Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 51, Bài 7: Luyện tập

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 51, Bài 7: Luyện tập

I- MỤC TIÊU

• Củng cố các quy tắc phép trừ, quy tắc phép cộng các số nguyên.

• Rèn luyện kỹ năng trừ số nguyên: biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng; kỹ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng; thu gọn biểu thức.

• Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ.

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

• GV: Đèn chiếu, phim giấy trong hoặc bảng phụ ghi bài tập 53, 55, 56 SGK và bài tập bổ sung - máy tính bỏ túi.

• HS: Giấy trong, bút viết giấy trong, máy tính bỏ túi.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng

Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7 ph)

GV đưa câu hỏi lên màn hình

- HS1: Phát biểu quy tắc phép trừ số nguyên. Viết công thức.

Thế nào là hai số đối nhau.

Chữa bài tập 49 trang 82 SGK.

- HS2: Chữa bài tập số 52 trang 82 SGK.

 + Tóm tắc đề bài

 + Bài giải

- Yêu cầu HS ở lớp nhận xét bài giải của các bạn.

- HS1: Trả lời câu hỏi.

Chữa bài tập 49 trang (82)

A -15 2 0 -3

-A 15 -2 0 -(-3)

- HS2: Nhà bác học Acsimét

 Sinh năm: - 287

 Mất năm: -212

Tuổi thọ của Acsimét là:

 -212 - (-287)

 = -212 + 287

 = 75 (tuổi)

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 51, Bài 7: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51
$7. LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU
Củng cố các quy tắc phép trừ, quy tắc phép cộng các số nguyên.
Rèn luyện kỹ năng trừ số nguyên: biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng; kỹ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng; thu gọn biểu thức.
Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Đèn chiếu, phim giấy trong hoặc bảng phụ ghi bài tập 53, 55, 56 SGK và bài tập bổ sung - máy tính bỏ túi. 
HS: Giấy trong, bút viết giấy trong, máy tính bỏ túi.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7 ph)
GV đưa câu hỏi lên màn hình
- HS1: Phát biểu quy tắc phép trừ số nguyên. Viết công thức.
Thế nào là hai số đối nhau.
Chữa bài tập 49 trang 82 SGK.
- HS2: Chữa bài tập số 52 trang 82 SGK.
	+ Tóm tắc đề bài
	+ Bài giải
- Yêu cầu HS ở lớp nhận xét bài giải của các bạn.
- HS1: Trả lời câu hỏi.
Chữa bài tập 49 trang (82)
A
-15
2
0
-3
-A
15
-2
0
-(-3)
- HS2: Nhà bác học Acsimét
	Sinh năm: - 287
	Mất năm: -212
Tuổi thọ của Acsimét là:
	-212 - (-287)
	= -212 + 287
	= 75 (tuổi)
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (31 ph)
Dạng 1: Thực hiện phép tính
Bài 81, 82 trang 64 SBT
a) 8 - (3 - 7) = 8 - [3 + (-7)]
	 = 8 - (-4)
	 = 8 + 4
 	 = 12
b) (-5) - (9 - 12)
c) 7 - (-9) - 3
d) (-3) + 8 - 1
GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện phép tính, áp dụng các quy tắc.
Bài 83 trang 64 SBT.
Điền số thích hợp vào ô trống.
a
-1
-7
-5
0
b
8
-2
7
13
a - b
Bài 86 trang 64 SBT.
Cho x = -98; a = 61; m = -25
Tính giá trị các biểu thức sau:
a) x + 8 - x - 22
 + Thay giá trị x vào biểu thức
 + Thực hiện phép tính
b) - x - a + 12 + a
Dạng 2: Tìm x
- Bài tập 54 trang 82 SGK
Tìn số nguyên x, biết:
	a) 2 + x = 3
	b) x + 6 = 0
	c) x + 7 = 1
GV: Trong phép cộng, muốn tìm một số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài 87 trang 65 SBT.
Có thể kết luận gì về dấu của số nguyên x ¹ 0 nếu biết:
	a) x + | x | = 0
	b) x - | x | = 0
- GV hỏi: Tổng hai số bằng 0 khi nào?
- Hiệu hai số bằng 0 khi nào?
Dạng 3: Bài tập đúng sai, đố vui
GV cho HS làm bài 55 trang 83 SGK theo nhóm.
GV phát đề in trên giấy trong cho các nhóm điền đúng, sai vào các câu nói và cho ví dụ.
Bài tập: Điền đúng, sai? Cho ví dụ
Hồng: "Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ".
Ví dụ:
Hoa: "Không thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ".
Ví dụ:
Lan: "Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ".
Ví dụ:
Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. Kiểm tra bài làm của hai nhóm.
Dạng 4: Sử dụng máy tính bỏ túi.
GV đưa bài tập 56 trang 83 lên màn hình, yêu cầu HS thao tác theo.
Rồi gọi HS lên bảng cùng HS cả lớp làm bài tập phần a, b.
- HS cùng GV xây dựng bài giải a) và b).
Sau đó gọi hai HS lên bảng trình bày bài giải c) và d)
- Học sinh chuẩn bị, sau gọi hai em lên bảng điền vào ô trống, yêu cầu viết quá trình giải.
(-1) - 8 = (-1) + (-8) = -9
(-7) - (-2) = (-7) + 2 = (-5)
5 - 7 = 5 + (-7) = -2
0 - 13 = 0 + (-13) = -13
- HS nghe GV hướng dẫn cách làm rồi thực hiện.
a) x + 8 - x - 22
 = -98 + 8 - (-98) - 22
 = -98 + 8 + 98 - 22
 = -14
b) -x - a + 12 + a
 = -(-98) - 61 + 12 + 61
 = -98 + (-61) + 12 + 61
 = 110
- HS: Trong phép cộng muốn tìm một số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
a) 2 + x = 3
 x = 3 - 2
 x = 1
b) x + 6 = 0
 x = 0 - 6
 x = 0 + (-6)
 x = -6
c) x + 7 = 1 Þ x = -6 
- HS: Tổng hai số bằng 0 khi hai số là đối nhau.
x + | x | = 0 Þ | x | = -x
 Þ x < 0
	(vì x ¹ 0)
Hiệu hai số bằng 0 khi số bị trừ bằng số trừ.
x - | x | = 0 Þ | x | = x
 Þ x > 0
- HS hoạt động nhóm làm bài 55 trang 83 SGK.
HS: Hồng: đúng
Ví dụ 2 - (-1) = 3 + 1 = 3
Hoa: Sai
Lan: Đúng
(lấy ngay ví dụ trên)
HS nghe GV hướng dẫn cách làm
HS thực hành:
	a) 169 - 733 = -564
	b) 53 - (-478) = 531
Hoạt động 3 CỦNG CỐ (5 ph)
GV: Muốn trừ đi một số nguyên ta làm thế nào?
- Trong Z, khi nào phép trừ không thực hiện được.
Khi nào hiệu nhỏ hơn số bị trừ, bằng số bị trừ, lớn hơn số bị trừ. Ví dụ?
HS trả lời câu hỏi
- Trong Z phép trừ bao giờ cũng thực hiện được.
Hiệu nhỏ hơn số bị trừ nếu số trừ dương.
Hiệu bằng số bị trừ nếu số trừ bằng 0 .....
Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph)
- Ôn tập các quy tắc cộng, trừ số nguyên.
- Bài tập số 84, 85, 86 (c, d), 88 trang 64, 65 SBT. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSOHOC51.doc