Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 62 đến 64 - Năm học 2012-2013

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 62 đến 64 - Năm học 2012-2013

 I/. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu các tính chất của phép nhân: giao hoán, kết hợp, nhân với 1; phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

 2. Kĩ năng:

 - Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.

 - Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất của phép nhân trong tính toán và biến đổi biểu thức.

 3. Thái độ:

 - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác.

 II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

 2. Học sinh: Ôn tập các tính chất của phép nhân trong tập hợp N ; đọc trước bài.

 III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 Sĩ số: 6A 6B

 2. Kiểm tra:

 ? Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát? (treo bảng phụ ghi dạng tổng quát các tính chất của phép nhân các số tự nhiên).

 3. Bài mới:

 Đặt vấn đề:

 Các tính chất của phép nhân trong tập hợp N có còn đúng trong tập hợp Z ?

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 62 đến 64 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 06/01/2013.
 Ngày giảng:  /01/2013.
Tiết 62
LUYỆN TẬP
 I/. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Củng cố, khắc sâu qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
 - Nắm được cách nhận biết dấu của tích hai, ba số nguyên.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng tính đúng tích của hai số nguyên.
 3. Thái độ: 
 - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác. 
 II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
 2. Học sinh: Ôn tập các quy tắc nhân hai số nguyên; chuẩn bị bài tập; MTCT.
 III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 	6A	6B
 2. Kiểm tra: 
 HS 1: Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta làm thế nào? Làm bài tập 78 c) SGK
 HS 2: Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta làm thế nào? Làm bài tập 78 d) SGK
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Rèn luyện kĩ năng nhận biết dấu của tích.
- Tổ chức cho HS làm bài 84 SGK theo 4 nhóm, thời gian: 3 phút.
- Hướng dẫn: 
+ Điền dấu của tích a . b vào cột 3 theo chú ý về cách nhận biết dấu của tích SGK tr 91.
+ Từ cột 2 và cột 3 điền dấu vào cột 4 (dấu của tích của a . b2).
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa, nhấn mạnh để biết dấu của tích cần biết dấu của tất cả các thừa số của tích.
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
+ Hoạt động nhóm.
+ Đại diện nhóm điền kết quả trên bảng phụ:
Dấu của a
Dấu của b
Dấu của
a . b
Dấu của
a . b2
+
+
+
+
+
-
-
+
-
+
-
-
-
-
+
-
- Các nhóm nhận xét, bổ xung.
HĐ 2: Rèn luyện kĩ năng nhân hai số nguyên.
- Tổ chức cho HS làm bài 85 SGK tr. 93
- Hướng dẫn: 
Vận dụng các quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
- Tổ chức cho HS làm bài 86 SGK theo 4 nhóm, thời gian: 5 phút.
- Hướng dẫn:
C1: Nhẩm tính rồi thử lại.
C2: Bỏ qua các dấu “ - ” của số âm và thực hiện phép chia các số tự nhiên, sau đó điền thêm dấu “ + ” hoặc “ - ” thích hợp vào kết quả.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa.
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
- Bốn HS lên bảng làm bài:
a) (-25) . 8 = - (25.8) = - 200 ;
b) 18 . (-15) = - (18.15) = - 270 ;
c) (-1500).(-100) = 1500.100 = 150000
d) (-13)2 = 13.13 = 169 .
- Nhận xét, bổ xung bài bạn.
+ Hoạt động nhóm.
+ Đại diện nhóm điền kết quả trên bảng phụ:
a
-15
13
-4
9
-1
b
6
-3
-7
-4
-8
a.b
-90
-39
28
-36
8
- Các nhóm nhận xét, bổ xung.
HĐ 3: Luyện tập kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
- Treo bảng phụ kẻ bảng ở tr. 93 SGK, hướng dẫn cách dùng máy tính bỏ túi để tìm kết quả phép nhân hai số nguyên.
- Giải thích, minh họa các thao tác ấn phím.
- Tổ chức cho HS làm bài 89 SGK tr. 93
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả, có thể yêu cầu HS viết quy trình bấm phím.
- Chính xác hóa, giải đáp các thắc mắc (nếu có).
- Theo dõi, ghi nhận.
- Luyện tập theo hướng dẫn ở SGK và GV.
- Sử dụng MTCT làm bài 89 SGK:
a) (-1356) . 7 = - 9492 ;
b) 39 . (-152) = - 5928 ;
c) (-1909) . (- 75) = 143175 .
- Nhận xét, bổ xung.
 4. Củng cố: 
 ? Khi nào thì tích hai số nguyên là số nguyên dương? số nguyên âm? số 0?
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu.
 - Xem lại các bài đã chữa; Làm, hoàn thiện các bài tập còn lại; HS khá làm các bài 125, 126, 127, 132, 133 SBT.
 - Ôn lại các tính chất của phép nhân trong tập hợp N; Chuẩn bị bài “%12. Tính chất của phép nhân”.
.......................................................................
 Ngày soạn: 06/01/2013.
 Ngày giảng:  /01/2013.
Tiết 63
TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
 I/. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu các tính chất của phép nhân: giao hoán, kết hợp, nhân với 1; phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
 2. Kĩ năng:
 - Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
 - Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất của phép nhân trong tính toán và biến đổi biểu thức.
 3. Thái độ: 
 - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác. 
 II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
 2. Học sinh: Ôn tập các tính chất của phép nhân trong tập hợp N ; đọc trước bài.
 III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 6A 	6B
 2. Kiểm tra: 
 ? Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát? (treo bảng phụ ghi dạng tổng quát các tính chất của phép nhân các số tự nhiên).
 3. Bài mới:
 Đặt vấn đề: 
 Các tính chất của phép nhân trong tập hợp N có còn đúng trong tập hợp Z ?
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Tiếp cận tính chất giao hoán.
- Khẳng định: Phép nhân các số nguyên cũng có các tính chất như phép nhân các số tự nhiên.
? Viết dạng tổng quát của t/c giao hoán?
Ví dụ: 2 . (- 3) = (- 3) . 2 (= - 6)
 (-2) . (-5) = (-5) . (-2) (= 10)
- Theo dõi, nhận thức vấn đề.
Tính chất giao hoán:
a . b = b . a
HĐ 2: Tiếp cận tính chất kết hợp.
? Viết dạng tổng quát của t/c kết hợp?
Ví dụ: 
[2 . (- 3)] . 4 = 2 . [(-3). 4] (= - 24)
- Giới thiệu nội dung chú ý SGK tr. 94:
- Tổ chức cho HS làm bài 90 a) SGK:
? Hãy viết gọn tích: (-2).(-2).(-2).(-2) dưới dạng một lũy thừa? (ghi trên bảng phụ)
- Tổ chức cho HS làm ?1 và ?2 SGK theo nhãm, thời gian: 3 phút.
- Chính xác hóa, yêu cầu HS giải thích rõ kết quả.
- Giới thiệu nội dung phần nhận xét.
? Không tính, hãy so sánh:
a) (-5) . 6 . (- 2) . (- 4) . (- 8) với 0
b) 12 . (- 10) . 3 . (- 2) . (-5) với 0.
Tính chất kết hợp:
(a.b) . c = a . (b.c)
- Theo dõi, ghi nhận.
- Bài 90 a) SGK:
 15.(-2).(-5).(-6) 
 = [(-5).(-2)].[15.(-6)]
 = 10.(-90) = - 900.
 (-2) . (-2) . (-2) . (-2) = (-2)4 = 16 
+ Hoạt động nhóm.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả:
?1 TÝch một sè ch½n c¸c thõa sè nguyªn ©m cã dÊu d­¬ng.
?2 TÝch một sè lÎ c¸c thõa sè nguyªn ©m cã ©m.
a) (-5) . 6 . (- 2) . (- 4) . (- 8) > 0 ;
b) 12 . (- 10) . 3 . (- 2) . (-5) < 0.
HĐ 3: Tiếp cận tính chất nhân với số 1.
? Viết dạng tổng quát của t/c nhân với số 1 ?
- Tổ chức cho HS làm ?3 SGK:
- Chính xác hóa, yêu cầu HS giải thích rõ kết quả.
- Tổ chức cho HS làm ?4 SGK:
Nhân với số 1:
a . 1 = 1 . a
?3 SGK:
a . (-1 ) = (-1) . a = - a .
(đổi dấu một thừa số của tích thì tích đổi dấu).
?4 B¹n b×nh nãi ®óng v× hai sè ®èi nhau cã b×nh ph­¬ng b»ng nhau
Vd: 22 = 4, (-2)2 = 4
Nếu a Z thì a2 = (-a)2 .
HĐ 4: Tiếp cận tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
? Viết dạng tổng quát của t/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng ?
- Giới thiệu chú ý: Tính chất trên cũng đúng với phép trừ : a . (b - c) = a.b - a.c
? Giải thích ?
- Tổ chức cho HS làm ?5 SGK theo nhóm, thời gian: 4 phút.
+ Nh I: a) - không sử dụng t/c phân phối
+ Nh II: a) - sử dụng t/c phân phối
+ Nh III: b) - không sử dụng t/c phân phối
+ Nh IV: b) - sử dụng t/c phân phối.
- Chính xác hóa, lưu ý HS tùy từng bài cụ thể mà quyết định có hay không sử dụng t/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng sao cho việc tính toán được đơn giản nhất.
Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a . (b+c) = a . b + a . c
a . (b - c) = a . [b + (-c)]
 = a . b + a . (-c) = a . b - a . ?5 SGK:
a) (-8).(5+3)
C1: (-8).(5+3) = (- 8) . 8 = - 64
C2 : (-8).(5+3) = (-8) . 5 + (-8) . 3 
 = (- 40) + (- 24) = - 64
b) (-3+3) . 5 
C1: (-3+3) . 5 = 0 . 5 =0
C2: (-3+3) .5 = (-3) . 5 + 3.5 
 = -15 + 15 = 0 .
 4. Củng cố: 
 ? Nhắc lại các tính chất của phép nhân trong Z ?
 - Bài tập trắc nghiệm: Điền từ thích hợp (dương, âm) vào chỗ trống (  ):
 a) Lũy thừa bậc lẻ của một số âm là một số  
 b) Lũy thừa bậc chẵn của một số âm là một số  
 c) Lũy thừa bậc lẻ của một số dương là một số  
 d) Lũy thừa bậc chẵn của một số dương là một số  
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm vững các tính chất của phép nhân.
 - Làm, hoàn thiện các bài tập 90, 92, 93, 94 SGK tr. 95; HS khá làm các bài 139, 140, 141, 147, 148, 149 SBT.
 - Chuẩn bị các bài tập phần Luyện tập, giờ sau Luyện tập.
.......................................................................
 Ngày soạn: 06/01/2013.
 Ngày giảng:  /01/2013.
Tiết 64
LUYỆN TẬP
 I/. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Củng cố, khắc sâu các tính chất của phép nhân.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tính chất của phép nhân trong tính toán và biến đổi biểu thức.
 3. Thái độ: 
 - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác. 
 II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
 2. Học sinh: Ôn tập các tính chất của phép nhân; Chuẩn bị bài tập.
 III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 6A 	6B
 2. Kiểm tra: 
 HS 1: ? Phép nhân các số nguyên có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát? 
 HS 2: Làm bài 90 b) SGK tr. 95
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Luyện tập kĩ năng tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
- Tổ chức cho HS làm bài 94 SGK tr. 95
? Yêu cầu HS tính giá trị của lũy thừa vừa viết được?
- Chính xác hóa.
- Tổ chức cho HS làm bài 97 SGK tr. 95
? Yêu cầu HS giải thích rõ cách làm?
- Chính xác hóa, nhấn mạnh cách xác định dấu của một tích các số nguyên.
- Hai HS lên bảng làm bài 94:
a) (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5) = (-5)5
 = - 3125
b) (-2) . (-2) . (-2) . (-3) . (-3) .(-3) 
= [(-2) . (-3)] . [(-2) . (-3)] . [(-2) . (-3)] = 6 . 6 . 6 = 63 = 216 .
- Hai HS lên bảng làm bài 97:
a) (-16).1253.(-8).(-4).(-3) > 0
Tích chứa một số chẵn các thừa số nguyên âm nên mang dấu “ + ” hay tích là số nguyên dương. Vậy tích đã cho lớn hơn 0.
b) 13.(-24).(-15).(-8) . 4 < 0
Tích chứa một số lẻ các thừa số nguyên âm nên mang dấu “ - ” hay tích là số nguyên âm. Vậy tích đã cho nhỏ hơn 0.
HĐ 2: Luyện tập kĩ năng tính giá trị của biểu thức.
- Tổ chức cho HS làm bài 96 SGK tr. 95 theo nhóm, thời gian: 5 phút.
+ Nh I, III: Làm phần a)
+ Nh II, IV: Làm phần b)
- Hướng dẫn:
+ Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, trừ hoặc tính các tích rồi cộng các kết qủa lại.
+ Tìm cách tính hợp lí nhất.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa, lưu ý HS vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng nếu các số hạng có thừa số chung.
- Tổ chức cho HS làm bài 98 SGK tr. 96
? Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức?
 - Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, lưu ý HS vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh, tính hợp lí.
* Bài 96 SGK tr. 95:
+ Hoạt động nhóm.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả:
a) 237 . (- 26) + 26 . 137
 = (- 237) . 26 + 26 . 137
 = 26 . [(- 237) + 137]
 = 26 . (-100)
 = - 2600 ;
b) 63 . (- 25) + 25 . (- 23)
 = (- 63) . 25 + 25 . (- 23)
 = 25 . [(- 63) + (- 23)]
 = 25 . (- 86)
 = - 2150 .
- Các nhóm nhận xét, bổ xung.
* Bài 98 SGK tr. 96:
- Thay giá trị của a, b vào biểu thức đã cho rồi tính.
- Hai HS lên bảng làm bài 98:
a) (- 125) . (- 13) . (- a), với a = 8
Ta có: (- 125) . (- 13) . (-8)
 = (- 125) . (- 8) . (- 13)
 = 1000 . (- 13)
 = - 13000 ;
b) (-1) . (-2) . (-3) . (-4) . (-5) . b, với 
b = 20. Ta có: 
 [(-1) . (-2) . (-3) . (-4)] . [(-5) . 20]
 = 24 . (- 100) = - 2400 .
- Nhận xét, bổ xung.
 4. Củng cố: 
 ? Nhắc lại các tính chất của phép nhân trong Z ?
 - Tổ chức cho HS làm bài 100 SGK tr. 96 (chọn B)
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm vững các tính chất của phép nhân.
 - Xem lại các bài tập đã chữa; Làm, hoàn thiện các bài tập còn lại; HS khá làm các bài 139, 140, 141, 147, 148, 149 SBT.
 - Ôn tập bội và ước của số tự nhiên, tính chất chia hết của một tổng; Chuẩn bị bài “%13. Bội và ước của một số nguyên”.
.......................................................................
Tân Sơn, ngày: ...../01/2013.
Đã soạn hết tiết 62 ® tiết 64.
Duyệt của tổ chuyên môn
TT (TP)

Tài liệu đính kèm:

  • docSo hoc 6 - tiet 62, 64 mau moi.doc