A. MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
I. Kiến thức:
- Học sinh biết dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9.
II. Kỹ năng:
- HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết để xác định một số đã cho có chia hết cho 3, cho 9 hay không.
III. Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
- Rèn cho học sinh tư duy logic.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Nêu vấn đề.
- Hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
I. Giáo viên: Sgk, giáo án, bảng phụ.
II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5? Cho ví dụ?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’)
Xét 2 số a = 2124 ; b = 5124 . Thực hiện phép chia để kiểm tra xem số nào chia hết cho 3, 9, số nào không chia hết cho 3, 9?
Số chia hết cho 3, 9 có liên quan đến chữ số tận cùng không? Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 có gì khác với dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5?
2. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 (6’)
GV: Hướng dẫn học sinh phân tích:
378 = 300 + 70 + 8
= 3 . 100 + 7 . 10 + 8
= 3 . (99 + 1) + 7 . (9 + 1) + 8
= 3 . 99 + 3 + 7 . 9 + 7 + 8
= (3 + 7 + 8) + (3 . 11 . 9 + 7 . 9)
= (Tổng các chữ số) + (số chia hết cho 9).
HS: Theo dõi.
GV: Như vậy số 378 được viết dưới dạng tổng các chữ số (3 +7 +8) và số chia hết cho 9 (3 . 11 . 9 + 7 . 9).
Qua đó em có nhận xét gì?
HS: Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9. 1. Nhận xét mở đầu.
378 = 300 + 70 + 8
= 3 . 100 + 7 . 10 + 8
= 3 . (99 + 1) + 7 . (9 + 1) + 8
= 3 . 99 + 3 + 7 . 9 + 7 + 8
= (3 + 7 + 8) + (3 . 11 . 9 + 7 . 9)
= (Tổng các chữ số) + (số chia hết cho 9).
* Nhận xét: (Sgk)
Ví dụ:
253 = 2.100 + 5.10 + 3
= 2 . (99 + 1) + 5. ( 9 + 1 ) + 3
= 2 . 99 + 2 + 5 . 9 + 5 + 3
= (2 + 5 + 3) + (2 . 99 + 5 . 9 )
= (Tổng các chữ số) + (Số chia hết cho 9)
Ngày soạn: 15.10.2011 Tiết 20: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9 MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: Kiến thức: Học sinh biết dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9. Kỹ năng: HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết để xác định một số đã cho có chia hết cho 3, cho 9 hay không. Thái độ: Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận. Rèn cho học sinh tư duy logic. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề. Hoạt động nhóm. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ Giáo viên: Sgk, giáo án, bảng phụ. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: (1’) Kiểm tra bài cũ: (5’) Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5? Cho ví dụ? Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: (1’) Xét 2 số a = 2124 ; b = 5124 . Thực hiện phép chia để kiểm tra xem số nào chia hết cho 3, 9, số nào không chia hết cho 3, 9? Số chia hết cho 3, 9 có liên quan đến chữ số tận cùng không? Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 có gì khác với dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5? Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 (6’) GV: Hướng dẫn học sinh phân tích: 378 = 300 + 70 + 8 = 3 . 100 + 7 . 10 + 8 = 3 . (99 + 1) + 7 . (9 + 1) + 8 = 3 . 99 + 3 + 7 . 9 + 7 + 8 = (3 + 7 + 8) + (3 . 11 . 9 + 7 . 9) = (Tổng các chữ số) + (số chia hết cho 9). HS: Theo dõi. GV: Như vậy số 378 được viết dưới dạng tổng các chữ số (3 +7 +8) và số chia hết cho 9 (3 . 11 . 9 + 7 . 9). Qua đó em có nhận xét gì? HS: Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9. 1. Nhận xét mở đầu. 378 = 300 + 70 + 8 = 3 . 100 + 7 . 10 + 8 = 3 . (99 + 1) + 7 . (9 + 1) + 8 = 3 . 99 + 3 + 7 . 9 + 7 + 8 = (3 + 7 + 8) + (3 . 11 . 9 + 7 . 9) = (Tổng các chữ số) + (số chia hết cho 9). * Nhận xét: (Sgk) Ví dụ: 253 = 2.100 + 5.10 + 3 = 2 . (99 + 1) + 5. ( 9 + 1 ) + 3 = 2 . 99 + 2 + 5 . 9 + 5 + 3 = (2 + 5 + 3) + (2 . 99 + 5 . 9 ) = (Tổng các chữ số) + (Số chia hết cho 9) Hoạt động 2 (10’) GV: 378 có chia hết cho 9 không? HS: Suy nghĩ. GV: Hướng dẫn: dựa vào nhận xét mở đầu: 378 = 18 + số chia hết cho 9. Vậy không cần thực hiện phép tính chia hãy cho biết 378 chia hết cho 9? HS: Có. GV: Vì sao? HS: Vì cả hai số hạng của tổng đều chia hết cho 9. GV: Vậy những số như thế nào thì chia hết cho 9? HS: Trả lời. GV: 253 có chia hết cho 9 không? HS: Suy nghĩ. GV: Hướng dẫn: dựa vào nhận xét mở đầu: 253 = 10 + số chia hết cho 9. Vậy không cần thực hiện phép tính chia hãy cho biết 253 có chia hết cho 9? HS: Không. GV: Vậy những số như thế nào thì không chia hết cho 9? HS: Trả lời. GV: Vậy em có thể khẳng định rằng những số như thế nào mới chia hết cho 9? HS: Trả lời. GV: Hãy làm ?1 sgk? Trong các số sau, số nào chia hết cho 9? Số nào không? 621; 1205; 1327; 6354. HS: Trả lời. 2. Dấu hiệu chia hết cho 9. Ví dụ: 378 = 18 + số chia hết cho 9. Kết luận 1: (sgk) 253 = 10 + số chia hết cho 9. Kết luận 2: (sgk) * Kết luận: (sgk). Hoạt động 2 (10’) GV: 2031 có chia hết cho 3 không? HS: Suy nghĩ. GV: Hướng dẫn: dựa vào nhận xét mở đầu: 2031 = 6 + số chia hết cho 9. Vậy không cần thực hiện phép tính chia hãy cho biết 2031 có chia hết cho 3 không? HS: Có. GV: Vì sao? HS: Vì cả hai số hạng của tổng đều chia hết cho 3. GV: Vậy những số như thế nào thì chia hết cho 3? HS: Trả lời. GV: 3415 có chia hết cho 3 không? HS: Suy nghĩ. GV: Hướng dẫn: dựa vào nhận xét mở đầu: 3415 = 13 + số chia hết cho 9. Vậy không cần thực hiện phép tính chia hãy cho biết 2031 có chia hết cho 3 không? HS: Không. GV: Vì sao? HS: Trả lời. GV: Vậy những số như thế nào thì không chia hết cho 3? HS: Trả lời. GV: Vậy em có thể khẳng định rằng những số như thế nào mới chia hết cho 3? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu học sinh làm ?2 Điền chữ số vào * để được số M 3? HS: Trả lời. 2. Dấu hiệu chia hết cho 3. 2031 = (2 + 0 + 3 + 1) + (số chia hết cho 9) = 6 + ( Số chia hết cho 9) = 6 + ( Số chia hết cho 3) 2031 M 3 Kết luận 1: (sgk) Ví dụ 2 : 3415 = (3+ 4 + 1 + 5) + (số chia hết cho 9 ) = 13 + (số chia hết cho 9 ) = 13 + (số chia hết cho 3 ) 3415 3 Kết luận 2: (sgk) * Kết luận: (Sgk) Củng cố (10’) Nêu dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3? Giáo viên treo bảng phụ, học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 101, 102 sgk. Dặn dò (2’) Nắm vững lí thuyết. Làm bài tập 103, 104, 105 sgk. Chuẩn bị bài tập cho tiết sau: “Luyện tập”.
Tài liệu đính kèm: