Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 47, Bài 6: Tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên - Năm học 2011-2012

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 47, Bài 6: Tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên - Năm học 2011-2012

I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1/. Kiến thức: Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.

 2/. Kĩ năng: Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.

 3/. Thái độ: Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất đã học để tính nhanh và tính toán hợp lí.

II/.CHUẨN BỊ:

 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Thước thẳng, bảng phụ.

 2/. Học sinh: Nắm vững kiến thức bài cũ, xem trước nội dung bài mới , dụng cụ học tập.

III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 1/.On định : (1) Kiểm tra sỉ số học sinh.

 2/.Kiểm tra: (5)

 ?/ Tính và so sánh kết quả:

 a) (-2)+(-3) và (-3) +(-2). b) (-5)+(+7) và (+7)+(-5). c) (-8)+(+4) và (+4)+(-8)

 Đáp án:

 a) -5 = -5. b) 2=2. c) -4= -4 ( 8đ)

 ? phụ: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:

( . Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.

 . Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đồi của chúng ( số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.) ( 2đ)

 3/. Bài mới:

 Nêu vấn đề:” Các tính chất của phép cộng trong N có còn đóng trong Z không ?”

Trợ giúp của thầy Hoạt động của trò Nội dung

* Hoạt động 1: Hiểu được tính chất giáo hoán.

- Vận dụng kết quả kiểm tra bài cũ.

?/ Từ kết quả cho thấy nếu ta hoán đổi vị trí của các số hạng thì kết quả không thay đổi , cho ta tính chất gì trong phép cộng các số nguyên?

-Gọi 1 hs lên bảng hình thành công thức .

- Liên hệ lại tính chất giao hoán của phép cộng trong N.

xem lại kết quả ktbc

chú ý lắng nghe câu hỏi dẫn dắt, trả lời ( t/c giao hoán)

1 hs trung bình ghi công thức(a+b=b+a)

nhớ lại tính chất trong N (8) 1/. Tính chất giao hoán:

 ?1. a) (-2)+(-3) = (-3) +(-2) ( = -5)

 b) (-5)+(+7) =(+7)+(-5) (= 2)

 c) (-8)+(+4) = (+4)+(-8) (= -4).

 * Tính chất giao hoán:

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 47, Bài 6: Tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6:TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
Tuần: 16 Tiết:47
Ngày soạn:14.11.11
Ngày dạy: 28.11.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1/. Kiến thức: Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.
 2/. Kĩ năng: Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
 3/. Thái độ: Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất đã học để tính nhanh và tính toán hợp lí.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Thước thẳng, bảng phụ.
 2/. Học sinh: Nắm vững kiến thức bài cũ, xem trước nội dung bài mới , dụng cụ học tập.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số học sinh.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?/ Tính và so sánh kết quả:
 a) (-2)+(-3) và (-3) +(-2). b) (-5)+(+7) và (+7)+(-5). c) (-8)+(+4) và (+4)+(-8)
 Đáp án:
 a) -5 = -5. b) 2=2. c) -4= -4 ( 8đ)
 ? phụ: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
( . Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
 . Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đồi của chúng ( số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.) ( 2đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:” Các tính chất của phép cộng trong N có còn đóng trong Z không?”
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hiểu được tính chất giáo hoán.
- Vận dụng kết quả kiểm tra bài cũ.
?/ Từ kết quả cho thấy nếu ta hoán đổi vị trí của các số hạng thì kết quả không thay đổi , cho ta tính chất gì trong phép cộng các số nguyên?
-Gọi 1 hs lên bảng hình thành công thức .
- Liên hệ lại tính chất giao hoán của phép cộng trong N.
xem lại kết quả ktbc
chú ý lắng nghe câu hỏi dẫn dắt, trả lời ( t/c giao hoán)
1 hs trung bình ghi công thức(a+b=b+a)
nhớ lại tính chất trong N (8’)
1/. Tính chất giao hoán:
 ?1. a) (-2)+(-3) = (-3) +(-2) ( = -5)
 b) (-5)+(+7) =(+7)+(-5) (= 2)
 c) (-8)+(+4) = (+4)+(-8) (= -4).
 * Tính chất giao hoán:
a + b = b + a
* Hoạt động 2: hiểu được tính chất kết hợp.
- Gọi 1 hs lên bảng hoàn thành ?2.
-Dựa vào kết quả : 
?/ nếu ta tự tiện kết hợp hai trong ba số hạng bất kì và thực hiện phép tính trứơc sau đó cộng kết quả với số còn lại thì kết quả không thay đổi cho ta tính chất gì?
- Gọi 1 hs lên bảng ghi công thức của tính chất.
-yêu cầu hs đọc chú ý sgk.
1 hs khá lên bảng tính ?2
chú ý lắng nghe gợi ý , trả lời câu hỏi ( t/c kết hợp (a+b)+c=a+(b+c) ).
1hs trung bình ghi công thức
đọc chú ý sgk (10’)
2/. Tính chất kết hợp
 ?2.
 [(-3)+4]+2 = (-3)+(4+2) =[(-3)+2]+4 (= 3).
 * Tính chất kết hợp:
(a + b) + c = a + (b + c)
 * Chú ý ( sgk) 
* Hoạt động 3: hiểu được tính chất cộng với số 0 và cộng với số đối.
 ?/ Mọi số tự nhiên a cộng với 0 kết quả là số mấy? Giới thiệu trong Z cũng có tính chất đó.
-Số đối của a là gì? của –a là gì?
?/ -Yêu cầu hs đọc thông tin sgk.
?/ Ở bài trước ta đã biết hai số đối nhau có tổng bằng bao nhiêu?
- Hình thành tính chất cộng với số đối.
- Gọi 1 hs lên bảng làm ?3. Nhận xét.
- So sánh các tính chất của phép cộng trong N với các tính chất trong Z.
trả lời ( bằng 0). Chú ý nghe giới thiệu t/c trong Z
trả lời ( là –a; là a)
đọc thông tin sgk
nhớ lại và trả lời ( bằng 0)
ghi tính chất cộng với số đối
hs khá tính ?3
nhận xét
 (10’)
3/. Cộng với số 0:
a + 0 = a
4/. Cộng với số đối:
 * Ta có: -(-a) = a
 * Nếu a là số dương thì –a là số âm. Ngược lại nếu a là số âm thì –a là số dương.
 * Tổng của hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0:
a = (-a) = 0
Nếu a+b=0 thì a= - b và b= - a
?3. a .
 4/. Củng cố: (10’)
 	Bài tập 36 ( sgk/78) 
 	 b) (-199) + (-200) + (-201) = [(-199) + (-201)]+(-200) = (-400)+(-200) = -600.
 	Bài tập 37 ( sgk/ 78) x .
Bài tập 39 (sgk/79)
a) 1 + (-3) +5 + (-7) + 9 + (- 11) = (1 + 9) +[(-3) + (-7)] +(-11) = 10 + (-10) +(-11) = 0+(-11) = -11.
 5/. Dặn dò: (1’)
 - Học bài theo sgk.
 - Xem lại các bài tập đã giải, làm tiếp các bài tập 36 .a ; 37 .b; 38; 39 .b ; 40 (sgk/78; 79 ).
 - Xem các bài tập phần luyện tập.
LUYỆN TẬP
Tuần: 16 Tiết: 48
Ngày soạn:15.11.11
Ngày dạy: 28.11.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về các tính chất của phép cộng các số nguyên: tính chất giao hoán, kết hợp , cộng với số 0 , cộng với số đối.
 2/. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất giải nhanh và hợp lí các bài tập có liên quan.
 3/. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức vào giải toán thực tế.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, máy tính bỏ túi, bảng phụ, thước thẳng
 2/. Học sinh: nắm vững kiến thức bài học, xem trước các bài tập phần luyện tập, dụng cụ học tập, máy tính bỏ túi.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’)Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (6’)
 ?/ Giải bài tập 41 a, b ( sgk/79).
 Thực hiện phép tính: a) (-38) + 28 , b) 273 + ( -123).
 Đáp án:
 a) = -10. b) = 150. ( 8đ)
 ? phụ: Hãy áp dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên tính: ( -38) + 28 = [(-28) +(-10)]+ 28?
( = [(-28) + 28] +(-10) = 0+(-10) = -10. ) ( 2đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:”vận dụng kiến thức trên vào giải các dạng bài tập cơ bản”
Trợ giúp của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung
* Hoạt động 1: Giải được bài tập 41 c ; bài tập 42 ( sgk/79)
- Gv nêu bài tập 41 .c
-Gọi hs lên bảng giải , nhận xét.
-Gv nêu bài tập 42 ( sgk/79)
?/ Hãy nêu hướng giải bài tập, gọi hs giải. Nhận xét.
?/ Những số nguyên nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10?
- Vấn đáp hs hoàn thành bài giải.
-Nhấn mạnh dạng bài tập lưu ý các số nguyên đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.
quan sát bài tập
hs trung bình lên bảng giải, nhận xét
nêu hướng giải bài tập, thực hiện giải
trả lời ( -9; ; 9)
hoàn thành bài giải
lưu ý, khắc sâu
 (17’)
Bài tập 41 ( sgk/79)
 c) 99 + ( -100) + 101
 = ( 99 + 101 ) + ( -100)
 = 200 + (-100)
 = 100.
Bài tập 42 ( sgk/79)
 a) 217 +[43 + (-217) + (-23)]
 = [217 + (-217)] + [43 +(-23)]
 = 0 + 20
 =20.
 b) (-9)+(-8)+ +0++8 + 9
 = 0.
* Hoạt động 2: Giải thành thạo và hiểu được bài tập 43 ( sgk/80)
- Yêu cầu hs đọc đề bài tập.
- Gv treo bảng phụ hình vẽ tóm tắt bài toán. Hướng dẫn hs hiểu đề bài
- Lưu ý hai chiều ngược nhau biểu thị số nguyên âm và số nguyên dương.
- Vấn đáp hs hoàn thành bài giải.
- Lưu ý hs dạng bài tập tương tự .
đọc bài toán
quan sát bảng phụ
lưu ý biểu thị chiều ngược lại bằng số nguyên âm
hoàn thành bài giải
lưu ý , vận dụng thực tế (10’)
Bài tập 43 ( sgk/80)
 A C B
 a) Vận tốc của hai canô là 10 km/h và 7km/h nghĩa là chúng đi cùng chiều nhau.
 Khoảng cách giữa hai canô sau 1 (h)
 10 .1 - 7 .1 = 3 (km).
 b) Tương tự, chúng đi ngược chiều nhau. Khoảng cách giữa hai canô là: 
 10 .1 + 7.1 = 17 (km).
 ĐS: a) 3km; b) 17 km.
* Hoạt động 3: sử dụng được máy tính bỏ túi.
- yêu cầu hs mở máy tính bỏ túi thực hành theo hướng dẫn sgk /bài tập 46.
?/ Hãy thực hiện trên máy tính bỏ túi giải các câu a,b,c . Nêu kết quả.
thực hành máy tính bỏ túi theo hướng dẫn sgk
thực hiện giải bài tập trên máy tính bỏ túi
 (8’)
Bài tập 46 ( sgk/80)
 a) = 133; b) =146; c) = - 388.
 4/. Củng cố: (2’)
 - Nhắc lại các tính chất cơ bản của phép cộng số nguyên và so sánh với các tính chất cơ bản của phép cộng số tự nhiên hoàn toàn không có gì khác nhau.
 - Lưu ý hs tùy từng yêu cầu bài tập mà ta phải linh hoạt áp dụng các tính chất của phép cộng số nguyên để giải nhanh và chính xác, hợp lí.
 5/. Dặn dò: (1’)
- Học lại bài theo sgk.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm tiếp các bài tập còn lại trong sgk và sbt.
- Chuẩn bị trước bài mới bài 7: PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN.
Bài 7 : PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
Tuần: 16 Tiết:49
Ngày soạn:15.11.11
Ngày dạy: 2.12.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:
 -Học xong bài học sinh hiểu được phép trừ trong Z.
 - Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên.
 2/. Kĩ năng: Thực hiện tính đúng và hợp lí hiệu của hai số nguyên.
 3/. Thái độ: bước đầu hinh thành dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng ( toán học ) liên tiếp và phép tương tự.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: soạn giảng, Thước thẳng.
 2/. Học sinh: nắm vững cách cộng hai số nguyên, xem trước nội dung bài.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?/ Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu? 
 Bài tập: Tính và so sánh:
 3-1 và 3+(-1) 2-2 và 2+(-2)
 3-1 và 3+(-2) 2-1 và 2+(-1) 
 Đáp án:
 - quy tắc: * Cộng hai số nguyên cùng dấu ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng , rồi đặt dấu chung trước kết quả. (2đ)
 * Cộng hai số nguyên khác dâu lấy số có giátrị tuyệt đối của số lớn trừ cho số cóa giá trị tuyệt đối bé hơn , đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả. ( 3đ)
 Bài tập: 3-1 =3+(-1) =2 2-2 = 2+(-2) =0 (3đ)
 3-2= 3+(-2) = 1 2-1 = 2+(-1) = 1 (2đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:” Vậy 2-(-2) =?”
Trợ giúp của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung
* Hoạt động 1: hiểu được quy tắc trừ hai số nguyên
- Yêu cầu học sinh hoàn thành ?1 ( sgk).
- Nêu nhận xét về kết quả tìm được từ phép tương tự.
?/ hãy nêu quy tắc thực hiện phép trừ hai số nguyên?
- Gv hoàn chỉnh quy tắc trừ hai số nguyên.
- Nêu một vài ví dụ về phép trừ hai số nguyên. Lưu ý hs lí do để mở rộng ra tập Z là ở phép trừ.
-Nêu nhận xét sgk, giải thích cho hs hiểu nhận xét.
hoàn thành ?1
nêu nhận xét
dự đoán quy tắc
ghi bài vào vở
thực hiện phép trừ hai số nguyên theo quy tắc
Lưu ý
chú ý (16’)
1/. Hiệu của hai số nguyên.
 ?1. 
3-1 =3+(-1) 2-2 = 2+(-2)
3-2= 3+(-2) 2-1 = 2+(-1)
3-3=3+(-3) 2-0 =2+0
3-4=3+(-4) 2-(-1) = 2+1
3-5=3+(-5) 2-(-2) = 2+2
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ,ta cộng a với số đối của b.
 a – b = a+ (-b)
 Ví dụ: 5- 6 = 5 + (-6) = -1
 7 – (-2) = 7 + 2 = 9
* Hoạt động 2: hiểu giải được một vài ví dụ.
- Yêu cầu hs đọc ví dụ sgk.
- Hướng dẫn hs giải.
- Nhấn mạnh một lần nữa lí do mở rộng ra tập Z.
đọc ví dụ sgk
giải ví dụ
thấy được sự cần thiết phải mở rộng ra tập Z
 (12’)
2/. Ví dụ:
 Giải:
Nhiệt độ giảm 40C ta có: 
 3 – 4 = 3 +(-4) = -1 
Vậy nhiệt độ hôm nay ở SaPa là -1 0C.
* Nhận xét: Phép trừ trong N không phẻi bao giờ cũng thực hiện được , còn trong Z luôn thực hiện được.
 4/. Củng cố: (10’)
 	Bài tập 47 ( sgk/82) 
 a) = -5; b) = 3. c) = -7 , d) = 1.
 	Bài tập 48 ( sgk/82)
 a) = -7; b) = 7 c) = a d) = -a.
 	Bài tập 49 ( sgk/82)
a
-15
2
0
-3
-a
15
-2
0
-(-3)
 5/. Dặn dò: (1’)
- Học bài theo sgk.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị trước các bài tập phần luyện tập.
LUYỆN TẬP
Tuần: 16 Tiết:50
Ngày soạn:16.11.11
Ngày dạy: 3.12.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:Hệ thống lại quy tắc cộng , trừ hai số nguyên.
 2/. Kĩ năng: Thực hiện được thành thạo phép tính cộng , trừ hai số nguyên trong giải các bài tập.
 3/. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống , trong học tập các môn học khác.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Thước thẳng, máy tính bỏ túi..
 2/. Học sinh: Nắm vững quy tắc cộng , trừ hai số nguyên, xem trước các bài tập phần luyện tập.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?/ Giải bài tập 53 ( sgk/ 82): Điền số thích hợp vào ô vuông:
 Đáp án:
x
-2
-9
3
0
y
7
-1
8
15
x - y
-9
-8
-5
-15
 ( 8đ) 
 ? phụ: nêu quy tắc trừ hai số nguyên?
 - Quy tắc: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ,ta cộng a với số đối của b.
 a – b = a+ (-b) ( 2đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:” Vận dụng kiến thức trên vào giải các bài tập dạng cơ bản”
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Giải và hiểu được bài tập 51 ( sgk/82)
- Gv nêu bài tập 51 . Gọi 2 hs trung bình lên bảng giải.
-Nhận xét , lưu ý trong Z ta vẫn áp dụng thứ tự thực hiện các phép tính tương tự như trong N.
2 hs lên bảng giải bài tập
nhận xét, chú ý
 (6’)
Bài tập 51 ( sgk/82)
 a) 5- (7 – 9) = 5 – (-2) = 7
 b) (-3) –(4 – 6) = (-3) – (-2) = -1.
* Hoạt động 2: Giải thành thạo bài tập 52 ( sgk/82)
- Yêu cầu hs đọc đề bài toán.
?/ Muốn tính tuổi thọ của Oâng , biết năm sinh và năm mất ta tính bằng cách nào?
- vấn đáp hs nêu kết quả.
- Lưu ý hs kết quả tìm được có bao giờ là số nguyên âm không? Giáo dục hs tính thực tế. 
đọc đề bài toán
trả lời ( lấy năm mất – năm sinh)
nêu kết quả
lưu ý kiểm tra lại kết quả sau khi thực hiện phép tính (8’)
Bài tập 52 ( sgk/82)
 Tuổi thọ của nhà bác học Aùc-Si-Mét:
 (-212) – (-287) = 75 ( tuổi)
 ĐS: 75 tuổi.
* Hoạt động 3: Giải và hiểu được bài tập 54 ( sgk/82)
- Gv: Tìm x trong Z cũng thực hiện không có gì khác như trong N.
- Gọi 2 hs lên bảng giải bài tập ( hs trung bình ) a và c.
-yêu cầu hs nhận xét.
chú ý, thực hiện tương tự như trong N
2 hs lên bảng giải bài tập tìm x
nhận xét kết quả.
 (12’)
Bài tập 54 ( sgk/82)
a) 2 + x = 3 c) x + 7 = 1
 x = 3 – 2 x = 1 – 7
 x = 1 x = - 6 
Vậy : x = 1 vậy : x = - 6 
* Hoạt động 4: sử dụng được máy tính bỏ túi.
- Yêu cầu hs thực hiện theo hướng dẫn sgk.
- Vận dụng giải bài tập 56 ( sgk/83)
- yêu cầu hs nêu kết quả.
-Nhận xét.
thực hiện theo sgk
giải bài tập 56 trên máy tính bỏ túi
nêu kết quả , nhận xét (10’)
Bài tập 56 ( sgk/83)
= - 564
= 531
= 1801.
 4/. Củng cố: (1’)
 	 - Nhắc lại quy tắc cộng , trừ hai số nguyên.
 	 - Điểm sơ lược từng dạng bài tập cơ bản và cách trình bày bài giải. 
 5/. Dặn dò: (2’)
- Học lại các quy tắc.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm tiếp các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị trước bài mới bài 8 : QUY TẮC DẤU NGOẶC.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16.doc