A/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Hiểu và nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
2) Kỹ năng
- Vận dụng thành thạo quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. Vận dụng vào một số bài toán thực tế.
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
B/ PHƯƠNG PHÁP: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp
C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV : Thước thẳng, bảng phụ
- HS : Thước thẳng, bảng con để hoạt động nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I) Ổn định tổ chức
II) Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Phát biểu quy tắc chuyển vế ?
Chữa bài tập 96 (SBT tr.65)
Tìm số nguyên x, biết :
a) 2 – x = 17 – (-5)
b) x – 12 = (-9) – 15
- GV nhận xét, ghi điểm. HS1: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó : dấu “+” đổi thành dấu “-“, dấu “-” đổi thành dấu “+“.
a) x = 20
b) x = -12
- HS nhận xét, bổ sung.
& Tuần 20 - Tiết 60 Ngày soạn : 14/01/2007 Ngày dạy : 16/01/2007 §10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU A/ MỤC TIÊU 1) Kiến thức - Hiểu và nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. 2) Kỹ năng - Vận dụng thành thạo quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. Vận dụng vào một số bài toán thực tế. 3) Thái độ - Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. B/ PHƯƠNG PHÁP: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV : Thước thẳng, bảng phụ HS : Thước thẳng, bảng con để hoạt động nhóm. D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I) Ổn định tổ chức II) Kiểm tra bài cũ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Phát biểu quy tắc chuyển vế ? Chữa bài tập 96 (SBT tr.65) Tìm số nguyên x, biết : 2 – x = 17 – (-5) x – 12 = (-9) – 15 - GV nhận xét, ghi điểm. HS1: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó : dấu “+” đổi thành dấu “-“, dấu “-” đổi thành dấu “+“. x = 20 x = -12 - HS nhận xét, bổ sung. III) Bài mới 1) Đặt vấn đề: - Chúng ta đã biết quy tắc nhân hai số tự nhiên. Vậy, quy tắc nhân hai số nguyên có gì giống và khác so với quy tắc nhân hai số tự nhiên. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 2) Triển khai bài mới Hoạt động 1 : Nhận xét mở đầu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Thực hiện các phép tính sau : 3.4 = 3 + 3 + 3 + 3 = ? -3.4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) = ? -5. 2 = ? 2.(-6) = ? - Qua các phép nhân trên, khi nhân hai số nguyên khác dấu em có nhận xét gì về giá trị tuyệt đối của tích ? dấu của tích ? - Ta có thể tìm kết quả của phép nhân bằng cách khác, ví dụ : (-5).3 = (-5) + (-5) + (-5) = - (5 + 5 + 5) = - (5.3) = -15 - Tương tự, hãy áp dụng với 2.(-6) ? - HS đứng tại chỗ thực hiện. 3.4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12 -3.4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) = -12 -5. 2 = (-5) + (-5) = -10 2.(-6) = (-6) + (-6) = -12 - Giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị tuyệt đối. - Dấu là dấu “-“. HS theo dõi. - HS : 2.(-6) = (-6) + (-6) = - (6 + 6) = - ( 6.2) = -12. - Chúng ta đã tìm được kết quả của phép nhân hai số nguyên khác dấu, vậy quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu như thế nào ? Hoạt động 2 : Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Quy tắc (SGK) - Qua nhận xét mở đầu, hãy rút ra quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu? - GV nhấn mạnh : nhân hai giá trị tuyệt đối, dấu “-“. - Yêu cầu HS làm bài tập 73, 74 (SGK tr.89) b) Chú ý : Tính : 15.0 = ? ; (-15).0 = ? a.0 = ? với a Z. - Cho HS làm bài tập 7 (SGK tr.89) c) Ví dụ : (SGK tr.89) - Yêu cầu HS tóm tắt đề bài ? - Nêu cách tính ? - HS nêu quy tắc - 2HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS lên bảng thực hiện : -5.6 = -30 9.(-3) = -27 -10.11 = -110 150.(-4) = -600 - HS nêu két quả phép nhân một số nguyên với 0. Bài 75 : So sánh : -68.8 < 0 15.(-3) < 15 (-7).2 < (-7) - HS đọc đề. - 1HS đứng tại chỗ tóm tắt đề bài : - Lấy tổng số tiền được nhận trừ với số tiền bị trừ. 40.20 000 + 10.(-10 000) = 800 000 – 100 000 = 700 000đ *) Kết luận 2) Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu Quy tắc : Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“ trước kết quả nhận được. Chú ý : Tích của một số nguyên với 0 bằng 0. Ví dụ : -5.6 = -30 9.(-3) = -27 -10.11 = -110 150.(-4) = -600 IV) Củng cố Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên trái dấu ? Bài tập 76 (SGK) – GV treo bảng phụ - HS suy nghĩ rồi lên bảng thực hiện. - GV nhận xét, bổ sung. Bài tập bổ sung : Đúng hay sai ? a) Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. b) Tích của hai số nguyên trái dấu là một số âm ? c) a.(-5) < 0 với a Z và a 0. d) x + x + x + x = 4 + x e) (-5).4 < (-5).0 - 2HS nhắc lại. - HS suy nghĩ rồi lên bảng thực hiện. x 5 -18 -25 y 7 10 -10 x.y -180 -1000 - HS nhận xét, bổ sung. a) Sai. - HS phát biểu lại quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. b) Đúng c) Sai. Nếu a = 0 thì a.(-5) = 0 d) Sai. x + x + x + x = 4.x e) Đúng. V) Dặn dò, hướng dẫn hs học ở nhà - Học bài, xem lại quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu - Làm bài tập 77 (SGK) và 113, 114, 115, 116, 117 (SBT)
Tài liệu đính kèm: