài
 Diễn biến tình tiết sự việc
-Tả đối tượng từ xa đến gần , từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể.
Kết bài
 - Kết quả sự việc, suy nghĩ
- Cảm xúc, suy nghĩ
 III. Luyện tập: (10’)
1. Bài tập 1:
 Kể lại bằng văn xuôi bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"
GV gọi 2 HS kể- HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Bài tập 2: 
 Từ bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa, Hãy viết lại bài văn miêu tả trận mưa theo tưởng tượng cảu em.
- HS viết bài - GV gọi 1 số HS đọc bài viết- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
3. Bài tập 3. Những mục còn thiểu của từ đơn là:
 - Lí do viết đơn?
 - Yêu cầu, đề nghị của người viết đơn?
4. Củng cố( 3 ph)
- GV hệ thống kiến thức
- Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn miêu tả.
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
- Ôn tập toàn bộ kiến thức văn tự sự, miêu tả đã học
- Chuẩn bị bài tổng kết Tiếng Việt 
Ngày soạn ......./......./......... 	 Ngày dạy:......../......./.........
Tiết 70 
Tổng kết phần Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS : 
- Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong chương trình Tiếng Việt .
- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn..., so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá...
- Biết phân tích các đơn vị ngôn ngữ đó.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức về các từ loại, các biện pháp tu từ vào làm bài.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Các ví dụ cho từng từ loại, phép tu từ, câu đơn 
 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
2. Kiểm tra. Kết hợp trong giờ
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động1. HD HS ôn tập theo sơ đồ.
* HS ôn tập ở nhà theo nội dung SGk
- GV gọi học sinh trình bày những điều đã học bằng sơ đồ (bảng phụ)
(24')
I. ôn tập phần tiếng việt
1. Các từ loại đã học
 Từ loại
Danh từ
Động từ
Tính từ
Số từ
Lượng từ
Chỉ từ 
Phó từ
 VD
Đã, sẽ, đang...
 VD
Này,nọ, kia...
VD: 
Những, các...
VD : 
Một, hai...
c VD
Vui, buồn...
 VD
Đi, ném
ngủ...
 VD
Hà Nội
Bảng... 
 	v	 
2. Các phép tu từ đã học
Các phép tu từ về từ
Phép so sánh
Phép nhân hoá
Phép ẩn dụ
Phép hoán dụ
3. Các kiểu cấu tạo câu đã học.
Các kiểu cấu tạo câu
Câu đơn
Câu ghép
Câu có từ là
Câu không có từ từ là
4. Các dấu câu đã học:
- Dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
- Dấu phân cách các bộ phận câu: Dấu phẩy.
II. Luyện tập: ( 15’)
1. Đặt câu với mỗi từ loại:
 - HS đặt câu với các từ loại đã học 
 - GV kiểm tra, nhận xét .
2. Đặt câu có dùng một trong các phép tu từ đã học:
 - HS đặt câu 
 - GV kiểm tra, nhận xét.
4. Củng cố( 3 ph)
- GV hệ thống kiến thức.
- Đấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi chấm, dấu chấm than có công dụng gì ?
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
- Đặt câu với mỗi biện pháp tu từ đã học. 
- Chuẩn bị bài ôn tập tổng hợp.
Ngày dạy
ý SGK.
Ngày soạn ......./......./......... 	 Ngày dạy:......../......./......... Tiết 71. 
Ôn tập tổng hợp
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS : 
- Ôn tập tổng hợp kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- HS có khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn Ngữ Văn.
- Có năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức cả 3 phân môn.
3.Thái độ:
- Có ý thức vận dụng các kiến thức tổng hợp làm bài tập.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Kiến thức về các phân môn Ngữ Văn. 
 2. Học sinh: Đọc trước bài Tr 162, 163 tìm hướng trả lời câu hỏi.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
2. Kiểm tra. Kết hợp trong giờ
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động1. Ôn tập nội dung cơ bản.
- Hướng dẫn HS khái quát hệ thống chương trình học kì I, II.
- HS nhắc lại những nội dung cơ bản của 3 phần : Văn , Tiếng Việt, TLV
- HS vận kiến thức đã học vào làm bài
- GV hướng dẫn HS làm phần trắc nghiệm
- GV hướng dẫn HS làm dàn bài
- HS thảo luận theo nhóm để tìm ý
- GV kiểm tra theo nhóm, sửa sai, bổ xung, cho HS ghi
(20')
(19')
I. Nội dung cơ bản.
1. Phần văn bản.
- Đặc điểm thể loại 
- Nội dung của các văn bản 
- Nội dung, ý nghĩa của các văn bản nhật dụng
2. Phần Tiếng Việt.
- Các từ loại: CDT, CĐT, CTT
- Các thành phần chính của câu. 
- Các biện pháp tu từ.
3. Phần tập làm văn.
- Dàn bài của bài văn tự sự .
- Ngôi kể, thứ tự kể.
- Cách làm bài văn tự sự.
- Thế nào là văn miêu tả.
- Các thao tác cơ bản của văn miêu tả.
- Cách làm bài văn miêu từ : Tả cảnh, tả người.
II. Bài tập.
- Đề bài SGK: 164 – 166.
1- Phần trắc nghiệm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đ.án
B
D
C
D
C
A
C
C
B
2 - Phần tự luận.
* Dàn bài :
+ Mở bài : Giới thiệu khung cảnh bữa cơm chiều.
+ Thân bài : Kể và tả sự việc .
- Việc gì? Lầm lỗi của em
- Thái độ của mẹ.
- Bắt đầu ra sao? xảy ra ntn?
- Kể và tả về bố, mẹ: Khuôn mặt, thái độ , giọng nói...
+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ của bản thân về sự việc đó.
4. Củng cố( 3 ph)
- GV hệ thống kiến thức bài học.
- Kĩ năng làm bài kiểm tra.
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
- Ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ Văn 6.
- Chuẩn bị phần ngữ văn địa phương theo gợi ý SGK.
Ngày soạn ......./......./......... 	 Ngày dạy:......../......./.........
Tiết 72: ngoại khoá văn học
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập hệ thống kiến thức văn học kỳ II lớp 6.
- Tổ chức các hoạt động ngữ văn: Trò chơi, diễn tiểu phẩm.
B. Tiến trình:
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
Học sinh dựa vào đó trình bày biểu diễn.
Hoạt động 1:
 Diễn tiểu phẩm
Lớp chia thành 4 nhóm - 4 tổ
Mỗi nhóm diễn một tiểu phẩm đã chuẩn bị ở nhà.
Các nhóm khác nhận xét về:
+ Nội dung
+ Hình thức diễn xuất 
+ Trang phục
Hoạt động 2: 
 Trò chơi ô chữ
Học sinh chia thành 2 đội chơi
Ban giáo khảo công bố thể lệ.
Các đội chơi tiến hành trò chơi.
Hoạt động 3: 
 Cuộc thi ai nhanh hơn
Học sinh chia lớp thành 4 đội chơi.
Tổ chức trò chơi ai nhanh hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuchon6-ki II.doc