I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
2- Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm và tính toán cho HS.
3- Thái độ:
Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải
một số bài toán thực tế.
II/ CHUẨN BỊ
§ GV: Máy tính bỏ túi.
§ HS: Máy tính bỏ túi.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
-Phương pháp thực hành củng cố kiến thức
-Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
-Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
6A 1 .6A 2 .
2.Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp với sửa bài tập cũ):
3. Giảng bi mới
Tuần 4 Tiết 11 LUYỆN TẬP 2 Ngày dạy : I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư. 2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm và tính toán cho HS. 3- Thái độ: Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một số bài toán thực tế. II/ CHUẨN BỊ GV: Máy tính bỏ túi. HS: Máy tính bỏ túi. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Phương pháp thực hành củng cố kiến thức -Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. -Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 6A 1.6A 2... 2.Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp với sửa bài tập cũ): 3. Giảng bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG @ Họat động 1:Sửa Bài Tập Cũ Bài tập: Tìm x biết: 6x – 5 = 613 12.( x – 1) = 0 @Họat động 2: Luyện Tập Dạng 1: Tính nhẩm: HS đọc đầu đề, hai HS lên bảng làm bài tập. a. Tính nhẩm bằng cách nhân thừa số này và chia thừa số kia cho cùng một số thích hợp. a . b = (a:c) . (b.c) Ví dụ: 26 . 5 = (26 : 2)( 5.2) = 13.10 = 130 Gọi hai HS lên bảng làm câu a bài 52. 14.50; 16. 25 Các HS khác làm bài tập vào vở. b.Tính nhẩm bằng cách nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số thích hợp. a : b =(a.c).(b.c) Cho phép tính: 2100 : 50. theo em nhân cả số bị chia và số chia với số nào thích hợp ? HS: Nhân cả số bị chia và số chia với 2. GV: Tương tự tính với : 1400: 25 Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất: ( a+ b):c= a:c + b:c ( trường hợp chia hết) HS: Họat động nhóm 132: 12 ; 96:8 GV: Gọi lần lượt hai HS đọc đề, sau đó tóm tắt nội dung bài toán. HS: Số khách: 1000 người Mỗi toa: 12 khoang Mỗi khoang: 8 chỗ Tính số toa ít nhất. GV: Muốn tính được số toa ít nhất em phải làm thế nào? Hs: Tính mỗi toa có bao nhiêu chỗ. Lấy 1000 chia cho số chỗ mỗi toa, từ đó xác định số toa cần tìm. Gv: Gọi HS lên bảng làm GV: Các em đã biết sử dụng máy tính bỏ túi đối với phép cộng , nhân, trừ, Vậy đối với phép chia có gì khác không? HS: Cách làm vẫn giống như trước, chỉ thay dấu +, - , x bằng : . GV : Em hãy tính kết quả của các phép chia sau bằng máy tính. 1683: 11 ; 1530 : 34 ; 3348: 12 Thực hiện phép tính sau bằng cách hợp lý nhất: (77. 45. 24): ( 8.9.11) I/ Sửa bài tập cũ: Bài tập: 6x – 5 = 613 6x = 613 + 5 x = 618 : 6 x = 103. b. 12. (x – 1) = 0 x- 1 = 0:12 x- 1 = 0 x = 1. II/ Bài tập mới: Dạng 1: Tính nhẩm Bài 52 SGK/25: a)14.50 = ( 14: 2). (50.2) = 7. 100 = 700 16. 25 = ( 16:4).(25.4) = 4. 100 = 400 b)2100 : 50 = ( 2100.2) : ( 50.2) = 4200 : 100 = 42. 1400 : 25 =( 1400.4): (25.4) = 5600: 100 = 56. c)132: 12= (120 +12) : 12 = 120:12 + 12:12 = 10 + 1 =11 96: 8= (80+ 16) : 8 = 80: 8 + 16:8 =10 + 2= 12. Bài 54 /25 SGK Số người mỗi toa chứa nhiều nhất là: 8. 12 = 96 ( người) 1000: 96 = 10 dư 40 Số toa ít nhất để chở hết 1000 khách là 11 toa. Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi 1683: 11 = 153 1530: 34 = 45 3348 : 12 = 279. Dạng 4: Toán nâng cao: (77. 45. 24): ( 8.9.11) = ( 77:11) . (45:9). ( 24:8) = 7 . 5 . 3 = 105 4. Củng cố và luyện tập: ( 5 ph) + GV: Em có nhận xét gì về mối liên quan giữa phép trừ và phép cộng, giữa phép chia và phép nhân. HS suy nghĩ trả lời * Bài học kinh nghiệm: -Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng -Phép chia là phép toán ngược của phép nhân 5Hứơng dẫn về nhà: ( 2 ph) Ơn các kiến thức về phép trừ, phép nhân. Đọc “ câu chuyện lịch sử “ trong SKG tr. 26 BTVN: 53 SGK/25 Đọc trước bài luỹ thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. ? Định nghĩa lũy thừa ? Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta làm như thế nào V/ RÚT KINH NGHIỆM: . .
Tài liệu đính kèm: