Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 65 đến 70 - Năm học 2012-2013

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 65 đến 70 - Năm học 2012-2013

 I/. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản đã học trong chương: Tập hợp các số nguyên; số đối, giá trị tuyệt đối của một số nguyên; quy tắc cộng, trừ hai số nguyên, quy tắc dấu ngoặc.

 2. Kĩ năng:

 - Luyện tập các kĩ năng cơ bản: Tìm số đối, giá trị tuyệt đối của một số nguyên; so sánh các số nguyên; cộng, trừ hai số nguyên, tính các tổng đại số.

 3. Thái độ:

 - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác.

 II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học trong chương; chuẩn bị các câu hỏi ôn tập và các bài tập 109, 111, 114, 115 phần Ôn tập chương II SGK tr. 98, 99

 III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 Sĩ số: 6A : 6B

 2. Kiểm tra:

 HS 1: Làm bài 101 SGK tr. 97

 HS 2: Làm bài 102 SGK tr. 97

 3. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

HĐ 1: Củng cố lí thuyết.

? Viết tập hợp Z các số nguyên?

? Viết số đối của số nguyên a ?

? Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương ? Số nguyên âm ? Số 0 ?

Cho ví dụ minh họa (nếu có).

? Số nguyên nào bằng số đối của nó ?

? Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?

? Giá trị tuyệt đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương ? Số nguyên âm ? Số 0 ?

? Muốn cộng hai số nguyên cùng dấu, ta làm thế nào ?

? Tính : a) 5 + 3 ; b) (-2) + (-8).

? Muốn cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm thế nào ?

? Tính (-273) + 55.

? Phép cộng các số nguyên có những tính chất gì? Viết dạng tổng quát ?

? Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta làm thế nào?

? Phát biểu quy tắc dấu ngoặc?

Z = {.; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; }

+ Số đối của số nguyên a là –a

+ Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương, là số nguyên âm, là số 0 (số đối của -1 là 1, số đối của 1 là -1, số đối của 0 là 0).

+ Số nguyên bằng số đối của nó là 0.

- Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số.

+ Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là một số không âm:

 | a | ≥ 0 , 0 = 0.

+ Cộng hai số nguyên dương - cộng hai số tự nhiên khác 0.

+ Cộng hai số nguyên âm - cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu

‘‘ - ’’ trước kết quả.

a) 5 + 3 = 8 ;

b) (-2) + (-8) = - (2 + 8) = - 10.

+ Cộng hai số nguyên khác dấu, ta thực hiện theo ba bước:

+ B¬¬1: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số.

+ B¬¬2: Lấy số lớn trừ đi số nhỏ (trong hai số vừa tìm được).

+ B¬¬3: Đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả tìm được.

(-273) + 55 = - (273 - 55) = - 218.

+ Phép cộng các số nguyên có các tính chất:

+ Giao hoán: a + b = b + a.

+ Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).

+ Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a.

+ Cộng với số đối: a + (- a) = 0.

+ Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta lấy a cộng với số đối của b:

a - b = a + (- b)

+ Khi bỏ ngoặc mà có dấu “ + ” đứng trước thì ta giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc.

+ Khi bỏ ngoặc mà có dấu “ - ” đứng trước thì ta đổi dấu các số hạng trong ngoặc: dấu “ + ” thành dấu “ - ” và dấu “ - ” thành dấu “ + ” .

 

doc 18 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 65 đến 70 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 13/01/2013.
 Ngày giảng:  /01/2013.
Tiết 65
BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
 I/. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Biết khái niệm chia hết trong tập hợp số nguyên; các khái niệm bội và ước của một số nguyên.
 - Hiểu được ba tính chất về quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên.
 2. Kĩ năng:
 - Biết tìm bội và ước của một số nguyên.
 3. Thái độ: 
 - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác. 
 II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
 2. Học sinh: Ôn tập khái niệm chia hết trong tập hợp số tự nhiên, cách tìm bội và ước của một số tự nhiên; đọc trước bài.
 III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 	6A	6B
 2. Kiểm tra: 
 - HS 1: ? Cho hai số tự nhiên a, b với b ≠ 0. Khi nào thì ta nói a chia hết cho b 
(a + b) ? Khi nào thì ta nói a là bội của b, b là ước của a ? 
 - HS 2: Muốn tìm các ước của một số tự nhiên, ta làm thế nào? Tìm Ư(6) ?
 - HS 3: Muốn tìm các bội của một số tự nhiên, ta làm thế nào? Tìm B(6) ?
 3. Bài mới:
 Đặt vấn đề: 
 Tương tự như các số tự nhiên, ta cũng xét quan hệ chia hết trong tập hợp các số nguyên và các khái niệm bội và ước của một số nguyên.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Tiếp cận khái niệm bội và ước của một số nguyên.
- Giới thiệu quan hệ chia hết trong tập hợp các số nguyên và các khái niệm bội và ước của một số nguyên, lấy VD.
- Nhấn mạnh khái niệm về quan hệ chia hết; ước và bội trong tập hợp Z tương tự như trong tập N.
? Viết các số 6, - 6 thành tích của hai số nguyên ?
? Từ cách viết trên và kiến thức đã học, cho biết các số 6 và - 6 chia hết cho (là bội của) những số nguyên nào ?
- Nhận xét: 6 và - 6 (hai số nguyên đối nhau) cùng là bội của các số nguyên: 
1, -1, 2, -2, 3, -3, 6, -6.
? Từ kết quả trên, tìm Ư(6), Ư(-6) ?
- Nhận xét: 1 và -1 ; 2 và -2 ; 3 và -3 ; 6 và -6 (hai số nguyên đối nhau) cùng là ước của một số nguyên 6 hoặc - 6.
Vậy hai số nguyên đối nhau cùng là bội hoặc ước của một số nguyên.
? Tìm hai bội của 6 ?
- Giới thiệu chú ý:
? Tại sao số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0 ?
? Tại sao số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào?
? Tại sao 1 và -1 là ước của mọi số nguyên ?
? Tìm các ước chung của 6 và - 6 ?
- Theo dõi, nhận thức vấn đề:
+ Cho a, b, q Î Z, b ≠ 0. Nếu có 
a = b.q thì a + b (a là bội của b, b là ước của a ).
- 2 HS lên bảng thực hiện:
6 = 1.6 = (-1).(-6) = 2.3 = (-2).(-3)
-6 = 1.(-6) = 6.(-1) = (-2).3 = (-3).2
+ Số 6 chia hết cho (là bội của) các số: 1, -1, 2, -2, 3, -3, 6, -6 ;
+ Số - 6 chia hết cho (là bội của) các số: 1, -1, 2, -2, 3, -3, 6, -6.
+ Ư(6) = {-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6}
+ Ư(-6) = {-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6}
- Các HS đứng tại chỗ nêu kết quả:
+ Bội của 6: 0, 6, -6, 12, -12, 
- HS đọc chú ý SGK tr. 96:
+ Vì số 0 chia hết cho mọi số nguyên khác 0.
+ Vì số chia phải khác 0.
+ Vì mọi số nguyên đều chia hết cho 1 và -1.
+ Các ước chung của 6 và -6 là:
-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6
HĐ 2: Tiếp cận các tính chất về quan hệ chia hết trong tập số nguyên.
- Ta có 12 + (-6) và (-6) + 2. Kiểm tra xem 12 có chia hết cho 2 không ?
? Cho a + b và b + c. Dự đoán a + c ?
- Chính xác hóa, giới thiệu tính chất 1 và viết dạng tổng quát.
? Cho ví dụ áp dụng tính chất 1?
? Nhắc lại dạng tổng quát bội của một số a ?
- Giới thiệu và viết dạng tổng quát của tính chất 2.
? Cho ví dụ áp dụng tính chất 2 ?
? Nhắc lại tính chất chia hết của một tổng trong tập hợp N ?
- Giới thiệu và viết dạng tổng quát của tính chất 3.
? Cho ví dụ áp dụng tính chất 3 ?
- Tổ chức cho HS làm ?4 SGK tr. 97 theo nhóm, thời gian: 3 phút.
+ NhI, III: Tìm ba bội của -5;
+ NhII, IV: Tìm các ước của -10.
- Chính xác hóa, nhấn mạnh trong tập hợp Z, nếu a là bội (hoặc ước) của b thì - a cũng là bội (hoặc ước) của b. 
+ 12 + (-6) và (-6) + 2, ta có 12 + 2 
+ Dự đoán: a + b và b + c Þ a + c 
- T/c 1 : Nếu a + b và b + c Þ a + c 
+ Ví dụ: 20 + 10 và 10 + 2 Þ 20 + 2 
- Dạng tổng quát bội của một số a là: am (m Z)
- T/c 2 : Nếu a + b Þ am + b 
+ Ví dụ: 4 + 2 Þ 4 . (-3) + 2 
+ Tính chất chia hết của một tổng trong tập hợp N: 
a + m , b + m , c + m Þ (a + b +c) + m và (a - b) + m.
- T/c 3 : Nếu a + c và b + c 
 Þ (a + b) + c và (a + b) + c 
+ Ví dụ: 16 + 4 và -12 + 4.
Þ [16 + (-12)] + 4 và [16 - (-12)] + 4.
+ Hoạt động nhóm.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
a) Ba bội của -5 là: 0, 5, -5, 
b) Các ước của -10 là: 
1, -1, 2, -2, 5,-5, 10, -10
 4. Củng cố: 
 ? Số nguyên a chia hết cho số nguyên b khi nào ?
 ? Cho hai số nguyên a và b, b ≠ 0. Khi nào thì ta nói a là bội của b, b là ước của a? 
 - Bài tập trắc nghiệm: Nối mỗi dòng ở cột A với một dòng ở cột B để được kết quả đúng:
A
B
a) Các số nguyên chẵn được biểu diễn là
1) 3k, k Î Z
b) Các số nguyên lẻ được biểu diễn là
2) 5t, t Î N*
c) Các số nguyên chia hết cho 3 được biểu diễn là
3) 2k, k Î Z
d) Các số nguyên dương chia hết cho 5 được biểu diễn là
4) 3t, t Î N
5) 2k - 1 , k Î Z
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm vững khái niệm chia hết trong tập hợp số nguyên; các khái niệm bội và ước của một số nguyên; ba tính chất về quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên.
 - Làm, hoàn thiện các bài tập 101, 102, 104 SGK tr. 97; HS khá làm các bài 156, 157, 158 SBT.
 - Ôn tập toàn bộ các kiến thức đã học trong chương II, chuẩn bị phần câu hỏi ôn tập và các bài tập 109, 111, 114, 115 phần Ôn tập chương II SGK tr. 98, 100; giờ sau Ôn tập chương II.
.......................................................................
Ngày soạn: 13/01/2013.
 Ngày giảng:  /01/2013.
Tiết 66
ÔN TẬP CHƯƠNG II
 I/. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản đã học trong chương: Tập hợp các số nguyên; số đối, giá trị tuyệt đối của một số nguyên; quy tắc cộng, trừ hai số nguyên, quy tắc dấu ngoặc.
 2. Kĩ năng:
 - Luyện tập các kĩ năng cơ bản: Tìm số đối, giá trị tuyệt đối của một số nguyên; so sánh các số nguyên; cộng, trừ hai số nguyên, tính các tổng đại số.
 3. Thái độ: 
 - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác. 
 II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học trong chương; chuẩn bị các câu hỏi ôn tập và các bài tập 109, 111, 114, 115 phần Ôn tập chương II SGK tr. 98, 99
 III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 6A :	6B
 2. Kiểm tra: 
 HS 1: Làm bài 101 SGK tr. 97
 HS 2: Làm bài 102 SGK tr. 97
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Củng cố lí thuyết.
? Viết tập hợp Z các số nguyên?
? Viết số đối của số nguyên a ?
? Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương ? Số nguyên âm ? Số 0 ?
Cho ví dụ minh họa (nếu có).
? Số nguyên nào bằng số đối của nó ?
? Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?
? Giá trị tuyệt đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương ? Số nguyên âm ? Số 0 ?
? Muốn cộng hai số nguyên cùng dấu, ta làm thế nào ?
? Tính : a) 5 + 3 ; b) (-2) + (-8).
? Muốn cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm thế nào ?
? Tính (-273) + 55.
? Phép cộng các số nguyên có những tính chất gì? Viết dạng tổng quát ?
? Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta làm thế nào?
? Phát biểu quy tắc dấu ngoặc?
Z = {...; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;}
+ Số đối của số nguyên a là –a
+ Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương, là số nguyên âm, là số 0 (số đối của -1 là 1, số đối của 1 là -1, số đối của 0 là 0).
+ Số nguyên bằng số đối của nó là 0.
- Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số.
+ Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là một số không âm:
 | a | ≥ 0 , = 0. 
+ Cộng hai số nguyên dương - cộng hai số tự nhiên khác 0.
+ Cộng hai số nguyên âm - cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu 
‘‘ - ’’ trước kết quả.
a) 5 + 3 = 8 ;
b) (-2) + (-8) = - (2 + 8) = - 10.
+ Cộng hai số nguyên khác dấu, ta thực hiện theo ba bước:
+ B1: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số.
+ B2: Lấy số lớn trừ đi số nhỏ (trong hai số vừa tìm được).
+ B3: Đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả tìm được.
(-273) + 55 = - (273 - 55) = - 218.
+ Phép cộng các số nguyên có các tính chất:
+ Giao hoán: a + b = b + a.
+ Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).
+ Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a.
+ Cộng với số đối: a + (- a) = 0.
+ Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta lấy a cộng với số đối của b: 
a - b = a + (- b)
+ Khi bỏ ngoặc mà có dấu “ + ” đứng trước thì ta giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc.
+ Khi bỏ ngoặc mà có dấu “ - ” đứng trước thì ta đổi dấu các số hạng trong ngoặc: dấu “ + ” thành dấu “ - ” và dấu “ - ” thành dấu “ + ” .
HĐ 2: Luyện tập.
- Tổ chức cho HS làm bài 109 SGK tr. 98:
- Hướng dẫn, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
- Tổ chức cho HS làm bài 115 SGK tr. 99:
- Hướng dẫn, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, nhấn mạnh giá trị tuyệt đối của số nguyên a là một số không âm
- Tổ chức cho HS làm bài 114 SGK tr. 99 theo nhóm, thời gian: 4 phút.
+ NhI, III: Làm phần a) ;
+ NhII, IV: Làm phần b).
- Hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa, nhấn mạnh tổng của hai số đối nhau bằng 0.
- Tổ chức cho HS làm bài 111 SGK tr. 99:
- Hướng dẫn, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, lưu ý HS khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu “ - ” đứng trước thì ta đổi dấu các số hạng trong ngoặc.
- Một HS lên bảng làm bài 109 SGK:
Theo thứ tự thời gian tăng dần các năm sinh được sắp xếp là:
- 624; - 570; - 287; 1441; 1596; 1777; 1850.
- Nhận xét, bổ xung.
- Năm HS lên bảng làm bài 115 SGK:
a) = 5 Þ a = -5 hoặc a = 5 ;
b) = 0 Þ a = 0 ;
c) = -3, không có số nguyên a nào thỏa mãn ;
d) = = 5 Þ a = -5 hoặc a = 5 ;
e) -11 = - 22 Þ = 2 
Þ a = - 2 hoặc a = 2.
- Nhận xét, bổ xung.
+ Hoạt động nhóm.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
a) Vì - 8 < x < 8 nên x {-7; -6; -5; 
-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}
Tổng của các số nguyên trên là:
(-7 + 7) + (-6 + 6) + (-5 + 5) + (-4 + 4) + (-3 + 3) + (-2 + 2) + (-1 + 1) + 0 = 0;
b) Vì - 6 < x < 4 nên x {-5; -4; -3; 
-2; -1; 0; 1; 2; 3;}
Tổng của các số nguyên trên là:
 (-5) + (-4) + (-3 + 3) + (-2 + 2)
 + (-1 + 1) + 0 = (-5) + (-4) = - 9.
- Bốn HS lên bảng làm bài 111 SGK:
a) [(-13) + (-15)] + (-8)
= (-28) + (-8) = - 36 ;
b) 500 – (- 200) – 210 – 100
= 500 + 200 – 210 – 100 = 390 ;
c) – (-129) + (-119) – 301 +12
= 129 – 119 – 301 + 12 = - 279 ;
d) 777 - (- 111) - (- 222) + 20
= 777 + 111 + 222 + 20
= 10000 + 20 = 1020.
 4. Củng cố: 
 - Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án đúng cho các câu sau:
 Câu 1: Kết quả của phép cộng 12 + (- 15) là:
 a) - 3	b) 27	c) 3	d) - 27
 Câu 2: Kết quả của phép trừ 0 - 5 là:
 a) - 4	b) 5	c ... bản đã hệ thống.
 - Xem lại các bài tập đã chữa; Làm, hoàn thiện các phần còn lại.
 - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra viết chương II, thời gian: 45 phút.
Tân Sơn, ngày: ...../01/2013.
Đã soạn hết tiết 65 ® tiết 67.
Duyệt của tổ chuyên môn
.......................................................................
 Ngày soạn: 13/01/2013.
 Ngày giảng:  /0 /2013.
Tiết 68
KIỂM TRA VIẾT CHƯƠNG II
 I/. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức cơ bản đã học trong chương II (tập hợp các số nguyên; các phép tính trên tập hợp hợp các số nguyên; quan hệ chia hết trong tập hợp các số nguyên; quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế) của HS. Từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học cho phù hợp.
 2. Kĩ năng:
- Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập, kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày của HS.
 3. Thái độ: 
 - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác, trung thực, nghiêm túc.
 II/. ĐỀ BÀI VÀ ĐIỂM SỐ:
 1. Ma trận:
 Các
 cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Thứ tự trong tập hợp số nguyên.
Tìm được số liền trước, số liền sau; số đối của một số nguyên.
Sắp xếp đúng một dãy các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm.
Số câu
2
1
3
Số điểm,
Tỉ lệ %
1
10%
0.5
5%
1.5
15%
Các phép tính trong tập hợp số nguyên.
Làm đúng dãy các phép tính với số nguyên.
Vận dụng được các quy tắc: Dấu ngoặc; chuyển vế; tính chất các phép tính vào các bài toán.
Vận dụng linh hoạt quy tắc dấu ngoặc để tính giá trị của một tổng đại số.
Số câu
3
1
4
Số điểm,
Tỉ lệ %
6.5
65%
1.5
15%
8
80%
Bội và ước của một số nguyên.
Tìm được các ước của một số nguyên.
Số câu
1
1
Số điểm,
Tỉ lệ %
0.5
5%
0.5
5%
Tổng số câu
2
2
4
8
Tổng số điểm, 
Tỉ lệ %
1
10%
1
10%
80
80%
10
100%
 2. Đề bài và điểm số:
 Câu 1 (1 điểm): 
a) Tìm số liền trước, số liền sau của số -50
b) Tìm số đối của các số -10 và số 15 
 Câu 2 (1 điểm): 
a) Tìm tất cả các ước của - 4 ;
b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:
- 1945 ; - 2 ; 67 ; - 9 ; 2013 ; 0
 Câu 3 (1.5 điểm): Tính tổng các số nguyên x, biết: - 4 £ x < 5.
 Câu 4 (3 điểm): Tính hợp lí nếu có thể:
a) 30 + 12 - (- 20) + (-12) 	b) 23.(-25) + 25.63 
 Câu 5 (2 điểm): Tìm số nguyên x, biết: 8 - (23 - x) = - 6 
 Câu 6 (1.5 điểm): Tính: S = 1 - 2 + 3 - 4 +  + 197 - 198 + 199 
 III. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHI TIẾT TỪNG PHẦN:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1a)
Số liền trước của số - 50 là số - 51 
Số liền sau của số - 50 là số - 49 
0.25
0.25
1b)
Số đối của số - 10 là 10
Số đối của số 15 là - 15
0.25
0.25
2a)
Các ước của số - 4 là: 1 ; - 1 ; 2 ; - 2 ; 4 ; - 4
0.5
2b)
Theo thứ tự giảm dần của các số nguyên, ta có:
2013 ; 67 ; 0 ; - 2 ; - 9 ; - 1945
0.5
3)
Các số nguyên x, thỏa mãn - 4 £ x < 5 là:
- 4 ; - 3 ; - 2; - 1; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4
Tổng của các số nguyên trên là:
(- 4) + (- 3) + (- 2) + (- 1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4
 = [(- 4) + 4] + [(- 3) + 3] + [(- 2) + 2] + [(- 1) + 1] + 0
 = 0 + 0 + 0 + 0 + 0
 = 0 
Vậy tổng các số nguyên x, thỏa mãn - 4 £ x < 5 bằng 0.
0.5
0.5
0.5
4a)
 30 + 12 - (- 20) + (-12) 
= [12 + (-12)] + [30 - (- 20)]
= 0 + (30 + 20)
= 0 + 50 
= 50
0.5
0.5
0.5
4b)
 23 . (-25) + 25 . 63 
= (-23) . 25 + 25 . 63 
= 25 . [(-23) + 63]
= 25 . 40 
= 1000
0.25
0.5
0.5
0.25
5
 8 - (23 - x) = - 6 
 8 - 23 + x = - 6
 - 15 + x = - 6
 x = - 6 + 15
 x = 9
0.5
0.5
0.5
0.5
6
S = 1 - 2 + 3 - 4 +  + 197 - 198 + 199 
 = (1 - 2) + (3 - 4) +  + (197 - 198) + 199 
 = (- 1) + (- 1) +  + (- 1) + 199
 99 số (-1)
 = (- 99) + 199 = 100
 Vậy S = 100
0.5
0.5
0.5
 IV. TỔ CHỨC KIỂM TRA:
 1. Ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 	6A : 	6B
 2. Tiến hành kiểm tra:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Phát đề, yêu cầu HS làm bài nghiêm túc, theo dõi quá trình làm bài của HS.
- Kết thúc giờ kiểm tra, thu bài làm của HS.
- Nhận đề từ GV, nghiêm túc làm bài.
- Nộp bài khi hết thời gian làm bài.
 3. Nhận xét: GV nhận xét ý thức làm bài kiểm tra của HS.
 V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập.
 - Chuẩn bị bài: “ Mở rộng khái niệm phân số”.
.......................................................................
 Ngày soạn: 13/01/2013.
 Ngày giảng:  /0 /2013.
Chương III: PHÂN SỐ
Tiết 69
MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
 I/. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Biết và nắm vững khái niệm phân số.
 - Biết số nguyên cũng được coi là phân số với mẫu là 1.
 2. Kĩ năng:
 - Biết cách viết phân số, tử là số viết trên gạch ngang và mẫu là số viết dưới gạch ngang đều phải là số nguyên và mẫu phải khác 0.
 - Nhận biết được đâu là phân số, lấy được ví dụ về phân số.
 3. Thái độ: 
 - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác, có ý thức liên hệ thực tế.
 II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
 2. Học sinh: Ôn tập về phân số đã học ở Tiểu học; đọc trước bài.
 III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 Sĩ số:	 6A : 	6B
 2. Kiểm tra: Không.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Đặt vấn đề.
- Giới thiệu nhiệm vụ chính của chương: Tìm hiểu sâu hơn về phân số.
- Nội dung cơ bản:
+Các khái niệm: Phân số, phân số bằng nhau.
+Tính chất cơ bản của phân số.
+Các phép tính về phân số.
+Ba bài toán cơ bản về phân số.
+Hỗn số, số thập phân, phần trăm.
- Kiến thức trọng tâm: Tính chất cơ bản và các phép tính về phân số.
- Theo dõi, nhận thức vấn đề, đối chiếu với phần mục lục của SGK.
HĐ 2: Tiếp cận khái niệm phân số.
? Nêu VD về phân số và ý nghĩa của tử và mẫu mà các em đã được học ở Tiểu học ? 
- Nhân xét, nhấn mạnh: Phân số được dùng để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 (ở Tiểu học). Vậy phân số có được dùng để ghi kết quả của phép chia hai số nguyên không ?
- Giới thiệu cũng là phân số và coi 
 là kết quả của phép chia -3 cho 4.
- Giới thiệu khái niệm phân số. 
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- VD: Một cái bánh được chia thành 4 phần bằng nhau, lấy ra 3 phần, ta nói rằng: “đã lấy cái bánh”. Ta có phân số ; 4 là mẫu số chỉ số phần bằng nhau được chia từ cái bánh, 3 là tử số chỉ số phần bằng nhau đã được lấy.
- Theo dõi, ghi nhận kiến thức.
HĐ 3: Nhận dạng và thể hiện khái niệm phân số.
- Lấy VD về các phân số: 
 , , , , , ...
-Yêu cầu HS làm ?1 SGK tr 5.
- Nhận xét, chính xác hóa.
-Yêu cầu HS làm ?2 SGK tr 5.
- Lưu ý: Tử và mẫu đều phải là các số nguyên và mẫu phải khác 0.
-Yêu cầu HS làm ?3 SGK tr 5.
- Nhận xét, chính xác hóa, nêu nhận xét : Mọi số nguyên đều có thể viết dưới dạng phân số với mẫu là 1. 
-Theo dõi, xem các VD về phân số.
- ?1 :
 * : tử số:2, mẫu số:5.
 * : tử số:-3, mẫu số:7.
 * : tử số:1, mẫu số:-3.
- ?2 : Cách viết ở các phần a), c) cho ta phân số.
- ?3 : Mọi số nguyên đều có thể viết dưới dạng phân số.VD: , ...
 4. Củng cố: 
 - Khái niệm phân số, nhấn mạnh điều kiện của tử và mẫu số.
 - Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án đúng cho các câu sau:
 Câu 1: Cho biểu thức A= , n Î Z. Để A là phân số thì:
 A. n ≠ 2 B. n > 2 C. n < 2 D. n ≠ 3
 Câu 2: Trong các cách viết sau, cách viết nào có dạng phân số ?
 A. B. C. D. 
 - Tổ chức làm các bài tập 3 SGK tr 6 (chia lớp thành 2 nhóm, NhI: làm ý a),c) NhII: làm ý b), d)).
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm vững khái niệm phân số.
 - Làm các bài tập 1, 2, 4, 5 SGK tr. 5, 6
 - Chuẩn bị bài: “% 2. Phân số bằng nhau”.
.......................................................................
 Ngày soạn: 13/01/2013.
 Ngày giảng:  /0 /2013.
Tiết 70
PHÂN SỐ BẰNG NHAU
 I/. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Biết và nắm vững khái niệm hai phân số bằng nhau.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận dạng được các phân số bằng nhau và không bằng nhau.
 - Biết tìm một phân số bằng phân số đã cho.
 3. Thái độ: 
 - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác, có ý thức liên hệ thực tế.
 II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
 2. Học sinh: Ôn tập về phân số bằng nhau đã học ở Tiểu học; đọc trước bài.
 III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 	6A : .	6B
 2. Kiểm tra: 
 HS1: ? Nêu khái niệm phân số ? lấy VD, chỉ rõ tử và mẫu ?
 HS2: Viết các phân số sau:
 a) Một phần hai; b) Ba phần sáu.
 c) Bốn phần chín; d) Mười hai phần hai bảy.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Tiếp cận khái niệm hai phân số bằngnhau.
? So sánh các cặp phân số ở ý a) và b) 
c) và d) phần kiểm tra bài cũ ?
? So sánh tích của tử của phân số này với mẫu của phân số kia ?
- Tổng quát: Với hai phân số và . Nếu = thì a.d = b.c ; điều ngược lại cũng đúng.
- Giới thiệu định nghĩa hai phân số bằng nhau, lấy VD minh họa về hai phân số bằng nhau, không bằng nhau.
? Khi nào hai phân số bằng nhau, không bằng nhau ?
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ.
+ Ta có:
* = và cũng có: 1.6 = 3.2 (=6).
* = và cũng có: 4.27 = 12.9 
- Theo dõi, ghi nhận kiến thức.
- Nhận xét: Cho hai phân số và .
+ Nếu a.d = b.c thì = .
+ Nếu a.d ≠ b.c thì ≠ .
HĐ 2: Nhận dạng và thể hiện khái niệm phân số bằng nhau.
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu làm
?1 SGK tr. 8
+ NhI: làm ý a), c).
+ NhII: làm ý b), d).
- Tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Nhận xét, chính xác hóa.
- Tổ chức cho HS làm ?2 SGK tr. 8
- HD: Nhận xét, đánh giá các tích a.d và b.c ?
- Cho HS xem VD 2 SGK tr. 8
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu làm bài tập 6 SGK tr. 8
- Tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Nhận xét, chính xác hóa.
- Các nhóm nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cá nhân HS tự lực làm bài.
+ Các nhóm trao đổi, thảo luận.
+ Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
+ Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- ?2 : Các cặp phân số đã cho không bằng nhau vì trong các tích a.d và b.c luôn có một tích dương và một tích âm (Theo quy tắc nhân hai số nguyên).
- Các nhóm nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cá nhân HS tự lực làm bài.
+ Các nhóm trao đổi, thảo luận.
+ Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
+Kết quả:
 a) x) = b) y = = -7.
+ Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
 4. Củng cố: 
 - Định nghĩa hai phân số bằng nhau, nhận dạng hai phân số bằng nhau, không bằng nhau.
 - Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án đúng cho các câu sau:
 Câu 1: Phân số bằng phân số là:
 A. B. C. D. 
 Câu 2: Các cặp phân số bằng nhau là:
 A. và B.- và C. và D. và 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm vững khái niệm phân số bằng nhau.
 - Làm các bài tập 7, 8, 9, 10 SGK tr. 8, 9
 - Chuẩn bị bài: “% 3. Tính chất cơ bản của phân số”.
Tân Sơn, ngày: ...../01/2013.
Đã soạn hết tiết 68 ® tiết 70.
Duyệt của tổ chuyên môn
.......................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSo hoc 6 - tiet 65,70 moi.doc