Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 12, Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 12, Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

1. Mục tiêu:

a) Kiến thức:

HS nắm được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ, công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

b) Kĩ năng:

Biết tính giá trị của một lũy thừa, nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

c) Thái độ:

Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.

2. Chuẩn bị:

GV:SGK, SGV, SBT, bảng phụ, máy tính bỏ túi

HS: SGK, SBT, bảng nhóm, máy tính bỏ túi, làm bài tập về nhà.

3. Phương pháp

- Phương pháp gợi mở-vấn đáp, giải quyết vấn đềvà đan xen hoạt động nhóm.

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định : (1)

Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

4.2 Kiểm tra bài cũ: (8)

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 12, Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§7 LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
Tiết :12
Ngày dạy :18/09/ 2010 
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
HS nắm được định nghĩa lũy thừa, phân biệt được cơ số và số mũ, công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
b) Kĩ năng:
Biết tính giá trị của một lũy thừa, nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
c) Thái độ:
Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
2. Chuẩn bị:
GV:SGK, SGV, SBT, bảng phụ, máy tính bỏ túi
HS: SGK, SBT, bảng nhóm, máy tính bỏ túi, làm bài tập về nhà.
3. Phương pháp 
- Phương pháp gợi mở-vấn đáp, giải quyết vấn đềvà đan xen hoạt động nhóm.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định : (1’)
Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ: (8’)
GV: Nêu yêu cầu
HS1: Sửa bài 76/ SBT/ 12(10 điểm)
HS1: 
Bài 76/ SBT/ 12 
a) (1 200 + 60) : 12 = 1 200 : 12 + 60 : 12 = 100 + 5 = 105
b) ( 2 100 - 42) : 21 = 2 100 : 21 – 42 : 21 = 100 – 2 = 98
HS2: Sửa bài 77/ SBT/ 12(10 điểm)
GV:Gọi HS lên bảng trình bày lời giải
HS:Cả lớp theo dõi bài làm của bạn 
GV:Chốt lại và ghi điểm
HS2: 
Bài 77/ SBT/ 12 
a) x – 36 : 18 = 10
x – 2 = 10
 x = 10 + 2 = 12
b) ( x - 36) : 18 = 20
 x – 36 = 20 – 18
x = 360 + 36x = 396
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (10’)
1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
GV: Em hãy viết các tổng sau thành tích:
 5 + 5 + 5 + 5 + 5 =?
a + a + a + a + a + a =?
HS:Một HS lên bảng thực hiện
5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 5 . 5
a + a + a + a + a + a = 6 . a
GV: Để viết tổng các số hạng bằng nhau ta có thể viết gọn bằng cách dùng phép nhân. Còn tích nhiều thừa số bằng nhau thì được viết như thế nào?
HS: 
2 . 2 . 2 = 23
a . a .a. a = a4
GV: Ta gọi 23; a4 là lũy thừa.
Vậy lũy thừa bậc n của a là gì?
HS: Đọc dịnh nghĩa/ SGK/ 26
Định nghĩa: (SGK/ 26)
an = (n 0)
+ an : lũy thừa
+ a: cơ số
+ n: số mũ
GV: Đưa bảng phụ có ghi ?1
HS: Một HS lên bảng thực hiện
?1
Lũy thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị của lũy thừa
72
7
2
49
23
2
3
8
34
3
4
81
GV: Giới thiệu phần chú ý/ SGK.
* Chú ý: (SGK/ 27)
Hoạt động 2: (12’)
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
GV: Hãy viết tích của hai lũy thừa sau thành một lũy thừa.
a) 23. 22
b) a4 . a3
HS: 
a) 23. 22 = 25
b) a4 . a3 = a7
GV: Qua ví dụ trên em có nhận xét gì?
HS: Nêu công thức tổng quát
* Tổng quát:
am. an = am+n
GV: Em hãy phát biểu công thức trên bằng lời.
HS: Đứng tại chỗ phát biểu
* Chú ý: (SGK/ 27)
GV: Yêu cầu HS cả lớp thục hiện ?2
HS: Đứng tại chỗ trả lời
?2
a) x5. x4 = x9
b) a4 . a = a5
4.4 Củng cố và luyện tập (8’)
GV: Yêu cầu HS cả lớp thực hiện bài 56; 57/ SGK/ 27; 28
HS:
Cả lớp thực hiện
Hai HS lên bảng thực hiện
Bài 56/ SGK/ 27
a)5 . 5 . 5. . 5 . 5 . 5 = 56
b) 6 . 6 . 6 . 3 . 2 = 64
c) 2 . 2 . 2 . 3 . 3 = 23. 32
d) 100 . 10 . 10 . 10 = 105
Bài 57b/ SGK/ 28
GV: Yêu cầu HS cả lớp thực hiện bài 58; 59/ SGK / 28 theo nhóm.
+ Sử dụng máy tính bỏ túi.
+ Chọn hai nhóm trưởng lên bảng thực hiện.
HS: Họat động theo nhóm (3 phút)
Hai nhóm trưởng lên bảng thực hiện.
Bài 58/ SGK/ 28
Lũy thừa
02
12
22
32
42
52
62
72
82
92
Giá trị
0
1
4
9
16
25
36
49
64
81
Bài 59/ SGK/ 28
Lũy thừa
03
13
23
33
43
53
63
73
83
93
Giá trị
0
1
8
27
64
125
216
334
512
792
4.5 Hướng dẫn học sinh tự họ ở nhà (6’)
- Học bài:
1) Nêu định nghĩa lũy thừa bậc n của a?
2) Viết công thức và phát biểu nhân hai lũy thừa cùng cơ số?
- Làm bài tập: 57(a, c, d, e); 58b; 59b; 6/ SGK/ 28.
- Chuẩn bị : Máy tính bỏ túi.
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTieát 12.doc