Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 48: Luyện tập - Năm học 2006-2007

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 48: Luyện tập - Năm học 2006-2007

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- Củng cố các tính chất của phép cộng các số nguyên.

2) Kỹ năng

- Rèn kĩ năng tìm số đối, tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, áp dụng tính chất phép cộng số nguyên vào phép cộng thực tế.

3) Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Thước thẳng, bảng phụ .

- HS : Thước thẳng.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Ổn định tổ chức

2) Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1) Viết công thức tính chất của phép cộng các số nguyên ?

Chữa bài tập 41 (a, c) (SGK)

2) Chữa bài tập 40 (SGK) (Bảng phụ)

- GV nhận xét, ghi điểm. HS1 : Giao hoán : a + b = b + a

Kết hợp : (a + b) + c = a + (b + c

Cộng với 0 : a + 0 = 0 + a = a

Cộng với số đối : a + (-a) = 0

a) (-38) + 28 = -10

c) 99 + (-100) + 101 = 100

HS2 :

- HS nhận xét, bổ sung.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 48: Luyện tập - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 16 - Tiết 48
LUYỆN TẬP
	 Ngày soạn : 16/12/2006 
	 Ngày dạy : 19/12/2006 
I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Củng cố các tính chất của phép cộng các số nguyên.
2) Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tìm số đối, tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, áp dụng tính chất phép cộng số nguyên vào phép cộng thực tế.
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : 	Thước thẳng, bảng phụ .
HS : 	Thước thẳng.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Viết công thức tính chất của phép cộng các số nguyên ?
Chữa bài tập 41 (a, c) (SGK) 
2) Chữa bài tập 40 (SGK) (Bảng phụ)
- GV nhận xét, ghi điểm.
HS1 : Giao hoán : a + b = b + a 
Kết hợp : (a + b) + c = a + (b + c
Cộng với 0 : a + 0 = 0 + a = a
Cộng với số đối : a + (-a) = 0
a) (-38) + 28 = -10
c) 99 + (-100) + 101 = 100
a
3
-15
-2
0
-a
-3
15
-2
0
3
15
2
0
HS2 : 
- HS nhận xét, bổ sung. 
3) Bài mới
- Để củng cố các tính chất của phép cộng các số nguyên. Tiết học hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập.
Hoạt động 1 : Luyện tập 
a) Mục tiêu
- Rèn kĩ năng tìm số đối, tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, áp dụng tính chất phép cộng số nguyên vào phép cộng thực tế.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dạng 1 : Tính tổng, tính nhanh:
Bài 1 : Thực hiện phép tính.
- Gọi 4HS lên bảng thực hiện.
a) 5 + (-7) + 9 + (-11) + 13 + (-15)
b) (-17) + 5 + 8 + 17
c) 465 + {58 + (-465)} + (-38)
d) Tính tổng của các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn hoặc bằng 15 : 15
- Xác định giá trị của x sao cho 15 ?
- Hãy tính tổng các số đó ?
- GV giới thiệu trên trục số.
Bài 2 : Rút gon biểu thức.
- GV hướng dẫn HS thực hiện câu a.
a) - 11 + y + 7 = {(-11) + 7} + y = (-4) + y
- Gọi 2HS lên bảng thực hiện.
b) x + 22 + (-14) 
c) a + (-15) + 62
Dạng 2 : Bài toán thực tế.
Bài 43 (SGK)
- GV vẽ hình 48 lên bảng.
a) Sau 1h, canô 1 ở vị trí nào ? Canô 2 ở vị trí nào ?
- Vậy chúng cách nhau bao nhiêu km ?
b) Câu hỏi tương tự như phần a.
Dạng 3 : Đố vui
Bài 45 (SGK) 
Hai bạn Hùng và Vân tranh luận với nhau. Hùng nói rằng :” Có hai số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn mỗi số hạng”. Vân nói rằng :” Không có thể được”. 
Theo bạn, ai đúng ? Cho ví dụ
Bài 64 (SBT) (bảng phụ vẽ hình 19)
Điền các số -1, -2, -3, -4, 5, 6, 7 vào các ô tròn ở hình 19 sao cho tổng ba số “thẳng hàng” bất kì đều bằng 0 ?
- Gợi ý : Khi cộng các hàng ta được :
	 (-1) + (-2) + (-3) 
	 + 5 + 6 + 7 
	+ (-4) + (-4) + (-4) = 0
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, bổ sung. 
Dạng 4 : Sử dụng máy tính bỏ túi.
Chú ý : Nút “+/-“ dùng để đổi dấu “+” thành dấu “-“ và ngược lại, hoặc dấu “-“ dùng để đặt dấu “-“ của số âm.
Ví dụ : 25 + (-13)
- GV hướng dẫn HS cách bầm nút để tìm kết quả.
- Yêu cầu HS làm bài 46.
- GV nhận xét, bổ sung. 
- 4HS lên bảng thực hiện.
a) = -6
b) = 13
c) =20
x = -15; -14; -13; ; 0; 1; ; 14; 15.
-15 + (-14) + (-13) +  + 0 + 1 +  + 14 + 15 = 0
- HS theo dõi.
- HS theo dõi
- 2HS lên bảng thực hiện 
b) x + 22 + (-14) = x + 8
c) a + (-15) + 62 = a + 47
- HS đọc đề. 
- HS quan sát và trả lời
- Sau 1h, canô 1 ở B, canô 2 ở D (cùng chiều với B)
- Hai canô cách nhau 10 - 7 = 3 km
- Sau 1h, canô 1 ở B. Canô 2 ở A (ngược chiều với B)
- Hai canô cách nhau 10 + 7 = 17 km
- HS đọc đề. 
- Bạn Hùng nói đúng, vì tổng của hai số nguyên âm nhỏ hơn mỗi số hạng của tổng.
Ví dụ : (-5) + (-4) = -9
	 (-5) > (-9) và (-4) > (-9)
- HS đọc đề. 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên và trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung. 
HS theo dõi hướng dẫn của GV
- HS thực hiện : 25 + (-13) = 12
- 3HS dùng máy tính thực hiện.
a) 187 + (-54) = 133
b) (-203) + 349 = 146
c) (-175 + (-213) = -388
- HS nhận xét, bổ sung. 
4) Củng cố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhắc lại các tính chất của phép cộng số nguyên ?
- 2HS nhắc lại. 
5) Dặn dò
- Học bài.
- Làm bài tập 65, 67, 68, 69, 71 (SBT) 
IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 48.doc