Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 43: Luyện tập - Năm học 2006-2007

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 43: Luyện tập - Năm học 2006-2007

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- Củng cố khái niệm về tập Z, củng cố cách so sánh hai số nguyên, cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách tìm số đối, số liền trước, số liền sau của một số nguyên.

2) Kỹ năng

- Biết cách so sánh hai số nguyên, cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách tìm số đối, số liền trước, số liền sau của một số nguyên.

3) Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Thước thẳng, bảng phụ.

- HS : Thước thẳng.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Ổn định tổ chức

2) Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1) Chữa bài tập 18 (SBT)

- Giải thích cách làm.

2) Chữa bài tập 17 (SGK)

- GV nhận xét ghi điểm. HS1 : a) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần :

 (-15) ; -1 ; 0 ; 3 ; 5 ; 8

 b) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần :

 2000 ; 10 ; 4 ; 0 ; -9 ; -97

HS2 : Không, vì ngoài số nguyên dương và nguyên âm, tập Z còn gồm cả số 0.

- HS nhận xét, bổ sung.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 43: Luyện tập - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 15 - Tiết 43
LUYỆN TẬP 
	 Ngày soạn : 09/12/2006 
	 Ngày dạy : 11/12/2006 
I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Củng cố khái niệm về tập Z, củng cố cách so sánh hai số nguyên, cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách tìm số đối, số liền trước, số liền sau của một số nguyên.
2) Kỹ năng
- Biết cách so sánh hai số nguyên, cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách tìm số đối, số liền trước, số liền sau của một số nguyên.
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : 	Thước thẳng, bảng phụ.
HS : 	Thước thẳng.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Chữa bài tập 18 (SBT)
- Giải thích cách làm.
2) Chữa bài tập 17 (SGK)
- GV nhận xét ghi điểm.
HS1 : a) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần :
	(-15) ; -1 ; 0 ; 3 ; 5 ; 8
	b) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần :
	2000 ; 10 ; 4 ; 0 ; -9 ; -97
HS2 : Không, vì ngoài số nguyên dương và nguyên âm, tập Z còn gồm cả số 0.
- HS nhận xét, bổ sung. 
3) Bài mới
- Để củng cố khái niệm về tập Z, giúp các em biết cách so sánh hai số nguyên, cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách tìm số đối, số liền trước, số liền sau của một số nguyên. Tiết học hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập.
Hoạt động 1 : Luyện tập
a) Mục tiêu
- Biết cách so sánh hai số nguyên, cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách tìm số đối, số liền trước, số liền sau của một số nguyên.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 18 (SGK)
a) Số nguyên a lớn hơn 2. Số a có chắc chắn là số nguyên dương không ?
- GV vẽ trục số, hướng dẫn HS giải thích.
- Yêu cầu HS giải thích các câu còn lại.
- GV nhận xét, bổ sung. 
Bài 19 (SGK) (bảng phụ)
Điền dấu “+” hoặc “–“ vào chỗ trống để được kết quả đúng.
- GV nhận xét, bổ sung. 
Bài 21 (SGK)
Tìm số đối của các số nguyên sau : - 4; 6; ; ; 4; 0 ?
- Nhắc lại : thế nào là hai số đối nhau ?
- GV nhận xét, bổ sung. 
Bài 20 (SGK)
- Nhắc lại quy tắc tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên ?
- Gọi 2HS lên bảng thực hiện.
a) 
b) .
c) 
d) 
- GV nhận xét, bổ sung. 
Bài 22 (SGK)
a) Tìm các số liền sau của mỗi số nguyên sau : 2 ; - 8 ; 0 ; -1 ?
b) Tìm số liền trước của các số nguyên sau : - 4 ; 0 ; 1 ; - 25 ?
c) Tìm số nguyên a biết số liền sau của a là một số nguyên dương, số liền trước của a là một số nguyên âm ?
- Có nhận xét gì về vị trí của số liền trước, số liền sau trên trục số ?
Bài 32 (SBT)
Cho A = {5; -3; 7; -5}
a) Viết tập hợp B gồm các phần tử của A và các số đối của chúng ?
b) Viết tập hợp C gồm các phần tử của A và các giá trị tuyệt đối của chúng ?
- GV nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc đề. 
a) Số a chắc chắn là số nguyên dương.
- HS theo dõi.
- 3HS đứng tại chỗ giải thích.
b) không, số b có thể là số 0, 1, 2.
c) không, số c có thể là số 0.
d) chắc chắn.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc đề và quan sát bảng phụ.
- 2HS lên bảng thực hiện.
a) 0 < + 2	b) -15 < 0
c) -10 < - 6	d) +3 < +9
 -10 < +6	 - 3 < +9
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc đề. 
- Số đối của -4 là 4
 Số đối của 6 là -6
 Số đối của là -5
 Số đối của là -3
 Số đối của 4 là -4
 Số đối của 0 là chính nó.
- 1HS nhắc lại. 
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc đề. 
- 1HS nhắc lại. 
- 2HS lên bảng thực hiện.
a) = 4
b) . = 21
c) = 3
d) = 206
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc đề. 
Số liền sau của 2 là 3.
Số liền sau của -8 là -7.
Số liền sau của 0 là 1.
Số liền sau của -1 là 0.
Số liền trước của -4 là -5.
Số liền trước của 0 là -1.
Số liền trước của 1 là -0.
Số liền trước của -25 là -26.
c) a = 0.
- Hai điểm cách nhau 1 đơn vị trên trục số.
- HS đọc đề. 
a) B = {5; -3; 7; -5; 3; -7}
b) C = {5; -3; 7; -5; 3}
- HS nhận xét, bổ sung. 
4) Củng cố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhắc lại cách so sánh hai số nguyên a và b trên trục số ?
- Nêu nhận xét về so sánh số nguyên dương, số nguyên âm với số 0, so sánh hai số nguyên âm và cách so sánh số nguyên dương và số nguyên âm.
- Định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số nguyên ?
1HS nhắc lại. 
1HS trả lời.
1HS nhắc lại. 
5) Dặn dò
- Học bài.
- Làm bài tập 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 (SBT) 
IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 43.doc