Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 47: Luyện tập

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 47: Luyện tập

I- MỤC TIÊU

• Củng cố các quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.

• Rèn kỹ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính rút ra nhận xét.

• Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

• GV: Đèn chiếu và các phim giấy trong ghi đề bài.

• HS: Giấy trong, bút dạ.

Ôn lại các quy tắc cộng hai số nguyên

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng

Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7 ph)

Đưa đề bài kiểm tra lên màn hình đèn chiếu:

- HS1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm.

Chữa bài tập số 31 trang 77 SGK.

- HS2: Chữa bài tập 33 trang 77 SGK. Sau đó phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.

- GV hỏi chung cả lớp: So sánh hai quy tắc này về cách tính giá trị tuyệt đối và xác định dấu của tổng.

 - Hai HS lên bảng kiểm tra

- Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- HS:

+ Về giá trị tuyệt đối nếu cộng hai số nguyên cùng dấu phải lấy tổng hai GTTĐ, nếu cọng hai số nguyên khác dấu phải lấy hiệu hai GTTĐ.

+ Về dấu cộng hai số nguyên cùng dấu là dấu chung.

Cộng hai số nguyên khác dấu, dấu là dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 47: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47
$5. LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU
Củng cố các quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
Rèn kỹ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính rút ra nhận xét.
Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Đèn chiếu và các phim giấy trong ghi đề bài.
HS: Giấy trong, bút dạ.
Ôn lại các quy tắc cộng hai số nguyên
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7 ph)
Đưa đề bài kiểm tra lên màn hình đèn chiếu:
- HS1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm.
Chữa bài tập số 31 trang 77 SGK.
- HS2: Chữa bài tập 33 trang 77 SGK. Sau đó phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
- GV hỏi chung cả lớp: So sánh hai quy tắc này về cách tính giá trị tuyệt đối và xác định dấu của tổng.
- Hai HS lên bảng kiểm tra
- Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS:
+ Về giá trị tuyệt đối nếu cộng hai số nguyên cùng dấu phải lấy tổng hai GTTĐ, nếu cọng hai số nguyên khác dấu phải lấy hiệu hai GTTĐ.
+ Về dấu cộng hai số nguyên cùng dấu là dấu chung.
Cộng hai số nguyên khác dấu, dấu là dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (30 ph)
Dạng 1: Tính giá trị biểu thức, so sánh hai số nguyên.
Bài 1: Tính
	a) (-50) + (-10)
	b) (-16) + (-14)
	c) (-367) + (-33)
	d) |-15| + (+27)
Bài 2: Tính
	a) 43 + (-3)
	b) |-29| + (-11)
	c) 0 + (-36)
	d) 207 + (-207)
	e) 207 + (-317)
Bài 3: Tính giá trị biểu thức
	a) x + (-16) biết x = -4
	b) (-102) + y biết y = 2
- GV: để tính giá trị biểu thức ta làm như thế nào?
Bài 4: So sánh, rút ra nhận xét:
a) 123 + (-3) và 123
b) (-55) + (-15) và (-55)
c) (-97) + 7 và (-97)
Dạng 2: Tìm số nguyên x (bài toán ngược)
Bài 5: Dự đoán giá trị của x và kiểm tra lại.
 	a) x + (-3) = -11
	b) -5 + x = 15
	c) x + (-12) = 2
	d) |-3| + x = -10
Bài 6: (Bài 35 trang 77 SGK)
Số tiền của ông Nam so với năm ngoái tăng x triệu đồng. Hỏi x bằng bao nhiêu, biết rằng số tiền của ông Nam so với năm ngoái:
a) Tăng 5 triệu đồng
b) Giảm 2 triệu đồng
(đây là bài toán dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế).
Bài 7: (Bài 55 trang 60 SBT)
Thay * bằng chữ số thích hợp
a) ( - *6) + (-24) = -100
b) 39 + (-1*) = 24
c) 296 + (-5*2) = -206
Dạng 3: Viết dãy số theo quy luật:
Bài 48 trang 59 SBT
Viết hai số tiếp theo của mỗi dãy số
a) -4; -1; 2 ...
b) 5; 1; -3
- Hãy nhận xét đặc điểm của mỗi dãy số rồi viết tiếp
- HS củng cố quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.
- HS cả lớp làm và gọi hai em lên bảng trình bày.
- Củng cố quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, quy tắc lấy giá trị tuyệt đối, cộng với số 0, cộng hai số đối nhau.
- HS: ta phải thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
a) x + (-16) = (-4) + (-16) = -20
b) (-102)+y = (-102) + 2 = -100
- HS làm và rút ra nhận xét
a) 123 + (-3) = 120
 Þ 123 + (-3) < 123
b) (-55) + (-15) = -70
 Þ (-55) + (-15) < (-55)
Nhận xét: Khi cộng với một số nguyên âm, kết quả nhỏ hơn số ban đầu.
c) (-97) + 7 = -90
Þ (-97) + 7 > -97
Nhận xét: Khi cộng với một số nguyên dương kết quả lớn hơn số ban đầu.
HS làm bài tập
a) x = -8;	(-8) + (-3) = -11
b) x = 20;	-5 + 20 = 15
c) x = 14	14 + (-12) = 2
d) x = -13	|-3| + (-13) = -10
HS trả lời:
a) x = 5
b) x = -2
HS làm bài tập theo nhóm (từ 2®4 em một nhóm)
a) ( - 76) + (-24) = -100
b) 39 + (-15) = 24
c) 296 + (-502) = -206
Gọi một nhóm học sinh lên trước lớp giải thích cách làm.
Ví dụ a) Có tổng là (-100)
Một số hạng là (-24) Þ số hạng kia là (-76), vậy * là 7.
Kiểm tra kết quả vài nhóm.
HS nhận xét và viết tiếp:
a) Số sau lớn hơn số trước 3 đơn vị.
-4; -1; 2; 5; 8 ...
b) Số sau nhỏ hơn số trước 4 đơn vị
5; 1; -3; -7; -11
Hoạt động 3: CỦNG CỐ(6 ph)
GV: - Phát biểu lại quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, cộng 2 số nguyên khác dấu.
- Xét xem kết quả hoặc phát biểu sau đúng hay sai?
a) (-125) + (-55) = -70
b) 80 + (-42) = 38
c) |-15| + (-25) = -40
d) (-25) + |-30| + |10| = 15
e) Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
f) Tổng của một số nguyên dương và một số nguyên âm là một số nguyên dương.
HS: phát biểu lại quy tắc
a) Sai về tính giá trị tuyệt đối
b) Đúng
c) Sai vì: |-15| + (-25) 
 = 15 + (-25) = -10
d) Đúng vì: (-25) + |-30| + |10|
 = (-25) + 30 + 10
 = 5 + 10 = 15
e) Đúng
f) Sai, còn phụ thuộc theo giá trị tuyệt đối của các số. 
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph)
- Ôn tập quy tắc cộng hai số nguyên, quy tắc tính giá trị tuyệt đối của một số, các tính chất phép cộng số tự nhiên.
- Bài tập số 51, 52, 53, 54, 56 trang 60 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docSOHOC47.doc