I- MỤC TIÊU
• Kiến thức: Củng cố khái niệm về tập Z, tập N. Củng cố cách so sánh hai số nguyên, cáhc tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách tìm số đối, số liền trước, số liền sau của một số nguyên.
• Kĩ năng: HS biết tìm GTTĐ của một số nguyên, số đối của một số nguyên, so sánh hai số nguyên, tính giá trị biểu thức đơn giản có chứa GTTĐ.
• Thái độ: Rèn luyện tính chính xác của toán học thông qua việc áp dụng các quy tắc.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
• GV: Đèn chiếu và các phim giấy trong (hoặc bảng phụ).
• HS: Giấy trong, bút dạ.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ VÀ CHỮA BÀI TẬP (7 ph)
GV gọi hai HS lên kiểm tra.
- HS1: Chữa bài tập 18 trang 57 SBT.
- Sau đó giải thích cách làm.
- HS2: Chữa bài tập 16 và 17 trang 73 SGK.
- Cho HS nhận xét kết quả.
- Mở rộng: Nói tập Z bao gồm hai bộ phận là số tự nhiên và số nguyên âm có đúng không?
- HS1:
a) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần:
(-15); 1-; 0; 3; 5; 8;
b) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần:
200; 10; 4; 0; -9; -97
- HS2:
Bài 16: Điền Đ; S
Bài 17: Không, vì ngoài số nguyên dương và nguyên âm, tập Z còn gồm cả số 0.
HS: Đúng
Tiết 44 $3. LUYỆN TẬP I- MỤC TIÊU Kiến thức: Củng cố khái niệm về tập Z, tập N. Củng cố cách so sánh hai số nguyên, cáhc tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách tìm số đối, số liền trước, số liền sau của một số nguyên. Kĩ năng: HS biết tìm GTTĐ của một số nguyên, số đối của một số nguyên, so sánh hai số nguyên, tính giá trị biểu thức đơn giản có chứa GTTĐ. Thái độ: Rèn luyện tính chính xác của toán học thông qua việc áp dụng các quy tắc. II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: Đèn chiếu và các phim giấy trong (hoặc bảng phụ). HS: Giấy trong, bút dạ. III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ VÀ CHỮA BÀI TẬP (7 ph) GV gọi hai HS lên kiểm tra. - HS1: Chữa bài tập 18 trang 57 SBT. - Sau đó giải thích cách làm. - HS2: Chữa bài tập 16 và 17 trang 73 SGK. - Cho HS nhận xét kết quả. - Mở rộng: Nói tập Z bao gồm hai bộ phận là số tự nhiên và số nguyên âm có đúng không? - HS1: a) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: (-15); 1-; 0; 3; 5; 8; b) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần: 200; 10; 4; 0; -9; -97 - HS2: Bài 16: Điền Đ; S Bài 17: Không, vì ngoài số nguyên dương và nguyên âm, tập Z còn gồm cả số 0. HS: Đúng Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (28 ph) Dạng 1: So sánh hai số nguyên Bài 18 trang 73 SGK: a) Số nguyên a lớn hơn 2. Số a có chắc chắn là số nguyên dương hay không? GV vẽ trục số để giải thích cho rõ, và dùng nó để giải các phần của bài 18. b/ c/ (SGK) d/ Bài 19 trang 73 SGK: Điền dấu "+" hoặc "-" vào chỗ trống để được kết quả đúng (SGK) Dạng 2: Bài tập tìm số đối của 1 số nguyên Bài 21 trang 73 SGK Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: - 4; 6; | -5 |; | 3 |; 4 và thêm số: 0 + Nhắc lại: thế nào là hai số đối nhau? Dạng 3: Tính giá trị biểu thức Bài 20 trang 73 SGK a) |-8| - |-4| b) |-7| . |-3| c) |18| : |-6| d) |153| + |-53| - Nhắclại quy tắc tính GTTĐ của 1 số nguyên. Dạng 4: Tìm số liền trước, số liền sau của 1 số nguyên. Bài 22 trang 74 SGK a) Tìm số liền sau của mỗi số nguyên sau: 2; -8; 0; -1 b) Tìm số liền trước của mỗi số nguyên sau: -4; 0; 1; -25 c) Tìm số nguyên a biết số liền sau là một số nguyên dương, số liền sau là một số nguyên âm. (GV nên dùng trục số để HS dễ nhận biết) Nhận xét gì về vị trí của số liền trước, số liền sau trên trục số? Dạng 5: Bài tập về tập hợp Bài tập 32 trang 58 SBT Cho A = {5; -3; 7; -5} a) Viết tập hợp gồm các phần tử của A và các số đối của chúng. b) Viết các tập hợp C gồm các phần tử của A và các GTTĐ của chúng. Chú ý: Mỗi phần tử của tập hợp chỉ liệt kê một lần. HS làm bài 18 trang 73. a) Số a chắc chắn là số nguyên dương. b) Không, số b có thể là số dương (1;2) hoặc số 0. c) Không, số c có thể là 0 d) Chắc chắn HS làm bài 19 trang 73 a) 0 < +2 b) -15 < 0 c) -10 < -6 b) -3 < +9 HS làm bài 21 trang 73 -4 có số đối là 4 6 có số đối là -6 |-5| có số đối là -5 | 3 | có số đối là -3 4 có số đối là -4 0 có số đối là 0 HS cả lớp cùng làm, sau đó gọi hai em lên bảng chữa hoặc chữa trên màn hình đèn chiếu. a) |-8| - |-4| = 8 - 4 = 4 b) |-7| . |-3| = 7 . 3 = 21 c) |18| : |-6| = 18 : 6 = 3 d) |153| + |-53| = 153 + 53 = 206 HS làm bài 22 trang 74 a) Số liền sau của 2 là 3 Số liền sau của -8 là -7 Số liền sau của 0 là 1 Số liền sau của -1 là 0 b) Số liền trước của -4 là -5 .............. c) a = 0 HS hoạt động theo nhóm, trao đổi và làm bài trên giấy trong. a) B = {5; -3; 7; -5; 3; -7} b) C = {5; -3; 7; -5; 3} Nhận xét bài làm của các nhóm. Hoạt động 3: CỦNG CỐ (8 ph) GV: - Nhắc lại cách so sánh hai số nguyên a và b trên trục số. - Nêu lại nhận xét so sánh số nguyên dương, số nguyên âm với số 0, so sánh số nguyên dương với số nguyên âm, hai số nguyên âm với nhau. - Định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số? Nêu các quy tắc tính giá trị tuyệt đối của số nguyên dương, số nguyên âm, số 0. Bài tập: Đúng hay sai? -99 > -100; -502 > |-500| |-101| |-5| |-12| < 0; -2 < 1 HS: trả lời câu hỏi và nhận xét góp ý. HS trả lời và giải thích. -99 > -100 Đ; -502 > |-500| S |-101| |-5| S |-12| < 0 S; -2 < 1 Đ Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph) - Học thuộc định nghĩa và các nhận xét về so sánh hai số nguyên, cách tính giá trị tuyệt đối của một số nguyên. - Bài tập số 25 ® 31 trang 57, 58 SBT.
Tài liệu đính kèm: