A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức :
Học sinh biết các tính chất cơ bản của phép nhân phân số: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
2. Kỷ năng:
Có kỷ năng vận dụng các tính chất trên để thực hiện phép tính hợp lý, nhất là khi nhân nhiều số .
3.Thái độ:
Có ý thức quan sát đặc điểm các phân số để vận dụng các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
Rèn luyện ý thức làm việc tập thể và tự đánh giá.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Nêu - giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu bài dạy. Bài giảng PP. Phiếu đánh giá. Projecter.
Hệ thống bài tập củng cố.
HS: Nghiên cứu bài mới.
D. Ý ĐỒ TỔ CHỨC:
Sử dụng phương tiện dạy học nhắc lại có hệ thống các tính chất của phép nhân phân số có tử số và mẫu số là các số tự nhiên đã học ở cấp I; các tính chất của phép nhân số nguyên.
Từ đặc điểm khác nhau của phân số ở cấp I và phân số đang học ở lớp 6; cùng với tính chất của phép nhân số nguyên để quy nạp cho các tính chất của phép nhân phân số với tử số và mẫu số là số nguyên.
Sử dụng các hiệu ứng PowerPoint để thấy rỏ hơn các tính chất của phép nhân phân số và cách sử dụng các tính chất trong mỗi trường hợp cụ thể của mỗi dạng toán.
Tạo hiệu ứng liên kết những ô phần thưởng bí mật nhằm giúp học sinh thêm hứng thú, giảm đi sự căng thẳng của giờ học.
Dùng thiết bị camera để chiếu bài làm của học sinh, đánh giá kĩ năng trình bày lời giải của học sinh.
Nâng cao ý thức tự đánh giá thông qua việc kiểm tra chéo bài của nhau.
Tiết 85. §11: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÉP NHÂN PHÂN SỐ Ngày soạn: 13/3 Ngày giảng: 6C:22/3/2010 A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : Học sinh biết các tính chất cơ bản của phép nhân phân số: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 2. Kỷ năng: Có kỷ năng vận dụng các tính chất trên để thực hiện phép tính hợp lý, nhất là khi nhân nhiều số . 3.Thái độ: Có ý thức quan sát đặc điểm các phân số để vận dụng các tính chất cơ bản của phép nhân phân số. Rèn luyện ý thức làm việc tập thể và tự đánh giá. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu - giải quyết vấn đề. C. CHUẨN BỊ: GV: Nghiên cứu bài dạy. Bài giảng PP. Phiếu đánh giá. Projecter. Hệ thống bài tập củng cố. HS: Nghiên cứu bài mới. D. Ý ĐỒ TỔ CHỨC: Sử dụng phương tiện dạy học nhắc lại có hệ thống các tính chất của phép nhân phân số có tử số và mẫu số là các số tự nhiên đã học ở cấp I; các tính chất của phép nhân số nguyên. Từ đặc điểm khác nhau của phân số ở cấp I và phân số đang học ở lớp 6; cùng với tính chất của phép nhân số nguyên để quy nạp cho các tính chất của phép nhân phân số với tử số và mẫu số là số nguyên. Sử dụng các hiệu ứng PowerPoint để thấy rỏ hơn các tính chất của phép nhân phân số và cách sử dụng các tính chất trong mỗi trường hợp cụ thể của mỗi dạng toán. Tạo hiệu ứng liên kết những ô phần thưởng bí mật nhằm giúp học sinh thêm hứng thú, giảm đi sự căng thẳng của giờ học. Dùng thiết bị camera để chiếu bài làm của học sinh, đánh giá kĩ năng trình bày lời giải của học sinh. Nâng cao ý thức tự đánh giá thông qua việc kiểm tra chéo bài của nhau. E. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định ( 2’) Vắng: II.Kiểm tra bài cũ: 5’ Phát biểu quy tắc phép nhân phân số? Áp dụng: Thực hiện phép tính: HS làm trên phiếu học tập. HS đổi chéo bài để kiểm tra đối chiếu kết quả. GV kiểm tra bài 1HS: Chiếu bài làm và sửa lỗi sai. GV Chuẩn hóa, ghi điểm Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử số với nhau và các mẫu số với nhau. Thực hiện phép tính: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 3’ Gọi HS giải câu B theo cách khác, cho biết đã sử dụng kiến thức nào của phân số để giải? Nêu các tính chất cơ bản của phép nhân phân số ở cấp I? Phân số đã học ở cấp I và phân số học ở lớp 6 có gì khác nhau? Phép nhân số nguyên có những tính chất cơ bản gì ? GV: Phép nhân phân số ở lớp 6 củng có các tính chất giống như tính chất phép nhân phân số ở cấp I và phép nhân số nguyên đã học. 2. Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1. 10’ GV: lấy ví dụ: Tính HS thực hiện theo cách nhanh nhất ? Bài giải trên đã sử dụng những tính chất gì của phép nhân phân số? GV: Tương tự phép nhân phân số với tử số và mẫu số là những số tự nhiên và phép nhân số nguyên. Phép nhân phân số với tử số và mẫu số là những số nguyên củng có các tính chất cơ bản như thế. GV: Phép nhân phân số có tính chất gì? Hãy viết dạng tổng quát. GV: Giải thích từng bước biến đổi. GV: Yêu cầu HS phát biểu bằng lời các tính chất trên. 2. Hoạt động 2: 5’ Ví dụ: Tính HS: Tại chổ nêu lời giải. GV: Chuẩn hóa lời giải lên bảng GV: Bạn đã sử dụng tính chất gì vào trong từng bước giải? Bài tập nhận dạng tính chất: Áp dụng tính chất nào cho bước giải sau? Đáp án: C GV: qua bài này các em cần lưu ý: Nhờ tính chất giao hoán và kết hợp, trong khi nhân nhiều phân số, ta có thể tùy ý thay đổi thứ tự các thừa số một cách thích hợp. 3. Hoạt động 3 : 15’ Bài 1: Hãy vận dụng tính chất cơ bản của phép nhân phân số để tính giá trị các biểu thức sau: GV: Có những cách nào để giải bài tập trên? Để giải ta sử dụng những kiến thức nào? HS: 2 HS lên bảng, giải đúng sẽ được mở ô quà bí mật. GV: Chuẩn hóa. Biểu quyết kết quả tự đánh giá của những học sinh còn lại. GV: Qua hai bài giải này em thấy việc sử dụng những tính chất cơ bản của phép nhân phân số có tác dụng gì? GV: Do đó trước khi làm một bài toán nào cần đọc kĩ đề bài, vạch ra các cách giải, từ đó chọn cách giải tối ưu nhất. Bài 2 (Bài 75-SGK/39) Hoàn thành bảng nhân : GV: Yêu cầu HS tại chỗ trả lời kết quả của một hàng ngang phép tính nhân với Có nhận xét gì về kết quả hàng dọc phép tính nhân với . Em giải các ô hàng dọc như thế nào? GV: Những ô còn lại HS về nhà hoàn thành vào vở bài tập Bài 3: Tính giá trị biểu thức sau một cách hợp lí : HS: Thực hiện theo nhóm nhỏ 2 em trong 3 phút. GV: Thu bài, chiếu 1 bài làm. Các nhóm nhận xét, đối chiếu kết quả. GV: Chuẩn hóa. Nhận xét. Lưu ý học sinh: a.0=0 GV: Bài tập SGK có bài nào tương tự như trên Bài 4: Tính giá trị biểu thức sau: với a=2010 GV: Có những cách nào để giải câu trên? GV: Cần thu gọn biểu thức trước khi thay giá trị của a. HS: Tại chỗ thực hiện. Có thể hướng dẫn về nhà. GV: Bài tập SGK có bài nào tương tự như trên 1. Các tính chất: Với a) Tính chất giao hoán: b) Tính chất kết hợp: c) Nhân với số 1: d) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 2. Ví dụ: 3.Luyện tập : Bài 1: Hãy vận dụng tính chất cơ bản của phép nhân phân số để tính giá trị các biểu thức sau: Bài 2 (Bài 75-SGK/39) Hoàn thành bảng nhân : X Bài 3: Tính giá trị biểu thức sau một cách hợp lí : Bài 4: Tính giá trị biểu thức sau: với a=2010 Vì a=2010 suy ra D=6030 3. Củng cố: 2’ Nhắc lại các tính chất cơ bản của phép nhân phân số? So sánh phép nhân số nguyên; phép nhân phân số với tử số và mẫu số là những số tự nhiên với phép nhân phân số có mẫu số và tử số là các số nguyên. GV: Từ đó cho học sinh thấy được phép nhân số nguyên; phép nhân phân số với tử số và mẫu số là những số tự nhiên là trường hợp riêng của phép nhân phân số có mẫu số và tử số là các số nguyên. 4. Hướng dẫn về nhà: 3’ Học và nắm chắc các tính chất cơ bản của phép nhân phân số. Giải các bài tập 75 ; 76 ; 77 SGK/39 Nghiên cứu các bài 79; 82; 83; SGK/40,41 tiết sau luyện tập F. Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: