Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 27, Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 27, Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

1. Mục tiêu

a) Kiến thức

- Học sinh hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

b) Kĩ năng

- Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu chia hết để phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản, biết dùng lũy thừa để viết gọn kết quả phân tích.

c) Thái độ

- Rèn luyện cho học sinh tính linh hoạt, cẩn thận, chính xác.

2. Trọng tâm

Nắm vững cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố

3. Chuẩn bị

GV: Thước thẳng,bảng phụ

HS: Bảng nhóm, thước thẳng,

- Ôn tập:

+ Các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9.

+ Công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định

- Kiểm diện học sinh

- kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

4.2 Kiểm tra miệng

GV: Nêu yêu cầu

HS1: Sửa bài 150;151/SBT/21 (10 điểm) HS1: Bài 150; 151/SBT /21

5* là hợp số thì *

7* là số nguyên tố thì *

HS2: Sửa bài 154/ SBT/ 21 (10 điểm)

GV:Gọi HS lên bảng trình bày

HS:Lên bảng trình bày

 HS2: Bài 154/ SBT/ 21

Các cặp số nguyên tố sinh đôi nhỏ hơn 50 gồm: 3 và 5; 5 và 7; 71 và 13; 17 và 19; 29 và 31; 41 và 43.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 27, Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA
THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
Bài 15;Tiết:27 
Tuần 9 	
Ngày dạy:23/10/2010
1. Mục tiêu
a) Kiến thức
- Học sinh hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
b) Kĩ năng
- Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu chia hết để phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản, biết dùng lũy thừa để viết gọn kết quả phân tích.
c) Thái độ
- Rèn luyện cho học sinh tính linh hoạt, cẩn thận, chính xác.
2. Trọng tâm
Nắm vững cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố
3. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng,bảng phụ
HS: Bảng nhóm, thước thẳng, 
- Ôn tập: 
+ Các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9.
+ Công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định 
Kiểm diện học sinh 
kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra miệng
GV: Nêu yêu cầu
HS1: Sửa bài 150;151/SBT/21 (10 điểm)
HS1: Bài 150; 151/SBT /21
5* là hợp số thì * 
7* là số nguyên tố thì * 
HS2: Sửa bài 154/ SBT/ 21 (10 điểm)
GV:Gọi HS lên bảng trình bày
HS:Lên bảng trình bày
HS2: Bài 154/ SBT/ 21
Các cặp số nguyên tố sinh đôi nhỏ hơn 50 gồm: 3 và 5; 5 và 7; 71 và 13; 17 và 19; 29 và 31; 41 và 43.
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1
1.Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì?
GV: Em hãy viết số 100 dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1. 
HS:100 = 10.10
GV: Với mỗi thừa số trên có viết được dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1 không? Và phân tích đến khi nào thì dừng lại 
Ví dụ:
Viết số 100 dưới dạng một tích của nhiều thừa số lớn hơn 1.
HS: Được. Và dừng lại khi các thừa số không phân tích được nữa.
GV: Các thừa số không còn phân tích được nữa là số nguyên tố hay là hợp số?
HS: Là số nguyên tố.
GV: Các cách viết số 100 như trên gọi là phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Vậy phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì?
HS: Đọc phần đóng khung/ SGK/ 49.
100 = 10.10 = 2.5.2.5
100 = 2.50 = 2. 2.25 = 2.2.5.5
100 = 4.25 = 2.2.5.5.
* Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.
GV: Em hãy phân tích các số 2; 5; 6; 50 ra thừ a số nguyên tố và rút ra nhận xét.
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ (2 em).
Một HS lên bảng trình bày và nêu nhận xét.
* Chú ý: (SGK/ 49)
Hoạt động 2
2.Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố
GV: Hướng dẫn HS phân tích số 100 ra thừa số nguyên tố
+ Nên xét lần lượt tính chia hết cho các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn: 2; 3; 5; 7; 11; ... 
+ Các số nguyên tố được viết bên phải cột, các thương được viết bên trái cột.
HS: Quan sát và thực hiện vào tập.
GV: Qua hai cách phân tích (sơ đồ cây và cột dọc) em có nhận xét gì?
HS: Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì cuối cùng ta cũng được cùng một kết quả.
Ví dụ:Viết số 100 dưới dạng một tích của nhiều thừa số lớn hơn 1.
100
2
50
2
25
5
5
5
1
Vậy: 100 = 22.52
* Nhận xét: (SGK/50)
GV: Yêu cầu HS cả lớp thực hiện ?
HS: Một Hs lên bảng trình bày.
?
420 = 22.3.5.7.
4.4 Củng cố và luyện tập
GV: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì?
HS: Hai HS lần lượt trả lời.
Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.
GV: Yêu cầu HS thực hiện bài 125/ SGK/ 50 theo nhóm.
HS: Hoạt động theo nhóm (3 phút)
+ Nhóm 1;2: câu a,b
+ Nhóm 3;4: câu c,d
GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm.
HS: Đại diện nhóm trình bày lên bảng.
Bài 125/ SGK/ 50.
a) 60 = 22.3.5
b) 84 = 22.3.7
c) 285 = 3.5.19
d) 1035 = 32.5.23
GV: Đưa bảng phụ có ghi bài 126
+ Yêu cầu HS cả lớp thực hiện.
HS: Cả lớp thực hiện
+ Ba HS lên bảng trình bày. (Mỗi em một câu)
Bài 126/ SGK/ 50
120 = 2.3.4.5 (sai). 
Sửa lại 120 = 23.3.5
306 = 2.51.3 (sai). 
Sửa lại 306 = 2.32.17
567 = 92.7 (sai). 
Sửa lại 567 = 34.7
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Đối với tiết học này
+ Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố..
+ Có mấy cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố .
+ Làm bài tập: 127; 128; 129/ SGK/ 50. 
+ Hướng dẫn bài 127; 128: Vận dụng định nghĩa ước và bội của một số để giải.
- Đối với tiết học tiếp theo
 + Xem lại cách phân tích số ra thừa số nguyên tố
+ xem bài tập 129, 130,131,132 SGK để luyện tập
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT 27.doc