Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 34 đến 36 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Lãnh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 34 đến 36 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Lãnh

MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :

- Hiểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số .

- Biết cách tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm được ước chung thông qua ƯCLN .

- Phân biệt được hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN

NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .

Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi :

 Thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số ? Vận dụng quy tắc tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố để tìm ƯCLN(12,18) .

PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA GV

VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH PHẦN NỘI DUNG

CẦN GHI NHỚ

Hoạt động 3 : Bội chung nhỏ nhất

- Tìm BC(4,6) . Cho biết số nhỏ nhất khác 0 trong các bội chung của 4 và 6 .

- GV giới thiệu BCNN của hai hay nhiều số . So sánh khái niệm BCNN và UCLN của hai hay nhiều số .

- GV nêu ký hiệu BCNN .

- Tìm B(12) . So sánh BC(4,6) với B(12) . Nhận xét .

- GV nêu chú ý trong SGK và đăth vấn đề có cách nào tìm BCNN mà không cần liệt kê như trên không để chuyển sang hoạt động 4 .

 Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.

Ký hiệu BCNN(a,b)

Nhận xét : SGK

Chú ý : BCNN(a,1) = a ;

 BCNN(a,b,1) = BCNN(a,b)

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 34 đến 36 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Lãnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 2/11/2012	
Ngày giảng: 5/11/2012
Tiết 34 : luyện tập 2
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Giải các bài toán ước số .
Rèn tính linh động sáng tạo trong khi làm bài tập .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
	Thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số . Nêu cách tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố . Tìm ƯCLN(28,36)
Câu hỏi phụ :
	Tìm nhanh ƯCLN (28,56,140,36,72,180) 
Phần hướng dẫn của GV 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tìm ƯC có điều kiện của hai hay nhiều số .
Bài tập 146 :
Số tự nhiên x phải thoả mãn điều kiện gì ? 
Cách tìm ƯC thông qua ƯCLN như thế nào ?
Bài tập 146 :
X là ước chung của 112 và 140 .
ƯCLN(112,140) = 28
ƯC(112,140)=Ư(28)= {1;2;4;7;14;28}
Vì 10<x<20 nên x = 14 .
Hoạt động 4 : Giải bài toán ƯCLN
Bài tập 147:
Số a phải có những điều kiện gì?
Nêu cách tìm số a.
Muốn tìm số hộp bút của mỗi bạn ta lamg như thế nào ?
Bài tập 148 :
Số tổ được chia thành nhiều nhất phải thoả mãn điều kiện gì ?
Nêu cách tìm số nam, số nữ trong mỗi tổ lúc đó
Bài tập 147 :
a > 2 và a là ƯC(28,36)
ƯC(28,36)=Ư(ƯCLN(28,36)) = Ư(4) = {1 ; 2; 4}
Vì a > 2 nên a = 4
Mai mua đựoc 7 hộp , Lan mua được 9 hộp /
Bài tập 148 : 
	Số tổ nhiều nhất là : ƯCLN(48,72) = 24 . Khi đó mỗi tổ có 2 nam và 3 nữ .
Hoạt động 5 : Dặn dò
HS hoàn chỉnh các bài tập đã sửa và hướng dẫn .
Chuẩn bị nội dung bài học tiết sau: Bội chung nhỏ nhất .
Ngày soạn : 2/11/2012	
Ngày giảng: 6/11/2012
Tiết 35: bội chung nhỏ nhất
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Hiểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số .
Biết cách tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm được ước chung thông qua ƯCLN .
Phân biệt được hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi :
	Thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số ? Vận dụng quy tắc tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố để tìm ƯCLN(12,18) .
Phần hướng dẫn của GV 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Bội chung nhỏ nhất
Tìm BC(4,6) . Cho biết số nhỏ nhất khác 0 trong các bội chung của 4 và 6 .
GV giới thiệu BCNN của hai hay nhiều số . So sánh khái niệm BCNN và UCLN của hai hay nhiều số .
GV nêu ký hiệu BCNN .
Tìm B(12) . So sánh BC(4,6) với B(12) . Nhận xét .
GV nêu chú ý trong SGK và đăth vấn đề có cách nào tìm BCNN mà không cần liệt kê như trên không để chuyển sang hoạt động 4 .
	Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
Ký hiệu BCNN(a,b)
Nhận xét : 	 SGK
Chú ý : BCNN(a,1) = a ;
	 BCNN(a,b,1) = BCNN(a,b)
Hoạt động 4 : Tìm BCNNbằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố .
GV giới thiệu cách tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố qua các bước cụ thể và chú ý các đặc điểm như chọn các thừa số nguyên tố chung và riêng, mỗi thừa số phải lấy số mũ lớn nhất .
GV minh hoạ từng bước lý thuyết song song với thực hành .
HS nhắc lại quy tắc tìm BCNN và cùng làm bài tập ? theo nhóm .
HS thử so sánh hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số .
Qua bài tập ?, GV chú ý cho HS cách tìm BCNN trong các trường hợp các số đã cho là nguyên tố cùng nhau, số lớn nhất trong các số đã cho là bội của các số còn lại .
HS làm bài tập 149 . 
Tìm nhanh BCNN(2,4,8,3,6,9,5,10,15,18,30)
Quy tắc : 	SGK
Ví dụ : Tìm BCLN(8,18,30)
Phân tích các số 8,18 và 24 ra thừa số nguyên tố 8=23;18=2.32;30=2.3.5
Các thừa số nguyên tố chung là và riêng là 3 và 5
Lập tích là : 23 .32.5 = 360
Vậy BCNN(8,18,30) = 360
Chú ý : 	SGK
Hoạt động 5 : Cách tìm bội chung thông qua tìm BCNN
HS nhắc lại nhận xét đã học ở hoạt động 3. Có xthể tìm bội chung của hai hay nhiều số bằng cách khác trước đay không ?
Phát biểu cách tìm bội chung của hai hay nhiều số thông qua tìm BCNN .
Hãy tìm các số tự nhiên x lớn hơn 70 và nhỏ hơn 100 sao cho các số đó vừa chia hết cho 18 và vừa chia hết cho 12 .
Quy tắc : 
	Để tìm BC của các số đã cho ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó .
Hoạt động 6 : Củng cố 
Phát biểu cách tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố . So sánh quy tắc này với quy tắc tìm ƯCLN .
HS làm bài tập 150, 151 (đặc biệt nêu ra cách tìm BCNN nhẩm nhanh)
Hoạt động 7 : Dặn dò 
HS học bài theo SGK 
HS làm các bài tập 152 đến 155 để chuẩn bị luyện tập ở tiết sau . Chú ý rút ra nhận xét ở từ kết quả của phần b bài tập 155 .
-------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 2/11/2012	
Ngày giảng: 7/11/2012
Tiết 36 : luyện tập 1
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Rèn kỹ năng tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố .
Củng cố các khái niệm bội và quan hệ chia hết .
Biết phân biệt các bài toán tìm bội, tìm ước và vận dụng để giải các bài toán đơn giản .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
	Nêu quy tắc tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố . Tìm BCNN(16,24) . 
Câu hỏi phụ : Tìm BCNN(16,72,24,32,160,120)
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tìm BCNN, BC của hai hay nhiều số .
Bài tập 152 :
Bội của một số là gì ? Số a trong bài tập 152 phải thoả mãn những điều kiện gì ? Số a càn tìm có phải là BCNN(15,18) không ?
Bài tập 153 :
Muốn tìm BC (30,45) ta có những cách nào ? Vì sao ta thường chọn cách thông qua tìm BCNN ?
Nêu các bước tiến hành khi tìm BC thông qua BCNN .
Bài tập 154 :
Số HS xếp hàng 2,3,4,8 đều vừa đủ hàng có nghĩa là gì ? 
Muốn tìm sỉ số học sinh 6C ta làm như thế nào ?
Bài tập 152 :
	a = BCNN(15,18) = 90
Bài tập 153 :
BCNN(30,45) = 90
B(90)={0;90;180;270;360;450;540;...}
Vì các số cần tìm <500 nên chúng thuộc tập hợp {0;90;180;270;360;450}
Bài tập 154 :
Gọi x là số học sinh của lớp 6C thì x là BC(2 , 3 , 4 , 8) .
BCNN(2 , 3 , 4 , 8) = 24 ; 
B(24) = {0 ; 24 ; 48 ; 72 ; ...}
Vì 35<x<60 nên số học sinh của lớp 6C là 48 em 
Hoạt động 4 : Quan hệ giữa BCNN và ƯCLN của hai hay nhiều số 
Bài tập 155 :
HS làm bài tập 155 theo nhóm . Mỗi nhóm làm một cột trống và có nhận xét .
GV kết luận chung và nếu thêm một cách tìm BCNN hay ƯCLN của hai hay nhiều số .
Bài tập 155 :
ƯCLN (a,b) .BCNN(a,b) = a.b
Hoạt động 5 : Dặn dò 
HS hoàn chỉnh các bài tập đã sửa và chuẩn bị tiếp các bài tập 156 đến 158 để luyện tập ở tiết sau .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA So hoc 6.doc