A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố các kiến thức về quy tắc chuyển vế.
Củng cố quy tắt bỏ ngoặc
2. Kỹ năng:
Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế, quy tắc bỏ ngoặc vào bài tập. Thực hiện quy tắc chuyển vế vào các bài tập tìm x.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
B. Chuẩn bị đồ dùng:
1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng.
2. Học sinh: Bảng nhóm, thước thẳng.
C. Tiến trình hoạt động:
Ổn định:
Tiết 59 Tuần 20 QUY TẮC CHUYỂN VẾ NS: 01/ 01/ 2010 NG: 04/ 01/ 2010 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu đúng các tính chất: * Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại * Nếu a = b thì b = a. - HS hiểu quy tắc chuyển vế. 2. Kỹ năng: HS vận dụng đúng tính chất và thành thạo quy tắc chuyển vế. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi áp dụng quy tắc. B. Chuẩn bị đồ dùng: 1. Giáo viên: Thước thẳng, cân bàn, 2 quả cân 1kg và 2 nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau nếu có ,bảng phụ. 2. Học sinh: Thước thẳng, bảng nhóm. C. Tiến trình hoạt động: Ổn định: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: KIỂM TRA( 7’) Nêu quy tắc bỏ ngoặc? Áp dụng tính: a. (18 + 29) + (158 - 18 - 29) b. (13 - 135 + 49) - (13 + 49) GV: nhận xét, đánh giá điểm. HS lên bảng thực hiện a. (18 + 29) + (158 - 18 - 29) = 18 + 29 + 158 - 18 - 29 = 158 b. (13 - 135 + 49) - (13 + 49) = 13 - 135 + 49 - 13 - 49 = - 135 Hoạt động 2: TÍNH CHẤT (10’) GV cho HS thực hiện ?1 Hãy nhận xét các đĩa cân trong 2 trường hợp, so sánh hình bên phải với hình bên trái. Cân thăng bằng chứng tỏ điều gì? GV giới thiệu khái niệm đẳng thức, vế trái, vế phải Từ ví dụ hãy nêu tính chất của đẳng thức a = b thì ? a + c thì ? GV giới thiệu tính chất 3 HS quan sát hình 50 thảo luận và nhận xét. Khi cân thăng bằng nếu đồng thời ta cho thêm 2 vật như nhau vào 2 đĩa cân thì cân thăng bằng Ngược lại nếu đồng thời lấy bớt từ 2 đĩa cân 2 vật như nhau thì cân vẫn thăng bằng. 1. Tính chất: Nếu a = b thì a + c = b + c Nếu a + c = b + c thì a = b Nếu a = b thì b = a Hoạt động 3: VÍ DỤ (5’) Tìm số nguyên x biết: x - 4 = -7 Hướng dẫn HS thêm 4 vào hai vế của đẳng thức Chuyển ý: Từ ví dụ trên ta có thể viết lại x = -7 + 4 , so với đề bài em có nhận xét gì? Vế trái đã bị "mất" đi -4, vậy -4 đi đâu? Có phải tự nhiên mất đi không? Nó xuất hiện ở đâu? Dấu của nó thế nào? Có nhận xét gì khi chuyển 1 số từ vế này sang vế kia của 1 đẳng thức? HS thực hiện ví dụ theo hướng dẫn của GV HS làm thêm ?2 - 4 được chuyển từ vế trái sang vế phải, và dấu của nó đã thay đổi. Khi chuyển một số từ vế này sang vế kia thì phải đổi dấu của chúng 2. Ví dụ: SGK Giải: x - 4 = -7 x - 4 + 4 = -7 + 4 x = -3 Nhận xét: số 4 được chuyển từ vế trái sang vế phải đồng thời dấu của nó bị thay đổi Hoạt động 4: QUY TẮC CHUYỂN VẾ (15’) 2 phép toán cộng và trừ quan hệ như thế nào? (a-b) + b = a - b + b = a + 0 = a Ngược lại nếu x + b = a thì x = a - b Vậy hiệu a - b là số thoả mãn điều gì? GV giới thiệu nhận xét để chứng tỏ phép trừ trong Z cũng đúng với phép trừ trong N. Học sinh đọc qui tắc trong SGK Học sinh giải 2 ví dụ trong SGK Học sinh giải ?3 3. Qui tắc chuyển vế: SGK Ví dụ: Tìm x biết : x + 8 = -5 + 4 x + 8 = -1 x = -1 – 8 x = - 9 Hoạt động 5: CỦNG CỐ Nhắc lại qui tắc chuyển vế; làm BT 61; 62; 64 Bài 61 cho HS hoạt động nhóm Yêu cầu HS cả lớp làm bài tập vào giấy nháp rồi gọi hai học sinh lên bảng làm Gv ghi đề trên bảng . Gọi hs lên bảng làm Gv nhận xét bài làm của nhóm Hoạt động nhóm Bài 61: Tìm số nguyên x biết: a) 7 - x = 8 - (- 7) 7 - x = 15 x = 7 - 15 x = - 8 b) x - 8 = - 3 - 8 x = - 3 Bài 62: Tìm số nguyên a biết: a) a = 2 hoặc a = - 2 b) a + 2 = 0 a = - 2 Bài 64: Tìm số nguyên x, biết: a) a + x = 5 x = 5 - a b) a - x = 2 a - 2 = x hay x = a - 2 Hoạt động 6: DẶN DÒ(2’) Học thuộc lòng qui tắc chuyển vế, nắm vững tính chất đẳng thức Làm các BT 63; 65 trang 87 SGK. Làm thêm các bài tập trong sách bài tập 65 đến 67 Chuẩn bị bài: " Nhân hai số nguyên khác dấu" D. Rút kinh nghiệm: Tiết 60 Tuần 19 LUYỆN TẬP NS : 01/01/2009 NG: 06/ 01/ 2009 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về quy tắc chuyển vế. Củng cố quy tắt bỏ ngoặc 2. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế, quy tắc bỏ ngoặc vào bài tập. Thực hiện quy tắc chuyển vế vào các bài tập tìm x. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác. B. Chuẩn bị đồ dùng: 1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng. 2. Học sinh: Bảng nhóm, thước thẳng. C. Tiến trình hoạt động: Ổn định: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (8’) HS1: Nêu quy tắc chuyển vế. Thực hiện bài tập 95 sách bài tập HS2: Thực hiện bài tập 96a sách bài tập HS dưới lớp theo dõi và nhận xét GV đánh giá cho điểm. HS1: Tìm số nguyên x biết: 11 - (15 + 11) = x - (25 - 9) 11 - 15 - 11 = x - 25 + 9 - 15 + 25 - 9 = x x = 1 HS2: Tìm số nguyên x biết: 2 - x = 17 - (-5) 2 - x = 17 + 5 2 - 17 - 5 = x x = -20 Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (30’) Gv ghi đề trên bảng Bài 96 b: HS lên bảng thực hiện Gc nhận xét bài làm của hs Bài 104:Ghi đề trên bảng GV: Ta thực hiện bài này như thế nào? HS: Thực hiện quy tắc bỏ ngoặc rồi áp dụng quy tắc chuyển vế để tìm x. HS: Lên bảng thực hiện. Hs nhận xét bài làm của bạn Bài 107: GV: Các em tính như thế nào cho hợp lí nhất? HS: Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để kết hợp các số hạng sao cho tổng của chúng là các số tròn chục hoặc trăm. HS giải theo nhóm Gv cho hs nhận xét của từng nhóm. Bài 108: GV: Tính nhanh như thế nào? HS: Thực hiện quy tắc bỏ ngoặc rồi áp dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh. Sau đó yêu cầu HS hoạt động nhóm Gv cho hs nhận xét bài làm Hs nhận xét bài làm của nhóm khác Bài 96 b: x - 12 = (-9) - 15 x = (-9) - 15 + 12 x = - 12 Bài 104: Tìm số nguyên x biết: 9 - 25 = (7 - x) - (25 + 7) 9 - 25 = 7 - x - 25 - 7 x = 7 - 25 - 7 - 9 + 25 x = -9 . Bài 107:Hoạt động nhóm. Đại diện nhóm lên bảng trình bày Tính các tổng sau một cách hợp lí: a) 2575 + 27 - 2575 - 29 = 2575 - 2575 + 27 - 29 = - 2 b) 34 + 35 + 36 + 37 - 14 - 15 - 16 - 17 = 34 - 14 + 35 - 15 + 36 - 16 + 37 - 17 = 20 + 20 + 20 + 20 = 20 . 4 = 80 Bài 108: Tính nhanh: a) - 7624 + (1543 + 7624) = - 7624 + 1543 + 7624 = - 7624 + 7624 + 1543 = 1543 b) (27 - 214) - (486 - 73) = 27 - 214 - 486 + 73 = (27 + 73) - (214 + 486) = 100 - 700 = - 600 Hoạt động 3: CỦNG CỐ ( 5’) GV: Tổ chức trò chơi Toán học GV phổ biến luật chơi cho HS nắm rõ Trên bảng ghi 20 số từ 1 đến 20 như sau 1...2...3...4...5...6...7.............18...19...20 (Nội dung ghi trên bảng phụ ) Hai bạn chơi luân phiên điền dấu cộng hoặc trừ bất kì vào dấu ... cho đến khi không còn dấu ... nào. Nếu giá trị tuyệt đối của tổng cuối cùng nhỏ hơn 30 thì bạn đi trước thắng. Ngược lại nếu giá trị tuyệt của tổng cuối cùng lớn hơn hoặc bằng 30 thì bạn đi sau thắng. Hai HS luân phiên nhau thi. Hoạt động 4: DẶN DÒ (2’) Làm bài tập còn lại trong sách bài tập. Chuẩn bị bài mới: "Nhân hai số nguyên khác dấu" D. Rút kinh nghiệm: Tiết 60 Tuần 20 NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU NS: 04/ 01/ 2010 NG: 06/ 01/ 2010 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu được tương tự phép nhân hai số tự nhiên thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau HS hiểu tích của hai số nguyên khác dấu 2. Kỹ năng: HS biết tìm kết quả phép nhân hai số tự nhiên từ đó biết phát biểu qui tắc nhân hai số nguyên. HS tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác. B. Chuẩn bị đồ dùng: 1. Giáo viên: Thước thẳng, SGK, bảng phụ. 2. Học sinh: Thước thẳng, SGK, bảng phụ. C. Tiến trình hoạt động: Ổn định: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (5’) HS1: Nêu qui tắc chuyển vế Gv ghi đề trên bảng . Giải BT: Tìm x biết 2 - x = 17 - (-5) HS2: Tính nhanh: (43 - 863) - (137 - 57) 3784 + 23 - 3785 - 15 HS dưới lớp cùng thực hiện và cùng sửa sai GV: Nhận xét, đánh giá HS1: 2 - x = 17 - (-5) x = 2 - 22 x = - 20 HS2: Tính nhanh: (43 - 863) - (137 - 57) = 43 - 863 - 137 + 57 = (43 + 57) - (863 + 137) = 100 - 1000 = - 900 3784 + 23 - 3785 - 15 = (3784 - 3785) + (23 - 15) = - 1 + 8 = 7 Hoạt động 2: NHẬN XÉT MỞ ĐẦU(10’) Treo bảng phụ lên nội dung bài tập ?1, ?2 , ?3 GV cho HS thực hiện ?1; ?2; ?3 như SGK Thay phép nhân bởi phép cộng để tính kết quả Em có nhận xét gì về giá trị tuyệt đối và về dấu của tích hai số nguyên khác dấu HS thảo luận nhóm để thực hiện (-3). 4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) = - 12 (- 5).3 = (- 5) + (- 5) + (- 5) = - 15 2 . (- 6) = (-6) + (- 6) = - 12 Giá trị tuyệt đối của tích hai số nguyên khác dấu bằng tích hai giá trị tuyệt đối và mang dấu "-" 1. Nhận xét mở đầu: SGK Hoạt động 3: QUY TẮC NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU ( 18’) Từ nhận xét đó em nào có thể phát biểu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu Gọi 3 HS nhắc lại qui tắc So sánh qui tắc nhân với qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu Củng cố: HS làm bài tập 73, 74 Chú ý: 15.0 = ? (-6).0 = ? a.0 = ? Vậy kết quả phép nhân 1 số nguyên với 0 GV đưa đề ví dụ SGK lên bảng phụ Yêu cầu hs tóm tắt đề: Tính lương tháng, có các cách tính nào? Gv giải trên bảng Giải : Lương công nhân A tháng vừa qua là : 40 . 20000 + 10 . (-10000) 800000 + (-100000) = 700000đ HS thực hiện ?4 HS phát biểu quy tắc 2 HS lên bảng giải Bài tập 73: (- 5) . 6 = - 30 9 . (- 3) = - 27 (- 10) . 11 = - 110 150 . (- 4) = - 600 Bài tập 74: 125 . 4 = 500 (-125) . 4 = - 500 125 . (-4) = -500 HS thực hiện trên bảng Một sản phẩm đúng quy cách : +20000 Một sản phẩm sai quy cách : -10000 Một tháng làm 40 sản phẩm đúng quy cách và 10 sản phẩm sai quy cách . Tính lương tháng Hs nêu cách giải Hs ghi bài vào vở 2. Qui tắc nhân 2 số nguyên khác dấu: SGK Chú ý: a . 0 = 0 Ví dụ: SGK ?4 a) 5 . (-14) = - 70 b) (-25) . 12 = - 300 Hoạt động 4: CỦNG CỐ (10’) Nêu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu HS làm bài tập 75 Nội dung trên bảng phụ Yêu cầu HS cả lớp làm vào giấy nháp bài tập 76. Rồi gọi học sinh lên bảng làm Viết tổng sau thành dạng tích và tính giá trị biểu thức khi x = -5 x + x + x + x + x Bài 75: - 67 . 8 < 0 15 . (- 3) < 15 (- 7) . 2 < - 7 Bài 76: x 5 - 18 18 - 25 y - 7 10 - 10 40 x.y - 35 - 180 - 180 - 1000 x + x + x + x + x = (- 5) + (- 5) + (- 5) + (- 5) + (- 5) = (- 5) . 5 = - 25 Hoạt động 5: DẶN DÒ (2’) Học thuộc qui tắc Làm lại các bài 77 trang SGK Làm thêm bài 113-117 SBT Chuẩn bị bài: "Nhân hai số nguyên cùng dấu" D. Rút kinh nghiệm: Tiết 61 Tuần 20 NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU NS: 7/01/2010 NG: 9/01/2010 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu được qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, dấu của tích 2 số nguyên âm. 2. Kỹ năng: HS Vận dụng qui tắc để tính tích 2 số nguyên cùng dấu. Rèn luyện kỹ năng nhân 2 số nguyên cùng dấu . 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác. B. Chuẩn bị đồ dùng: 1. Giáo ... HS lên bảng thực hiện 1. Đoạn đường lên dốc dài: .180 = 40(km) Đoạn đường xuống dốc dài: 25%.180 = 45(km) Đoạn đường bằng phẳng dài là: 180 - (40 + 45) = 95 (km) 2. Quãng đường ôtô phải đi tiếp là: 320 - 320. = 320 - 180 = 140 (km) Hoạt động 4: DẶN DÒ - Về nhà học bài nắm lại quy tắc, xem lại các bài tập đã giải nắm lại phương pháp. - Giải các bài tập 124. - Chuẩn bị MTĐT bỏ túi. D. Rút kinh nghiệm: Tiết 97 Tuần 32 TÌM MỘT SỐ BIẾT GIÁ TRỊ MỘT PHÂN SỐ CỦA NÓ NS: 16/ 04/ 2010 NG: 20/ 04/ 2010 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được cách tìm một số biết giá trị phân số của nó. 2. Kỹ năng: - Có kĩ năng tìm một số biết giá trị phân số của nó trong một số bài tập cơ bản. 3. Thái độ: Cẩn thận khi thực hiện, phân tích đề bài và giải. B. Chuẩn bị đồ dùng: 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Bảng nhóm, SGK C. Tiến trình hoạt động: Ổn định: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ HS 1: Một lớp học có 45 học sinh gồm 3 loại: giỏi, khá và trung bình. Số học sinh trung bình chiếm số học sinh cả lớp. Số học sinh khá bằng số học sinh còn lại. Tính số học sinh giỏi của lớp. HS 2: Quãng đường AB dài 200km. Một ô tô đi được quãng đường. Hỏi ôtô phải đi bao nhiêu km nữa mới hết quãng đường AB. HS lên bảng thực hiện GV đánh giá điểm HS1: Số học sinh trung bình của lớp: 45. = 21 (học sinh) Số học sinh khá của lớp: . (45 - 21) = . 24 = 15 (học sinh) Số học sinh giỏi của lớp: 45 - (21 + 15) = 9 (học sinh) HS2: Quãng đường ôtô phải đi nữa là: 200 - . 200 = 200 - 120 = 80 (km) Hoạt động 2: VÍ DỤ GV cho HS đọc đề ví dụ SGK. GV: Nếu gọi x là số HS của lớp 6A thì số HS của lớp 6A nghĩa là gì? Từ đó x bằng gì? GV cho HS tính. GV kiểm tra và sửa sai. Chú ý các sai sót thường gặp của HS. Như vậy để tìm một số biết của nó bằng 27 ta làm như thế nào? HS đọc đề Nghĩa là: . x = 27 => x = 27 : Lấy 27 chia cho phân số 1. Ví dụ: (SGK) Gọi x là số học sinh của lớp 6A Ta có: . x = 27 => x = 27 : x = 27 . x = 45 Vậy số học sinh của lớp 6A là 45 em Hoạt động 3: QUY TẮC Qua ví dụ trên, muốn tìm một số biết giá trị phân số một phân số của nó ta làm như thế nào? GV và các HS khác nhận xét, sửa sai và hoàn thiện quy tắc. GV gọi một số HS phát biểu lại quy tắc GV chọn một vài kết quả cho cả lớp nhận xét, sửa sai hoàn chỉnh. GV gọi đại diện một số nhóm treo kết quả. Cần chú ý các sai sót thường gặp của HS để khắc sâu. HS rút ra quy tắc. HS làm ?1 trên bảng con. 14 : HS hoạt động theo nhóm làm ?2 350 lít nước đã dùng chiếm: (bể) Số lít nước bể chứa được là: (lít) Các nhóm khác nhận xét sửa sai hoàn chỉnh. 2. Quy tắc: Muốn tìm một số biết của nó bằng a, ta tính a: (m, n Î N, n ¹ 0) Hoạt động 4: CỦNG CỐ HS nhắc lại quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước. Làm bài tập 126; 127/54. Bài 126: của nó bằng 7,2 của nó bằng -5 Bài 127: Tìm một số, biết của nó bằng 13,32 Tìm một số, biết của nó bằng 31,08 Hoạt động 5: DẶN DÒ - Về nhà học bài nắm lại quy tắc, xem lại các bài tập đã giải nắm lại phương pháp. - Giải các bài tập 128 đến 131 SGK. - Chuẩn bị trước bài tập phần“Luyện tập”. D. Rút kinh nghiệm: Tiết 101 Tuần 33 LUYỆN TẬP NS: 28/ 04/ 2008 NG: 06/ 05/ 2008 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu cho HS cách tìm một số khi biết giá trị phân số của nó. 2. Kỹ năng: - Thành thạo trong việc tìm một số khi biết giá trị phân số của nó trong một số bài tập cơ bản, cũng như các bài toán thực tế đơn giản. 3. Thái độ: Cẩn thận khi thực hiện, phân tích đề bài và giải. B. Chuẩn bị đồ dùng: 1. Giáo viên: Bảng phụ, SGK 2. Học sinh: Bảng nhóm, SGK C. Tiến trình hoạt động: Ổn định: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ HS 1: Nêu cách tìm một số khi biết giá trị phân số của nó. Tìm một số biết của nó là 12. HS 2: Tính quãng đường AB. Biết một ô tô đi được quãng đường thì ô tô phải đi 35km nữa mới hết quãng đường AB. HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp nhận xét GV đánh giá điểm HS1: HS2: Quãng đường còn lại chiếm: 1 - (quãng đường) Quãng đường AB là: (km) Hoạt động 2: LUYỆN TẬP GV cho HS nghiên cứu bài tập 132. GV cho HS hoạt động theo nhóm làm bài tập này. Sau 5’ - 7’ GV gọi một số kết quả lên cho HS cả lớp quan sát, nhận xét. GV gọi HS phát hiện các sai sót của HS (nếu có) GV cần chú ý các sai sót thường gặp của HS để khắc sâu. GV gọi HS đọc đề bài tập 133 GV cho HS nêu tóm tắt bài toán. Lượng thịt ba chỉ bằng bao nhiêu phần lượng cùi dừa. Lượng đường bằng bao nhiêu phần lượng cùi dừa. Ta có 0,8kg thịt ba chỉ thì ta tính được cái gì? Cách tính như thế nào? Tính được khối lượng cùi dừa thì ta tính được khối lượng cái gì? Cách tính. GV lần lượt đặt các câu hỏi gợi mở. HS lên bảng thực hiện. Các HS khác nhận xét sửa sai. GV cho HS đọc đề bài tập 135. GV cho HS hoạt động theo nhóm làm bài tập này. GV cần lưu ý cho HS xí nghiệp thực hiện được kế hoạch vậy thì còn lại là bao nhiêu phần chưa thực hiện. Số phần này ứng với số lượng là bao nhiêu từ đó tính tổng số sản phẩm phải làm của xí nghiệp. Sau 5’ - 7’ GV gọi một số kết quả lên cho HS cả lớp quan sát, nhận xét. GV cần chú ý các sai sót thường gặp của HS để khắc sâu. GV gọi HS đọc đề bài tập 136 GV cho HS quan sát hình vẽ tìm ra lời giải. GV đĩa cân bên phải đựng cái gì? So với đĩa cân bên trái thì ta thấy điều gì? viên gạch ứng với kg. Vậy ta tính được khối lượng cả viên gạch hay không? Cách tính như thế nào? GV gọi HS lên bảng thực hiện. Các HS khác nhận xét sửa sai. Bài tập 132: a) Bài tập 133: Số kg cùi dừa cần phải có: (kg) Số kg đường cần phải có: (kg) Bài tập 135: Số phần còn lại chưa thực hiện 1 - = Số sản phẩm xí nghiệp được giao theo kế hoạch là: 560 : = 560 . = 1260 sản phẩm Bài tập 136: Khối lượng cả viên gạch là: kg Hoạt động 3: CỦNG CỐ HS nhắc lại quy tắc tìm một số khi biết giá trị phân số của nó. GV hướng dẫn HS sử dụng máy tính bỏ túi bỏ túi qua bài tập 134. Bài 134: Hoạt động 4: DẶN DÒ - Về nhà học bài nắm lại quy tắc, xem lại các bài tập đã giải nắm lại phương pháp. - Giải các bài tập còn lại. - Tìm một số biết của nó là 30. - Tính quãng đường AB. Biết một ô tô đi được quãng đường thì ô tô phải đi 49 km nữa mới hết quãng đường AB. D. Rút kinh nghiệm: Tuần: 35 ÔN TẬP HỌC KÌ II NS :30/4/2010 Tiết: 103 ND: 2/5/2010 I/ MỤC TIÊU: - Củng cố, khắc sâu cho HS các kiến thức trọng tâm trong học kì II: Số nguyên, Phân số. - Có kĩ năng giải các BT về số nguyên, phân số một cách thành thạo, hợp lí nhờ các tính chất cơ bản của chúng. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, Bảng phụ - HS: SGK, Bảng con, bảng nhóm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: a/ Ổn định: b/ Bài cũ: Trong ôn tập Hoạt động 2: Ôn tập A/ Lý Thuyết: GV nêu các câu hỏi Lý thuyết lần lượt cho HS trả lời (Câu hỏi đề cương) Câu 1: Phát biểu các quy tắc cộng, trừ, nhân , chia các số nguyên. Câu 2: Nêu các tính chất cơ bản của phép cộng, nhân các số nguyên. Câu 3: Quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế. Bội và Ước các số nguyên. Câu 4: Khái niệm phân số? Thế nào là hai phân số bằng nhau? Câu 5: Tính chất cơ bản của phân số? Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào? Cho ví dụ? Câu 7: Nêu quy tắc quy đồng mẫu nhiều phân số? Thế nào là phân số tối giản? Nêu quy tắc so sánh hai phân số? Câu 8: Nêu quy tắc nhân, chia, cộng, trừ phân số? Nêu các tính chất của các phép toán cộng, nhân phân số. Thế nào là hai phân số đối nhau? Hai phân số nghịch đảo? Cho ví dụ? Câu 9: Cho ví dụ về hỗn số? Nêu cách viết một phân số lớn hơn 1 ra phân số và cách đổi một hỗn số ra phân số? Cho ví dụ? Thế nào là số thập phân, phân số thập phân, phần trăm? Cho ví dụ? Lưu ý: GV có thể ghi tổng quát nội dung trả lời các câu hỏi trên cho HS nắm. GV hướng dẫn nhanh để HS hình dung lại toàn bộ kiến thức trong chương để từ đó nắm được lí thuyết cơ bản của chương để giải BT. IV. CỦNG CỐ: Thực hiện phép tính b. (-8).7.(-25) c. 29.(19 - 13) - 19(29 - 13) d. e. GV gọi HS lên thực hiện các BT cả lớp nhận xét. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Về nhà học bài xem lại các BT đã giải, nắm kĩ các lí thuyết để áp dụng giải BT. - Giải các bài tập còn lại. Tuần: 35 ÔN TẬP HỌC KÌ II (tt) NS:................. Tiết: 104 ND:3/4/2010 I/ MỤC TIÊU: - Củng cố, khắc sâu cho HS các kiến thức trọng tâm trong học kì II: Số nguyên, Phân số. - Có kĩ năng giải các BT về số nguyên, phân số một cách thành thạo, hợp lí nhờ các tính chất cơ bản của chúng. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, Bảng phụ - HS: SGK, Bảng con, bảng nhóm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: a/ Ổn định: b/ Bài cũ: Trong ôn tập Hoạt động 2: Ôn tập Tiết 101 Dạng 1: Thực hiện phép tính - GV cho HS đọc đề và giải các BT ở đề cương. - Đối với mỗi bài tập GV cho HS tìm tòi lại cách giải và nhớ lại một số kiến thức áp dụng để giải các bài tập đó. - GV có thể cho HS hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm tuỳ từng BT để giải. - Các HS khác nhận xét, sửa sai. Chú ý các sai sót thường gặp để khắc sâu. - Chú ý GV cần cho HS rút ra thứ tự thực hiện phép tính qua từng bài và các kiến thức vận dụng để giải. Tiết 102: Dạng 2: Tìm x Tương tự với dạng 1 thì dạng 2 GV cũng cho HS thực hiện các bước đó. - GV cho HS đọc đề và giải các BT ở đề cương. - Đối với mỗi bài tập GV cho HS tìm tòi lại cách giải và nhớ lại một số kiến thức áp dụng để giải các bài tập đó. - GV có thể cho HS hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm tuỳ từng BT để giải. - Các HS khác nhận xét, sửa sai. Chú ý các sai sót thường gặp để khắc sâu. - Chú ý GV cần cho HS rút ra thứ tự thực hiện phép tính qua từng bài và các kiến thức vận dụng để giải. Tiết 103: Dạng 3: Rút gọn, tính giá trị biểu thức Phần III, IV Dạng 4: Bài toán thực tế Phần V - GV cũng cho HS tìm tòi phát hiện và giải để nhớ lâu và kĩ kiến thức. - HS phát hiện, sửa sai nếu có. - HS làm BT I đề cương Thực hiện phép tính: Khi thực hiện chú ý các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số cũng như áp dụng các tính chất vào tính toán. - HS làm BT II đề cương Tìm x HS tìm tòi, hoạt động tìm ra hướng giải để nắm kiến thức - HS làm BT III, IV, V đề cương IV. CỦNG CỐ: - Sau mỗi tiết đều có củng cố, nhắc lại các kiến thức đã vận dụng - Cho HS nêu tổng quát cách giải từng dạng BT và làm BT tương tự để củng cố, khắc sâu. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Về nhà học bài nắm lại tất cả các kiến thức, xem lại các bài tập đã giải nắm lại phương pháp giải từng dạng. - Giải các bài tập còn lại trong đề cương. - Chuẩn bị tốt cho Thi HK sắp đến. VI. RKN & PHỤ LỤC: 0 0 0
Tài liệu đính kèm: