Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 48: Luyện tập - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 48: Luyện tập - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức:

HS biết vận dụng tính chất phép cộng các số nguyên để tính đúng, tính nhanh các tổng, rút gọn biểu thức.

2) Kỹ năng:

Tìm số đối, tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, áp dụng phép cộng số nguyên vào bài tập thực tế, phát biểu tư duy sáng tạo của học sinh.

3) Thái độ:

Vận dụng qui tắc, nhận biết dạng, áp dụng giải giải nhanh bài tập.

II. Chuẩn bị:

1) Giáo viên: Sgk, giáo án, thước, bảng phụ.

2) Học sinh: Soạn bài, thước thẳng.

III. Tiến trình dạy học:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

10 - Hy phát biểu các tính chất của phép cộng các số nguyên.

Làm bi tập: Tìm tổng các số nguyên x, biết: -5 < x=""><>

- Làm bi tập 39 SGK trang 79: Tính

a) 1+(-3) + 5 + (-7) + 9 + (-11)

b) (-2) + 4 + (-6) + 8 + (-10) + 12

Yu cầu nhận xt.

Đánh giá. - HS1 Phát biểu các tính chất của phép cộng các số nguyên như SGK.

Lm bi tập ln bảng:

- HS2 lm bi tập ln bảng:

Nhận xt. x {-4; -3 ; -2 ; -1 ; 0; 1; 2; 3; 4; 5}

Tổng của chúng :

(-4 +4) + (-3 + 3) + (-2 +2) + (-1 + 1) + 0 + 5 = 5

- Bi tập 39:

a) 1+(-3) + 5 + (-7) + 9 + (-11)

= [1+(-3)] + [5 + (-7)] + [9 + (-11)]

= (-2) + (-2) + (-2) = -6

b) (-2) + 4 + (-6) + 8 + (-10) + 12

= [(-2) + 4] + [(-6) + 8] + [(-10) + 12]

= 2 + 2 + 2 = 6

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 48: Luyện tập - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết 48	 Ngày soạn: 10/12/2011 - Ngày dạy: 13/12/2011
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Kiến thức:
HS biết vận dụng tính chất phép cộng các số nguyên để tính đúng, tính nhanh các tổng, rút gọn biểu thức. 
Kỹ năng: 
Tìm số đối, tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, áp dụng phép cộng số nguyên vào bài tập thực tế, phát biểu tư duy sáng tạo của học sinh.
Thái độ: 
Vận dụng qui tắc, nhận biết dạng, áp dụng giải giải nhanh bài tập.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Sgk, giáo án, thước, bảng phụ. 
Học sinh: Soạn bài, thước thẳng. 
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
10’
- Hãy phát biểu các tính chất của phép cộng các số nguyên.
Làm bài tập: Tìm tổng các số nguyên x, biết: -5 < x < 6
- Làm bài tập 39 SGK trang 79: Tính 
a) 1+(-3) + 5 + (-7) + 9 + (-11)
b) (-2) + 4 + (-6) + 8 + (-10) + 12
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá.
- HS1 Phát biểu các tính chất của phép cộng các số nguyên như SGK.
Làm bài tập lên bảng:
- HS2 làm bài tập lên bảng:
Nhận xét.
x {-4; -3 ; -2 ; -1 ; 0; 1; 2; 3; 4; 5}
Tổng của chúng :
(-4 +4) + (-3 + 3) + (-2 +2) + (-1 + 1) + 0 + 5 = 5
- Bài tập 39:
a) 1+(-3) + 5 + (-7) + 9 + (-11)
= [1+(-3)] + [5 + (-7)] + [9 + (-11)]
= (-2) + (-2) + (-2) = -6
b) (-2) + 4 + (-6) + 8 + (-10) + 12
= [(-2) + 4] + [(-6) + 8] + [(-10) + 12]
= 2 + 2 + 2 = 6
Hoạt động 2: Luyện tập
34’
- Yêu cầu làm bài tập 41, SGK trang 79. Tính:
a) (-38) + 28
b) 273 + (-123)
c) 99 + (-100) + 101
Gọi 3 hs giải.
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá.
- Yêu cầu làm bài tập 42, SGK trang 79. Tính nhanh:
a) 217 + [43 + (-217) + (-23)]
b) Tổng của tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10. 
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá.
- Yêu cầu làm bài tập 43, SGK trang 79.
Gọi hs đọc và tóm tắt bài toán.
GV giải thích và vẽ hình, hướng dẫn chiều dương, chiều âm.
Gọi hs trình bày bảng.
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá.
- 3HS trình bày:
Nhận xét.
- 2HS trình bày:
Các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 là : -9; -8; -7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
Nhận xét.
- HS tóm tắt bài toán.
Nhận xét.
- Bài tập 41:
a) (-38) + 28 = -10.
b) 273 + (-123) = 150
c) 99 + (-100) + 101 
= (99 + 101) + (-100)
= 200 + (-100)
= 100
- Bài tập 42:
a) 217 + [43 + (-217) + (-23)]
= [(217 + (-217)] +[43 + (-23)]
= 0 + 20
= 20
b). Tổng của chúng:
(-9 + 9) + (-8 + 8) + (-7 + 7) + (-6 +6) + (-5 + 5) + (-4 + 4) + (-3 + 3) + (-2 + 2) + (-1 + 1) + 0 = 0
- Bài tập 43:
Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B.
a) Sau 1 giờ hai ca nô cách nhau 
10 – 7 = 3 km.
b) Sau 1 giờ hai ca nô cách nhau 
10 +7 = 17 km.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
1’
- Về nhà học bài.
- Về nhà xem lại các bài tập đã giải.
- Làm bài tập 44; 45; 46 SGK trang 80.
- Soạn bài: Phép trừ hai số nguyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docSH6 T16 tiết 48.doc