1. Mục tiêu
a) Kiến thức
- Học sinh nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
b) Kĩ năng
- Học sinh nhận biết một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản.
c) Thái độ
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác.
2. Trọng tâm
Nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số
3. Chuẩn bị
GV:Thước thẳng,bảng phụ,bảng số nguyên tố
HS: Bảng nhóm.Tờ giấy ghi các số tự nhiên từ 2 đến 100.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định
Kiểm diện học sinh, Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra miệng:
GV: Nêu yêu cầu
HS1:
1)Thế nào là ước, là bội của một số?(4 điểm)
2) Sửa bài 133/SGK/44 (6 điểm) HS1:
1)
2) Bài 133/SGK/44
HS2:
1) Nêu cách tìm các bội, các ước của một số? (4 điểm)
2) Áp dụng: Tìm ước của các số 2; 3; 4; 5; 6? (6 điểm)
HS2:
1) Cách tìm các bội, các ước của một số: như SGK/ 44.
2)
SỐ NGUYÊN TỐ.HỢP SỐ BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ Bài 14; Tiết: 25 Tuần 9 Ngày dạy:20/10/2010 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Học sinh nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số. b) Kĩ năng - Học sinh nhận biết một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản. c) Thái độ - Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác. 2. Trọng tâm Nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số 3. Chuẩn bị GV:Thước thẳng,bảng phụ,bảng số nguyên tố HS: Bảng nhóm.Tờ giấy ghi các số tự nhiên từ 2 đến 100. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định Kiểm diện học sinh, Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 4.2 Kiểm tra miệng: GV: Nêu yêu cầu HS1: 1)Thế nào là ước, là bội của một số?(4 điểm) 2) Sửa bài 133/SGK/44 (6 điểm) HS1: 1) 2) Bài 133/SGK/44 HS2: 1) Nêu cách tìm các bội, các ước của một số? (4 điểm) 2) Áp dụng: Tìm ước của các số 2; 3; 4; 5; 6? (6 điểm) HS2: 1) Cách tìm các bội, các ước của một số: như SGK/ 44. 2) 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 1. Số nguyên tố – Hợp số GV: Dựa vào kết quả bài tập của HS2 em hãy cho biết: Mỗi số có bao nhiêu ước? HS:Số 2; 3; 5 có hai ước. Số 4 có 3 ước, số 6 có bốn ước. GV: Khi đó ta nói: Số 2; 3; 5 là số nguyên tố, số 4; 6 là hợp số. Vậy thế nào là số nguyên tố , thế nào là hợp số? HS: Đọc định nghĩa/ SGK/ 46. *Định nghĩa: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó. Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước. GV: Yêu cầu HS thực hiện ?. HS: + Cả lớp thực hiện. + Hai HS lần lượt trả lời ? Số 7 là số nguyên tố vì 7 > 1 và có hai ước là 1 và 7. Số 8; 9 là hợp số vì GV: Số 0 và số 1 là số nguyên tố hay là hợp số ? Giải thích? HS: Số 0 và số 1 là không số nguyên tố cũng không là hợp số. Vì số 0 không có ước và số chỉ có 1 ước là 1. GV:Em hãy nêu các số nguyên tố nhỏ hơn 10? HS:Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là: 2; 3; 5; 7 * Chú ý: (SGK/ 46) Hoạt động 2 2. Lập bảng các số nguyên tố không quá 100 GV:Đưa bảng phụ có ghi các số tự nhiên từ 2 đế 100. GV: Hướng dẫn cho HS cách tìm số nguyên tố không vượt quá 100. + Giữ lại số 2, loại các số là bội của 2 mà lớn hơn 2. + Giữ lại số 3, loại các số là bội của 3 mà lớn hơn 3. + Giữ lại số 5, loại các số là bội của 5 mà lớn hơn 5. + Giữ lại số 7, loại các số là bội của 7 mà lớn hơn 7. HS: Quan sát và thực trong tờ giấy có ghi các số tự nhiên từ 2 đến 100. GV: Trong bảng này có bao nhiêu số nguyên tố? Số nguyên tố nhỏ nhất là số * Bảng số nguyên tố không vượt quá100 SGK/ 46 nào? Có số nguyên tố nào là số chẵn hay không? HS: Trong bảng có 25 số nguyên tố. Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2 và là số nguyên tố chẵn duy nhất. 4.4 Cũng cố và luyện tập GV: Đưa bảng phụ có ghi câu hỏi: 1) Số 0 và số 1 là số nguyên tố hay là hợp số? Giải thích? 2) Số nguyên tố nhỏ nhất là số nào? Có số nguyên tố nào là số chẵn hay không? HS: Hai HS lần lượt trả lời.(mỗi em một câu) Trả lời: 1) Số 0 và số 1 là không số nguyên tố cũng không là hợp số. Vì số 0 không có ước và số chỉ có 1 ước là 1. 2) Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2 và là số nguyên tố chẵn duy nhất. GV: Yêu cầu HS thực hiện bài115;116; 117/ SGK/ 47 theo nhóm nhỏ ( hai em). HS: Thảo luận theo nhóm (3 phút) GV: Kiểm tra hoạt động của các em. HS: Ba HS lần lượt trả lời. ( Mỗi em một bài) Bài 115/ SGK/ 47. - Số nguyên tố: 67. - Hợp số là: 312; 213; 435; 417; 3311. Bài 116/ SGK/ 47. P là tập hợp các số nguyên tố. Bài 116/ SGK/ 47 Các số nguyên tố là: 131; 313; 647 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Đối với bài học ở tiết này + Thế nào là số nguyên tố, thế nào là hợp số. + Cách tìm số nguyên tố không vượt quá 100. + Làm bài tập: 118; 119/ SGK/ 47. Bài 148; 149/ SBT/ 20. Hướng dẫn bài 118a: 3.4.5 + 6.7 Ta có: 3.4.53 và 6.73 nên (3.4.5 + 6.7) 3 và (3.4.5 + 6.7) > 1. Do đó: (3.4.5 + 6.7) là hợp số. - Đối với bài học ở tiết tiếp theo + Xem lại lý thuyết và xem các bài 121,122,123,124 để luyện tập 5. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: