Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 24, Bài 13: Ước và bội - Năm học 2009-2010

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 24, Bài 13: Ước và bội - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức :

HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số, kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.

 HS biết kiểm tra một số có hay không là ước (của) hoặc là bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.

2. Kỷ năng:

HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.

 3.Thái độ:

 Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 Nêu - giải quyết vấn đề.

C. CHUẨN BỊ:

 GV: Nghiên cứu bài dạy.

 HS: Nghiên cứu bài mới.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định ( 2’) Vắng: 6C:

II.Kiểm tra bài cũ: 5’

 Câu 1: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,4,5,6,8,9,11,25,125?

III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề. 3’

? Tìm các số chia hết cho 4? . Những số đó gọi là bội của 4.

? Số 36 chia hết cho những số nào? Các số đó gọi là ước của 36.

 2. Triển khai bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1: 5

Hãy nhắc lại khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b ? (b  0).

GV giới thiệu ước và bội.

Yêu cầu HS làm ?1 SGK.

Muốn tìm các bội của một số hay các ước của một số em làm như thế nào ?

2. Hoạt động 2: 10’

GV giới thiệu các kí hiệu.

? Hãy nêu các tìm bội của một số?

Yêu cầu làm ?2.

? Hãy nêu các tìm ước của một số?

Để tìm ước của 8 làm thế nào ?

 HS: Chia 8 cho 1 , 2 , 3 . 8 xem 8 chia hết cho những số nào ?

- Yêu cầu HS làm ?3 , ?4.

Tìm các ước và bội của 1? Từ đó có nhận xét gì?

Tìm số mà chỉ có ước là 1 và chính nó? Những số như vậy gọi là số nguyên tố. Tiết học sau chúng ta sẻ nghiên cứu. Về nhà tìm các số nguyên tố đó. 1. Nhận xét:

a b  a là bội của b

 b là ước của a.

?1.

+ 18 là bội của 3, không là bội của 4.

+ 4 là ước của 12, không là ước của 15.

2. Cách tìm ước và bội

KH: Tập hợp các ước của a:

 Ư(a).

 Tập hợp các bội của b:

 B(b).

VD1: Tìm các bội của 7 nhỏ hơn 30:

 B(7) = 0 ; 7 ; 14 ; 21 ; 28.

?2. x  0 ; 8 ; 16 ; 24 ; 32.

VD2: Tìm tập hợp Ư(8).

 Ư(8) = 1 ; 2 ; 4 ; 8.

?3. Ư(12) = 1; 2; 3; 4; 6; 12.

?4. Ư(1) = 1.

 B(1) = 0 ; 1 ; 2 ; 3 ..

Nhận xét:

- Số 1 chỉ có 1 ước là 1.

- Số 1 là ước của mọi số tự nhiên.

- Mọi số đều là bội của 1

- Số 0 không là ước của bất kì số tự nhiên nào .

- Số 0 là bội của mọi số tự nhiên

(khác 0).

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 24, Bài 13: Ước và bội - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 	§13 ƯỚC VÀ BỘI
Ngày soạn:10/10
Ngày giảng: 6C: 12/10/2009 
A. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức :
HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số, kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.
 HS biết kiểm tra một số có hay không là ước (của) hoặc là bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.
2. Kỷ năng:
HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.
 3.Thái độ:
 	Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 	Nêu - giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
 	GV: Nghiên cứu bài dạy. 
	HS: Nghiên cứu bài mới..
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định ( 2’)	 Vắng: 6C:
II.Kiểm tra bài cũ: 5’ 
 Câu 1: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,4,5,6,8,9,11,25,125?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề.	3’
? Tìm các số chia hết cho 4? .. Những số đó gọi là bội của 4.
? Số 36 chia hết cho những số nào?	Các số đó gọi là ước của 36.
 2. Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: 5
Hãy nhắc lại khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b ? (b ¹ 0).
GV giới thiệu ước và bội.
Yêu cầu HS làm ?1 SGK.
Muốn tìm các bội của một số hay các ước của một số em làm như thế nào ?
2. Hoạt động 2: 10’
GV giới thiệu các kí hiệu.
? Hãy nêu các tìm bội của một số?
Yêu cầu làm ?2.
? Hãy nêu các tìm ước của một số?
Để tìm ước của 8 làm thế nào ?
 HS: Chia 8 cho 1 , 2 , 3 ... 8 xem 8 chia hết cho những số nào ?
- Yêu cầu HS làm ?3 , ?4.
Tìm các ước và bội của 1? Từ đó có nhận xét gì?
Tìm số mà chỉ có ước là 1 và chính nó? Những số như vậy gọi là số nguyên tố. Tiết học sau chúng ta sẻ nghiên cứu. Về nhà tìm các số nguyên tố đó.
1. Nhận xét: 
a b Û a là bội của b
 b là ước của a.
?1.
+ 18 là bội của 3, không là bội của 4.
+ 4 là ước của 12, không là ước của 15.
2. Cách tìm ước và bội
KH: Tập hợp các ước của a:
 Ư(a).
 Tập hợp các bội của b:
 B(b).
VD1: Tìm các bội của 7 nhỏ hơn 30:
 B(7) = {0 ; 7 ; 14 ; 21 ; 28}.
?2. x Î {0 ; 8 ; 16 ; 24 ; 32}.
VD2: Tìm tập hợp Ư(8).
 Ư(8) = {1 ; 2 ; 4 ; 8}.
?3. Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.
?4. Ư(1) = {1}.
 B(1) = {0 ; 1 ; 2 ; 3 .....}.
Nhận xét: 
- Số 1 chỉ có 1 ước là 1.
- Số 1 là ước của mọi số tự nhiên.
- Mọi số đều là bội của 1
- Số 0 không là ước của bất kì số tự nhiên nào .
- Số 0 là bội của mọi số tự nhiên 
(khác 0).
3. Củng cố: 15’
Cho HS làm bài tập sau:
a) Cho biết x . y = 20 (x, y Î N* )
 m = 5n (m, n Î N* )
 Điền vào các chỗ trống cho đúng:
 x là . . . của . . .
 y là . . . của . . .
 m là . . . của . . .
 n là . . . của . . .
b) Bổ sung một trong các cụm từ "Ước của ..." , "bội của ..." vào chỗ trống:
- Lớp 6A xếp hàng 3 không có ai lẻ hàng. Số HS của lớp là ...
- Số HS của một khối xếp hàng 5, hàng 7, hàng 9 đều vừa đủ. Số HS của khối là ...
- Tổ 1 có 10 HS chia đều vào các nhóm. Số nhóm là ...
Bài 111:
a) 8 , 20
b) {0 ; 4 ; 8 ; 12 ; 16 ; 20 ; 24 ; 28}.
c) 4k (k Î N).
Bài 113:
a) 24 ; 36 ; 48.
b) 15 ; 30.
c) 10 ; 20.
d) 1 ; 2 ; 4 ; 8 ; 16.
Bài 112:
 Ư(4) = {1 ; 2 ; 4}.
 Ư(6) = {1 ; 2 ; 3 ; 6}.
 Ư(9) = {1 ; 3 ; 9}.
 Ư(13) = {1 ; 13}.
 Ư(1) = {1}.
4. Hướng dẫn về nhà: 5,
BTVN: 	Tìm các số chỉ có ước là 1 và chính nó
Hoàn thành các bài tập SGK; 
E. Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docSO HOC 6.24.doc