I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ thông tin và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến an toàn thông tin máy tính.
- Biết khái niệm virus máy tính và tác hại của virus máy tính
- Biết được các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được một số biện pháp cơ bản để phòng tránh virus và quét virus trên máy tính.
3.Thái độ:
- Học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin máy tính của riêng mình cũng như kho tàng thông tin chung trên mạng máy tính và internet.
II- Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Màn hình lớn (hoặc Projector), giáo án, SGK, SGV
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem bài trước ở nhà, SGK.
Tỉnh Hậu Giang Tuần: 12 Tiết: 23, 24 Chương II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC Bài 6: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ thông tin và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến an toàn thông tin máy tính. - Biết khái niệm virus máy tính và tác hại của virus máy tính - Biết được các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. 2. Kỹ năng: - Thực hiện được một số biện pháp cơ bản để phòng tránh virus và quét virus trên máy tính. 3.Thái độ: - Học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin máy tính của riêng mình cũng như kho tàng thông tin chung trên mạng máy tính và internet. II- Đồ dùng dạy học: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Màn hình lớn (hoặc Projector), giáo án, SGK, SGV 2. Chuẩn bị của học sinh: - Xem bài trước ở nhà, SGK. III- Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng 1. Ổn định lớp: - Báo cáo sỉ số. 2. Giới thiệu chương: - Chương II gồm 03 bài, chương này nhằm cung cấp cho các em một số hiểu biết về an toàn thông tin máy tính, cách thức phòng tránh để bảo vệ dữ liệu được lưu trong máy tính và vai trò, lợi ích cũng như hạn chế của tin học và máy tính. 3. Bài mới: GV: Các em hãy nêu những tình huống dẫn đến thông tin trong máy tính của em bị mất. HS: - Do máy tính bị hư. - Do dữ liệu bị xóa. - Do lưu trùng tên với dữ liệu đã có. - Do virus. GV: Vậy ta thấy rằng thông tin trên máy tính có thể bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. VD: Một văn bản hay bài trình chiếu mà em mất nhiều công sức chuẩn bị đến thời điểm cần sử dụng bị biến mất hoặc bị hỏng không thể mở ra được hay những tài liệu lưu trên máy tính của em không tìm thấy Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính GV: Em hãy phát biểu những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính. HS: Hoạt động nhóm. Sau đó đại diện nhóm phát biểu ý kiến. GV: Nhận xét phát biểu của các nhóm sau đó giới thiệu các yếu tố Yếu tố 1: GV: Giới thiệu yếu tố công nghệ - vật lý HS: Lắng nghe và ghi bài Yếu tố 2: GV: Giới thiệu yếu tố bảo quản và sử dụng. HS: Lắng nghe và ghi bài. Yếu tố 3: GV: Giới thiệu yếu tố bảo quản và sử dụng. HS: Lắng nghe và ghi bài. GV: Kết luận GV: Cho một số HS phát biểu virus máy tính là gì? HS: Phát biểu. GV: Nêu khái niệm virus máy tính GV: Cho HS hoạt động nhóm. Phát biểu những tác hại mà virus máy tính gây ra. HS: Đại diện nhóm phát biểu GV: Kết luận GV: Vậy theo em virus máy tính có thể lây vào máy tính bằng các cách nào? HS: Hoạt động nhóm. Đại diện nhóm phát biểu GV: Nhận xét phát biểu của các nhóm và kết luận. GV: Giới thiệu các cách phòng tránh virus. 4. Củng cố: - Thông tin máy tính có thể bị mất do đó việc bảo vệ an toàn thông tin máy tính là điều rất cần thiết. - Virus máy tính là một đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản và lây nhiễm từ máy tính này sang máy tính khác, là mối nguy hại lớn nhất cho an toàn thông tin máy tính. - Cách phòng tránh virus máy tính tốt nhất là cảnh giác và ngăn chặn trên chính những con đường lây lan của chúng đồng thời phải thường xuyên cập nhật phần mềm diệt virus và quét virus thường xuyên. 5. Dặn dò: - Làm các bài tập 1, 2, 3 trang 64 SGK - Đọc trước bài thực hành số 5 “Sao lưu dự phòng và quét virus”. Chương II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC Bài 6: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH 1. Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính? Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa tới những hậu quả vô cùng to lớn. Do đó bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết. 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính. a) Yếu tố công nghệ - vật lí: - Máy tính là một thiết bị điện tử nên cũng có “tuổi thọ” nhất định (nhất là thiết bị lưu trữ) chỉ cần một vùng nhỏ của thiết bị lưu trữ bị hỏng cũng đã có thể gây ra sự cố không đọc được thông tin lưu trên đó. - Ngoài ra, các phần mềm máy tính, kể cả hệ điều hành cũng có thể xảy ra sự cố và làm mất thông tin. b) Yếu tố bảo quản và sử dụng - Do để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào hay máy tính bị ướt, bị va đập mạnh. - Sử dụng máy tính không đúng cách cũng gây ảnh hưởng làm mất thông tin. c) Virus máy tính - Virus máy tính là một trong những nguyên nhân gây mất thông tin máy tính với những hậu quả nghiêm trọng * Vậy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính. Để hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố đó, ta cẩn thực hiện các biện pháp để phòng cần thiết, cần tạo thói quen sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính 3. Virus máy tính và cách phòng tránh a) Virus máy tính là gì? Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình máy hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt. b) Tác hại của virus máy tính: Virus sẽ gây ra các tác hại sau: - Tiêu tốn tài nguyên hệ thống. - Phá hủy dữ liệu. - Phá hủy hệ thống - Đánh cắp dữ liệu. - Mã hóa dữ liệu để tống tiền. - Gây các khó chịu khác. c) Các con đường lây lan của virus. - Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus. - Qua các phần mềm bẻ khóa, các phần mềm sao chép lậu. - Qua các thiết bị nhớ di động - Qua mạng nội bộ, mạng internet, đặc biệt là thư điện tử. - Qua các “lỗ hổng” phần mềm. d) Phòng tránh virus: “ Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những con đường lây lan của chúng” 1. Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không chạy các chương trình tải từ internet hoặc sao chép từ máy tính khác khi chưa đủ tin cậy. 2. Không mở những tệp gởi kèm trong thư điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay nội dung thư. 3. Không truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh. 4. Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm chạy trên máy tính của mình, kể cả hệ điều hành. 5. Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại. 6. Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus.
Tài liệu đính kèm: