Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 15: Thứ tự thực hiện các phép tính - Nguyễn Duy Trí

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 15: Thứ tự thực hiện các phép tính - Nguyễn Duy Trí

A. MỤC TIÊU:

Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:

I. Kiến thức:

- Học sinh nắm được quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính.

II. Kỹ năng:

- Học sinh biết vận dụng các quy tắc để tính đúng giá trị biểu thức các số.

III. Thái độ:

- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.

- Rèn cho học sinh tư duy logic.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Nêu vấn đề.

- Hoạt động nhóm.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

I. Giáo viên: Sgk, giáo án.

II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:

- Lớp 6B: Tổng số: Vắng:

II. Kiểm tra bài cũ:

- Chia 2 luỹ thừa cùng cơ số làm như thế nào? Viết công thức tổng quát?

- Viết dưới dạng luỹ thừa:

a) x7 : x3 = ? (x 0); b) 3 n + 1 : 3 n + 1 = ? ; c) 72 : 70 = ?

III. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:

 Ở tiểu học chúng ta đã thực hiện các phép tính có dấu ngoặc, không có dấu ngoặc. Vấn đề đặt ra là nếu có thêm phép nâng lên luỹ thừa thì ta làm như thế nào?

2. Triển khai bài dạy

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 15: Thứ tự thực hiện các phép tính - Nguyễn Duy Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ..
Tiết 15: THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH
MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
Kiến thức:
Học sinh nắm được quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính.
Kỹ năng:
Học sinh biết vận dụng các quy tắc để tính đúng giá trị biểu thức các số.
Thái độ:
Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
Rèn cho học sinh tư duy logic.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Nêu vấn đề.
Hoạt động nhóm.
CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: Sgk, giáo án.
Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
- Lớp 6B: Tổng số: Vắng:
Kiểm tra bài cũ: 
Chia 2 luỹ thừa cùng cơ số làm như thế nào? Viết công thức tổng quát?
Viết dưới dạng luỹ thừa:
a) x7 : x3 = ? (x 0); b) 3 n + 1 : 3 n + 1 = ? ; c) 72 : 70 = ?
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: 
 Ở tiểu học chúng ta đã thực hiện các phép tính có dấu ngoặc, không có dấu ngoặc. Vấn đề đặt ra là nếu có thêm phép nâng lên luỹ thừa thì ta làm như thế nào?
Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: 5 + 3 – 2; 12 : 6 . 2; 42 là các biểu thức.Dựa vào đó hãy cho biết thế nào là một biểu thức?
HS: Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lỹ thừa) làm thành một biểu thức.
GV: Cho biết tại sao 5 cũng được coi là biểu thức?
HS: 5 = 5 . 1 hay 5 = 5 + 0 nên mỗi số cũng được coi là biểu thức
GV: Nêu chú ý cho học sinh.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
1. Nhắc lại về biểu thức.
 Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lỹ thừa) làm thành một biểu thức.
Ví dụ:
5 + 3 – 2;
12 : 6 . 2;
42
Chú ý : 
a) Mỗi số cũng được coi là là một biểu thức.
b) Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
Hoạt động 2
GV: Trong biểu thức không có dấu ngoặc, chỉ có phép tính cộng và trừ hoặc nhân và chia ta thực hiện như thế nào?
HS: Ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
GV: Hãy tính:
48 - 32 + 8 = ?
60 : 2 . 5 = ?
HS: 48 - 32 + 8 = 16 + 8 = 24
 60 : 2 . 5 = 30 . 5 = 150
GV: Trong biểu thức không có dấu ngoặc, có đầy đủ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và lũy thừa ta thực hiện như thế nào?
HS: Thực hiện nâng lên luỹ thừa trước sau đó đến nhân, chia cuối cùng là cộng, trừ.
GV: Tính : 38 – 12 : 22 + 5 . 3 ?
 32 .10 + 22 .12
HS: Hai em lên bảng thực hiện.
GV: Đối với biểu thức có dấu ngoặc ta làm thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Tính: 100 :{2 . [52 – ( 35 – 8 )]} ?
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Yêu cầu học sinh làm ?1
Tính: 62 : 4 .3 + 2 .52; 2(5 . 42 - 18 ).
HS: Hai em lên bảng thực hiện. Các học sinh khác làm bài và chú ý bài làm của bạn để nhận xét.
GV: Yêu cầu học sinh làm ?2
Tìm x biết: a) (6x – 39) : 3 = 201
 b) 23 + 3x = 56 : 53
HS: Hai em lên bảng thực hiện. Các học sinh khác làm bài và chú ý bài làm của bạn để nhận xét.
2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:
- Nếu chỉ có phép cộng và trừ hoặc nhân và chia, ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
Ví dụ:
48 - 32 + 8 = 16 + 8 = 24
60 : 2 . 5 = 30 . 5 = 150
- Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa ta thực hiện nâng lên luỹ thừa trước sau đó đến nhân, chia cuối cùng là cộng, trừ.
Ví dụ:
4 .32 - 5 .6 = 4 .9 - 5 .6 = 36 -30 = 6
32 .10 + 22 .12 = 9 .10 + 4 .12 
 = 90 + 48 
 = 138.
b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc:
 Nếu biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {}, ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện trong dấu ngoặc nhọn.
Ví dụ:
100 :{2 . [52 – ( 35 – 8 )]}
 = 100 : { 2 . [ 52 – 27 ] } 
 = 100 : { 2 . 25 }
 = 100 : 50 
 = 2
?1
a) 62 : 4 .3 + 2 .52 = 36 : 4 .3 + 2 . 25 
 = 27 + 50 = 77
b) 2 (5 . 42 - 18 ) = 2 .(5 .16 - 18 )
 = 2(80 - 16 ) = 160 - 32 = 148
?2
a) (6x - 39 ) : 3 = 201
 6x - 39 = 603 
 6x = 642
 x = 642 : 6 = 107
b) 23 + 3x = 56 : 53
 23 + 3x = 53
 23 + 3x = 125
 3x = 125 – 23 = 102
 x = 102 : 3 = 34
Củng cố
Hệ thống kiến thức:
a) Thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc:
 Luỹ thừa Nhân và chia Cộng và trừ.
b) Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc:
 () [] {}
GV treo bảng phụ bài 75 sgk, học sinh đứng tại chổ trả lời
 + 3 4 + 3 4
 60 12 15 60 
 3 - 4 3 - 4
 11 5 15 11 
Làm bài tập 73, 74 sgk.
Dặn dò
Nắm vững thứ tự thực hiện các phép tính.
Xem kĩ các bài tập, ví dụ đã làm.
Làm bài tập 76, 77, 78 sgk.
Hôm sau nhớ mang theo máy tính bỏ túi chuẩn bị cho tiết “Luyện tập”.

Tài liệu đính kèm:

  • docSO HOC 6 TIET 15 THU TU THUC HIEN CAC PHEP TINH.doc