Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh

I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :

 − Kiến thức: Hiểu và vận dụng đúng các tính chất : Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại ; Nếu a = b thì b = a.

 − Kĩ năng: Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.

 − Thái độ: Rèn luyện học sinh tính tập trung khi nghe giảng.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 − Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ, chiếc cân bàn, hai quả cân 1kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau.

 − Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.

 III. Tiến trình dạy học :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :

 3. Bài mới : Hôm nay, chúng ta tiếp tục sang bài mới : “Tiết 59 : Quy tắc chuyển vế”.

 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS Nguyễn Anh Hào
Giáo viên : Lý Thế Chương Khuynh	 Ngày soạn : 16 / 1 / 2006
Tiết 59:	QUY TẮC CHUYỂN VẾ
	I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :
	− Kiến thức: Hiểu và vận dụng đúng các tính chất : Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại ; Nếu a = b thì b = a.
	− Kĩ năng: Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.
	− Thái độ: Rèn luyện học sinh tính tập trung khi nghe giảng.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ, chiếc cân bàn, hai quả cân 1kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :
	3. Bài mới : Hôm nay, chúng ta tiếp tục sang bài mới : “Tiết 59 : Quy tắc chuyển vế”.
	4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Tính chất của đẳng thức.
a) Cho học sinh thảo luận và rút ra nhận xét ở bài ?1.
b) Nhận xét : Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời ta cho thêm hai vật (hai lượng) như nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng. Ngược lại (xem từ phải qua trái) nếu đồng thời ta lấy bớt từ hai đĩa cân hai vật như nhau thì cân vẫn thăng bằng.
c) Giới thiệu tiếp, tương tự như “cân đĩa”, đẳng thức cũng có hai tính chất đầu.
d) Giới thiệu tính chất thứ ba.
a) Làm ?1.
b) Nhận xét.
c) Quan sát.
d) Ghi vào vở.
Nếu a = b thì a + c = b + c
Nếu a + c = b + c thì a = b
Nếu a = b thì b = a.
1. Tính chất của đẳng thức :
Hoạt động 2 : Ví dụ.
a) Trình bày lên bảng và giải thích cơ sở của từng bước : Thêm 2 vào cả hai vế để vế trái chỉ còn x (theo tính chất tổng hai số đối bằng 0 và x + 0 = 0).
b) Cho học sinh làm ?2 
a) Theo dõi và ghi vở.
b) Làm tương tự như ví dụ.
2. Ví dụ :
 Tìm số nguyên x, biết : x – 2 = −3.
Giải : x – 2 = −3
 x – 2 + 2 = −3 + 2 (để VT chỉ còn x)
 x = −3 + 2 (x + 0 = 0)
 x = −1.
Hoạt động 3 : Quy tắc chuyển vế.
a) Từ đẳng thức (có gạch dưới) : 
 x − 2 = 3, ta được x = 3 + 2 ;
 x + 4 = −2, ta được x = −2 − 4.
 Chúng ta có thể rút ra nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ?
b) Giới thiệu quy tắc trong SGK.
c) Trình bày ví dụ.
d) Cho học sinh làm ?3.
a) Rút ra nhận xét.
b) Đọc quy tắc trong SGK.
c) Ghi vở.
d) Làm tương tự như ví dụ.
3. Quy tắc chuyển vế :
* Quy tắc : (SGK)
* Ví dụ :
a) Tìm số nguyên x, biết : x – 2 = −6.
 Giải: x – 2 = − 6
 x = −6 + 2 (chuyển −2 qua VP thành 2)
 x = −4.
b) Tìm số nguyên x, biết : x – (−4) = 1.
 Giải: x – (−4) = 1
 x + 4 = 1 (− − thành +)
 x = 1 − 4 (chuyển 4 qua VP thành −4)
 x = −3.
* Nhận xét : (SGK)
	5. Hướng dẫn học ở nhà :
	a) Bài vừa học :	
	− Học thuộc bài theo SGK.
	− Bài tập ở nhà : Bài 61, 62, 63 SGK.
	b) Bài sắp học : 	“Nhân hai số nguyên khác dấu”
 	Chuẩn bị: Đọc trước bài sắp học.
	IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung :
.. 
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc59.Quy tac chuyen ve.doc