I. Mục tiêu :
− Kiến thức : Học sinh hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
− Kĩ năng : Học sinh biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích.
− Thái độ : Học sinh biết vận dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
− Giáo viên : SGK, thước thẳng, bảng phụ.
− Học sinh : SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : (10 – 15 phút)
− HS1: Làm bài tập 127c. (Đáp: 1050 = 2 . 3 . . 7)
− HS2: Làm bài tập 127d. (Đáp: 3060 = . 5 . 7)
− Kiểm tra vở 5 HS dưới lớp.
3. Bài mới : Ở tiết học trước, các em đã biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì rồi. Hôm nay, các em hãy vận dụng kiến thức đó vào việc giải toán. Ta sang: “Tiết 29: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố”
4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
10’ Hoạt động 1 : Bài tập 129c.
a) Sau khi viết 63 = . 7, hướng dẫn học sinh viết tất cả các ước của của một số (bảng phụ 1).
b) Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
− Gọi học sinh dưới lớp nhận xét.
b) Nhận xét, bổ sung và ghi điểm.
− Để tránh việc tìm sót các ước thì chúng ta nên xác định số lượng các ước của một số (bảng phụ 2).
− Lên bảng làm bài tập.
− Nhận xét bài làm của bạn. Bài tập 129:
c) 63 = . 7 ;
Ư(63) = {1, 3, 7, 9, 21, 63}.
Trường : THCS Đồng Khởi Giáo viên : Lý Thế Chương Khuynh Ngày soạn : 7 / 11 / 2004 Tiết 29: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : − Kiến thức : Học sinh hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố. − Kĩ năng : Học sinh biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích. − Thái độ : Học sinh biết vận dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : − Giáo viên : SGK, thước thẳng, bảng phụ. − Học sinh : SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : (10 – 15 phút) − HS1: Làm bài tập 127c. (Đáp: 1050 = 2 . 3 . . 7) − HS2: Làm bài tập 127d. (Đáp: 3060 = . 5 . 7) − Kiểm tra vở 5 HS dưới lớp. 3. Bài mới : Ở tiết học trước, các em đã biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì rồi. Hôm nay, các em hãy vận dụng kiến thức đó vào việc giải toán. Ta sang: “Tiết 29: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố” 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ Hoạt động 1 : Bài tập 129c. a) Sau khi viết 63 = . 7, hướng dẫn học sinh viết tất cả các ước của của một số (bảng phụ 1). b) Gọi học sinh lên bảng làm bài tập. − Gọi học sinh dưới lớp nhận xét. b) Nhận xét, bổ sung và ghi điểm. − Để tránh việc tìm sót các ước thì chúng ta nên xác định số lượng các ước của một số (bảng phụ 2). − Lên bảng làm bài tập. − Nhận xét bài làm của bạn. Bài tập 129: c) 63 = . 7 ; Ư(63) = {1, 3, 7, 9, 21, 63}. 5’ Hoạt động 2 : Bài tập 130. a) Chia lớp làm 4 nhóm lần lượt làm các câu a, b, c, d. − Ghi bảng : 51 = Ư(51) = b) Gọi học sinh dưới lớp nhận xét. c) Nhận xét và bổ sung. a) Bàn luận để đi đến kết quả. Một đại diện của nhóm lên bảng làm bài tập. b) Nhận xét bài làm của từng nhóm. Bài tập 130: a) 51 = 3 . 17 ; Ư(51) = {1, 3, 17, 51}; b) 75 = 3 . ; Ư(75) = {1, 3, 5, 15, 25, 75}; c) 42 = 2 . 3 . 7 ; Ư(42) = {1, 2, 3, 6, 7, 14, 21, 42}; d) 30 = 2 . 3 . 5 ; Ư(30) = {1, 2, 3, 5, 6, 10, 15, 30}. 5’ Hoạt động 3 : Bài tập 131b. (Bảng phụ 3) a) Gọi học sinh đọc bài tập 131b. b) Bài toán cho biết gì ? Tìm gì ? c) Số 30 bằng tích của hai số tự nhiên nào ? Vậy a = ? ; b = ? d) Gọi học sinh lên bảng làm bài tập. − Gọi học sinh dưới lớp nhận xét. e) Nhận xét, bổ sung và ghi điểm. a) Đọc bài tập 131b. b) Đáp: a . b = 30 và a < b. Tìm a và b. c) Đáp: 30 = 3 . 10 = 5 . 6 d) Lên bảng làm bài tập. − Nhận xét bài làm của bạn. Bài tập 131: a và b là ước của 30 (a < b). a 1 2 3 5 b 30 15 10 6 7’ Hoạt động 4: Bài tập 133. a) Gọi học sinh đọc bài tập 133. − Gợi ý: 111 có tổng các chữ số bằng 3. là số tự nhiên có hai chữ số. b) Gọi một học sinh lên bảng làm bài tập. − Gọi học sinh dưới lớp nhận xét. c) Nhận xét, bổ sung và ghi điểm. a) Đọc bài tập 133 SGK. b) Lên bảng làm bài tập. − Nhận xét bài làm của bạn. Bài tập 133: a) 111 = 3 . 37. Ư(111) = {1, 3, 37, 111}. b) ** là ước của 111 và có hai chữ số nên ** = 37. Vậy: 37 . 3 = 111. 5. Hướng dẫn học ở nhà : (3 – 8 phút) a) Bài tập ở nhà : Bài 129a, b, 131a, 132 SGK. Hướng dẫn bài tập 132 : Tìm tập hợp các ước của 28. b) Chuẩn bị bài mới : − Tìm Ư(8), Ư(12). Những số nào vừa là ước của 8 vừa là ước của 12 ? − Tìm ba số vừa là bội của 8 vừa là bội của 12. Nội dung ở các bảng phụ : Bảng phụ 1 : Hướng dẫn cách tìm tập hợp các ước của một số. Cách 1: (Chỉ nên áp dụng ở trường hợp một số được phân tích thành tích ba thừa số nguyên tố) m = a . b . c (với a, b, c là các số nguyên tố). Ư(m) = {1, a, b, c, ab, ac, bc, m}. * m = (với a là số nguyên tố) thì tập hợp các ước của m là các số ở cột bên trái khi phân tích E ra thừa số nguyên tố “theo cột dọc”. Cách 2 : Chẳng hạn, 12 = . 3 để tìm Ư(12) ta làm như sau : 1 2 1 3 1 2 4 3 6 12 Vậy Ư(12) = {1, 2, 3, 4, 6, 12} Tương tự, 60 = . 3 . 5 để tìm Ư(60) ta làm như sau : 1 2 1 2 3 4 6 12 1 3 ; 1 5 1 2 4 1 2 3 4 6 12 3 6 12 5 10 15 20 30 60 Vậy Ư(60) = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 10, 12, 15, 20, 30, 60}. Bảng phụ 2 : Hướng dẫn cách xác định số lượng các ước của một số m (m > 1). − Nếu m = thì m có x + 1 ước. Ví dụ : Số 32 = nên số 32 có 5 + 1 = 6 (ước). − Nếu m = thì m có (x + 1)(y + 1) ước. Ví dụ : Số 12 = . 3 nên số 12 có (2 + 1)(1 + 1) = 6 (ước). − Nếu m = thì m có (x + 1)(y + 1)(z + 1) ước. Ví dụ : Số 60 = . 3 . 5 nên số 60 có (2 + 1)(1 + 1)(1 + 1) = 12 (ước). Bảng phụ 3 : Lời giải bài tập 131c. Bảng phụ 4 : Hướng dẫn học ở nhà. IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung :
Tài liệu đính kèm: