I/ Mục tiêu:
- Biết vận dụng qui tắc dấu để tính tích các số nguyên
- Rèn luyện kĩ năng nhân hai số nguyên một cách linh hoạt
II/ Chuẩn bị:
- GV:
- HS: Chuẩn bị bài tập ở nhà
III/ Tiến trình tiết dạy
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Kiểm tra bài cũ
H: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu? Làm bài 120(SBT)
H: Nêu cách nhận biết dấu của tích? Làm bài 83(SGK)
3. Bài mới
TRƯỜNG THCS RỜ KƠI Giáo viên: Hoàng văn Chiến Tuần:21 Ngày soạn:10/01/2009 Tiết: 62 Ngày dạy: 12/01/2009 § 11. LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Biết vận dụng qui tắc dấu để tính tích các số nguyên Rèn luyện kĩ năng nhân hai số nguyên một cách linh hoạt II/ Chuẩn bị: GV: HS: Chuẩn bị bài tập ở nhà III/ Tiến trình tiết dạy Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài cũ H: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu? Làm bài 120(SBT) H: Nêu cách nhận biết dấu của tích? Làm bài 83(SGK) 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV: Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, hai số nguyên cùng dấu GV: Gọi 1HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp theo dõi và nhận xét GV: Gọi 1HS lên bảng HS: Nhận xét GV(giới thiệu cho HS): Luỹ thừa với cơ số là số nguyên âm và số mũ chẵn thì có giá trị là số nguyên dương, nếu số mũ lẻ thì có giá trị là số nguyên âm GV(gợi ý): ở cột 2; 3; 4; 5 ta thực hiện chia các số tự nhiên sau đó thêm các dấu “+” hoặc “-” để được kết quả đúng HS: 1HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp nhận xét GV: Sửa lỗi GV: Yêu cầu HS trả lời miệng H: 22 =?; (- 2)2 = ?; 42 = ?; (- 4)2 = ? HS: 22 = 4; (- 2)2 = 4 42 = 16 ; (- 4)2 = 16 H: Những số nào có bình phương bàng nhau? HS: GV: Nhấn mạnh: các số đối nhau có bình phương bằng nhau GVHD HS sử dụng máy tính như SGK trình bày HS: Sử dụng máy tính và tính A, (-123). 7; (- 118).14; (- 1200). (-56) GV: Gợi ý : xét các trường hợp x = 0; x < 0; x > 0 HS: 1HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp nhận xét HS: Lên bảng thực hiện HS dưới lớp nhận xét GV: b2 luôn là số nguyên dương(b 0) do đó dấu của ab2 phụ thuộc vào dấu của a GV: Yêu cầu HS thay các giá trị của x vào đẳng thức từ đó tìm giá trị của x thoả mãn đẳng thức GV: Gọi 1HS lên bảng thực hiện GV: Yêu cầu 1HS đọc đề baì toán Cả lớp theo dõi H: Nêu công thức thể hiện mối quan hệ giữa vận tốc, quãng đường và thời gian? HS: S = v.t Với: S : quãng đường, v: thời gian, t: vận tốc GV: Gọi 1HS lên bảng thực hiện Bài 82(SGK) A, (- 7). (- 5) = 35 > 0 B, (- 17). 5 = - 75; (- 5).(- 2) = 10 Vậy (-17).5 < (-5). (-2) C, (+ 19).(+ 6) = 114 (-17).(-10) = 170 Vậy (+19) .(+6) < (- 17).(- 10) Bài 85(SGK) a, (- 25).8 = - 200 b, 18. (- 15) = - 270 c, (- 1500).(- 100) = 150 000 d, (- 13)2 = 169 Bài 86(SGK) a - 15 13 -4 9 -1 b 6 -3 -7 -4 - 8 ab -90 -39 28 -36 8 Bài 87(SGK) 32 = 9 và (- 3)2 = 9 GVHD HS sử dụng máy tính Bài 89(SGK) Bài 88(SGK): a, Nếu x 0 b, Nếu x = 0 thì (- 5). x = 0 c, Nếu x > 0 thì (- 5). x < 0 Bài 84(SGK): Dấu của a Dấu của b Dấu của ab Dấu của ab2 + + + + + - - + - + - - - - + - Bài 126(SBT) Trong các số –4; -3; -2; -1; 0 ;1; 2; 3; 4 số thoả mãn đẳng thức x(4+x) = -3 là: x = -3 ; x = -1 Bài 133(SBT) a, S = v.t = 4.2 = 8 người đó cách địa điểm O 8km về bên phải, nghĩa là sau hai giờ người đó đi được 8 km theo chiều từ trái sang phải b, S = 4.(-2) = -8 người đó cách O 8km theo chiều từ phải sang trái c, S = (-4).2 = -8, người đó cách O 8km theo chiều từ phải sang trái d, S = (-4). (-2) = 8, người đó đi theo chiều từ phải sang trái nhưng còn 2 giờ nữa mới đến O 4/ Củng cố: Qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu 5/ Dặn dò: BTVN 1, Tính giá trị biểu thức A = (3x+ 4).(- 12x - 8) với x = 5 2, Tính: (- 4)2. 5 (- 25) .17 TRƯỜNG THCS RỜ KƠI Giáo viên: Hoàng văn Chiến Tuần:21 Ngày soạn:11/01/2009 Tiết: 63 Ngày dạy: 13/01/2009 § 12. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN I/ Mục tiêu: Hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức II/ Chuẩn bị: GV: HS: Xem trước bài ở nhà III/ Tiến trình tiết dạy Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV: Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của phép nhân trong N HS: Phép nhân trong N có các tính chất: giao hoán, kết hợp, nhân với 0, nhân với 1, phân phối giữa phép nhân với phép cộng GV(nói): Trong tập hợp Z phép nhân các số nguyên cũng có các tính chất này H: Hãy nêu công thức toán học biểu thị tính chất gioa hoán và kết hợp của phép nhân các số nguyên GV: Nêu VD minh hoạ GV: Giới thiệu các chú ý và yêu cầu HS xem 2 chú ý đầu trong SGK + Nhờ tính chất kết hợp ta có thể nói đến tích của ba, bốn, năm số nguyên VD: a.b.c = (a.b).c = a(b.c) + Dựa vào tính chất giao hoán và kết hợp khi thực hiện phép nhân các số nguyên ta có thể thay đổi vị trí các thừa số , đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách hợp lý GV: Giới thiệu luỹ thừa bậc n của số nguyên a GV: Yêu cầu HS làm ?1; ?2 HS: Từ đó tự rút ra nhận xét GV: Nhấn mạnh nhận xét cho HS GV: Giới thiệu tính chất 3 GV: Yêu cầu HS làm ?3; ?4 và gọi 2HS trả lời miệng HS: Làm ?3 a.(-1) = (-1).a = -a HS: Làm ?4 Bạn Bình nói đúng vì có hai số nguyên khác nhau nhưng bình phương của vchúng lại bằng nhau VD 3 - 3 nhưng 32 = (-3)2 = 9 GV: Giới thiệu tính chất 4 và chú ý GV: Giải thích cho HS chú ý a(b - c) = a[b + (-c)] = ab + a(-c) ab – ac HS: Làm ?5 GV: Gọi 2HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp làm vào vở và nhận xét 1. Tính chất giao hoán a.b = b.a VD: (-12).3 = 3.(-12)= -36 2. Tính chất kết hợp (a.b).c = a.(b.c) VD: [4.(-6)].(-8) = 4.[(-6).(-8)] Chú ý: (SGK) - Tích của n số nguyên a là luỹ thừa bậc n của a(cách đọc và kí hiệu như đối với số tự nhiên) VD: (-3)3 = (-3).(-3)(-3) = - 81 Nhận xét: Trong một tích các số nguyên khác 0: a, Nếu có một số chắn thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “+” b, Nếu có một số lẻ thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “-” 3. Nhân với số 1 a.1 = 1.a = a 4. Tính chất của phép nhân đối với phép cộng a(b + c) = ab + ac Chú ý: Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ: a(b - c) = ab – ac Luyện tập tại lớp: Bài 90 (SGK) a, 15.(-2)(-5)(-6) = [(-2).(-5)]. [15.(-6)] = 10 . (- 90) = - 900 b, 4.7.(-11).(-2) = [4.7.(-2)].(-11) = (-56).(-11) = 616 4/ Củng cố: Các tính chất của phép nhân: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1; -1; phân phối giữa phép nhân với phép cộng(trừ) Khái niệm luỹ thừa bậc n của số nguyên a, các chú ý và nhận xét 5/ Dặn dò: Học bài, làm bài: 91; 92; 93; 94; 96; 97; 99(SGK) TRƯỜNG THCS RỜ KƠI Giáo viên: Hoàng văn Chiến Tuần:21 Ngày soạn:12/01/2009 Tiết: 64 Ngày dạy: 14/01/2009 § 12. LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Biết vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân với phép cộng vào các bài toán cụ thể Rèn luyện cho HS kĩû năng tính toán, củng cố qui tắc nhân các số nguyên, biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên II/ Chuẩn bị: GV: HS: Chuẩn bị bài tập ở nhà III/ Tiến trình tiết dạy Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài cũ H: Nêu các tính chất của phép nhân các số nguyên? Làm bài 92(SGK) 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HS: Nhắc lại tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng GV: Gọi 1HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp nhận xét H: Muốn tính nhanh bài tập 93 cần thực hiện như thế nào? HS: GV: Gọi 1HS lên bảng GV: Gợi ý áp dụng tính chất phân phối của phép nhân và phép trừ HS: 1HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp nhận xét HS: Nhắc lại luỹ thừa bậc n của số nguyên a GV: Gọi 1HS lên bảng thực hiện GV: Gợi ý cho HS tính nhanh bằng cách đưa 237.(-26) = - 237.26 sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép trừ và tính Tương tự với câu b GV: Gọi 2HS lên bảng thực hiện Lớp nhận xét GV: Sửa lỗi GV: Gọi 2HS lên bảng thực hiện HS dưới lớp nhận xét Bài 91(SGK): Thay một thừa số bằng tổng a, - 57.11 = -57(10 + 1) = -57.10 + (-57).1 = - 570 - 57 = - 627 b, 75.(-21)= 75.[-20 +(-1)] = 75.(- 20) + 75.(-1) = - 150 + (-75) = - 150 – 75 = - 225 Bài 93(SGK): Tính nhanh A, (-4).(+125).(-25).(-6).(-8) = [(+125).(-8)].[(-4).(- 25)].(-6) = (- 1000). 100 .(-6) = - 100 000 .(- 6) = 600 000 b, (- 98). (1 - 246) – 246.98 = - 98.1 – (-98).246 – 246 .98 = - 98 + 98.246 – 246 .98 = -98 + (98.246 – 246.98) = - 98 + 0 = -98 Bài 94(SGK): a, (-5).(-5).(-5)(-5)(-5) = (-5)5 b, (-2).(-2).(-2).(-3).(-3)(-3) = [(-2)(-3)][(-2)(-3)][(-2)(-3)] = 6.6.6 = 63 Bài 96(SGK) a, 237.(-26) + 26 .137 = 26 .137 - 26.237 = 26(137 - 237) = 26. (-100) = - 2600 b, 63.(-25) + 25(-23) = 25.(-23)- 63.25 = 25(-23-63) = 25.(-86) = - 2150 Bài 98(SGK): Tính giá trị của biểu thức a, Với a = 8 ta có (-125)(-13)(-a) = (-125)(-13)(-8) = [(-125).(-8)].(-13)= 1000.(-13) = - 13 000 b, (-1)(-2)(-3)(-4)(-5).b = (-1)(-2)(-3)(-4)(-5).20 = [(-1)(-3)(-4).20][(-5)(-2)] = (-240).10 = - 2400 4/ Củng cố: Các tính chất của phép nhân: giao hoán, kết hợp, phân phối giữa phép nhân với phép cộng(trừ) Khái niệm luỹ thừa bậc n của số nguyên a, các chú ý và nhận xét 5/ Dặn dò: Học bài, làm bài: 139; 140; 141; 147; 148; 149(SBT)
Tài liệu đính kèm: