Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2008-2009 (bản 3 cột)

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2008-2009 (bản 3 cột)

I. Mục tiêu :

 − Kiến thức: Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy ví dụ về tập hợp, nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

 − Kĩ năng: Học sinh biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các kí hiệu  và .

 − Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 − Giáo viên: SGK, phấn màu, thước thẳng, bảng phụ.

 − Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.

 III. Tiến trình dạy học :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :

 3. Bài mới: Chúng ta bắt đầu nghiên cứu một số khái niệm hoàn toàn mới về tập hợp và các phần tử của tập hợp.

 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

 Hoạt động 1 : Các ví dụ.

- Cho học sinh quan sát hình 1 SGK, rồi giới thiệu các đồ vật trên bàn (hoặc các đồ vật trong lớp). Sau đó giới thiệu tiếp các ví dụ về tập hợp trong SGK.

- Tự lấy ví dụ về tập hợp. 1. Các ví dụ: (SGK)

 Hoạt động 2 : Cách viết. Các kí hiệu.

- Giới thiệu tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4

- Giới thiệu các kí hiệu ,  và cách đọc.

- Củng cố: Điền số hoặc kí hiệu thích hợp vào ô vuông: 3 □ A; 7 □ A; □  A.

- Giới thiệu tập hợp B các chữ cái a, b, c.

- Câu hỏi: Hãy tìm các phần tử của tập hợp B ?

- Củng cố: Điền số hoặc kí hiệu thích hợp vào ô vuông: a □ B; 1 □ B; □  B.

- Gọi học sinh đọc chú ý trong SGK.

- Trong trường hợp các phần tử của tập hợp là số, ta thường dùng dấu chấm phẩy làm dấu ngăn cách nhằm tránh sự nhầm lẫn giữa các số tự nhiên và các số thập phân mà sau này ta sẽ được học.

- Giới thiệu cách viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4: A = {x  N | x <>

 Như vậy, để viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4, ta có thể:

 + Viết liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp A, đó là 0, 1, 2, 3.

 + Hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A, đó là x  N và x < 4.="">

- Trả lời: 3  A;

 7  A;

 0 hoặc 1 hoặc 2 hoặc 3  A.

- Đó là: a, b, c.

- Trả lời: a  B;

 1  B;

 a hoặc b hoặc c  B.

- Đọc chú ý trong SGK.

 2. Cách viết. Các kí hiệu:

- Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Ta viết:

A = {0, 1, 2, 3} hay A = {1, 3, 2, 0}

 Các số 0, 1, 2, 3 là các phần tử của tập hợp A.

Kí hiệu: 1  A, đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A.

- Gọi B là tập hợp các chữ cái a, b, c. Ta viết:

B = {a, b, c} hay B = {b, a, c}

Các chữ cái a, b, c là các phần tử của tập hợp B.

 Chú ý: (SGK).

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2008-2009 (bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn : 11/8/08	 Chương I – ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 1:	TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
	I. Mục tiêu :
	− Kiến thức: Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy ví dụ về tập hợp, nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
	− Kĩ năng: Học sinh biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các kí hiệu Î và Ï. 
	− Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, phấn màu, thước thẳng, bảng phụ.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :
	3. Bài mới: Chúng ta bắt đầu nghiên cứu một số khái niệm hoàn toàn mới về tập hợp và các phần tử của tập hợp.
	4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Các ví dụ.
- Cho học sinh quan sát hình 1 SGK, rồi giới thiệu các đồ vật trên bàn (hoặc các đồ vật trong lớp). Sau đó giới thiệu tiếp các ví dụ về tập hợp trong SGK.
- Tự lấy ví dụ về tập hợp.
1. Các ví dụ: (SGK)
Hoạt động 2 : Cách viết. Các kí hiệu.
- Giới thiệu tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
- Giới thiệu các kí hiệu Î, Ï và cách đọc.
- Củng cố: Điền số hoặc kí hiệu thích hợp vào ô vuông: 3 □ A; 7 □ A; □ Î A.
- Giới thiệu tập hợp B các chữ cái a, b, c.
- Câu hỏi: Hãy tìm các phần tử của tập hợp B ?
- Củng cố: Điền số hoặc kí hiệu thích hợp vào ô vuông: a □ B; 1 □ B; □ Î B.
- Gọi học sinh đọc chú ý trong SGK.
- Trong trường hợp các phần tử của tập hợp là số, ta thường dùng dấu chấm phẩy làm dấu ngăn cách nhằm tránh sự nhầm lẫn giữa các số tự nhiên và các số thập phân mà sau này ta sẽ được học.
- Giới thiệu cách viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4: A = {x Î N | x < 4}.
 Như vậy, để viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4, ta có thể:
 + Viết liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp A, đó là 0, 1, 2, 3.
 + Hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A, đó là x Î N và x < 4.
- Trả lời: 	3 Î A;
	7 Ï A;
	0 hoặc 1 hoặc 2 hoặc 3 Î A.
- Đó là: a, b, c.
- Trả lời:	a Î B;
	1 Ï B;
	a hoặc b hoặc c Î B.
- Đọc chú ý trong SGK.
2. Cách viết. Các kí hiệu:
- Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Ta viết:
A = {0, 1, 2, 3} hay A = {1, 3, 2, 0}
 Các số 0, 1, 2, 3 là các phần tử của tập hợp A.
Kí hiệu: 1 Î A, đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A.
- Gọi B là tập hợp các chữ cái a, b, c. Ta viết:
B = {a, b, c} hay B = {b, a, c}
Các chữ cái a, b, c là các phần tử của tập hợp B.
 Chú ý: (SGK).
Hoạt động 3 : Củng cố và luyện tập.
a) Làm ?1.
b) Làm bài tập 1.
c) Làm ?2.
d) Làm bài tập 2.
e) Giới thiệu cách minh họa tập hợp bởi một vòng kín như SGK.
f) Vẽ hai vòng kín. Cho 2 học sinh lên bảng điền các phần tử của các tập hợp trong các bài tập 1 và 2 vào hai vòng kín đó.
a) Trả lời: 2 Î D; 10 Ï D.
b) A = {9; 10; 11; 12; 13}
hay A = {x Î N | 8 < x < 14}.
c) 12 Î A; 16 Ï A.
d) {N, H, A, T, R, G}.
e) {T, O, A, N, H, C}.
	5. Hướng dẫn học ở nhà :
	a) Bài vừa học :	
	− Học theo SGK, kết hợp với vở ghi. Tìm thêm các ví dụ về tập hợp.
	- Bài tập ở nhà: Bài 3, 4, 5 SGK.
	- Bài tập dành cho học sinh khá giỏi: Bài 6, 7, 8 SBT Toán 6 tập một.
	b) Bài sắp học :	“Tập hợp các số tự nhiên”
 	Chuẩn bị: Đọc trước bài sắp học và trả lời câu hỏi sau: Có gì khác nhau giữa hai tập hợp N và N* ?
	IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung :
.. 
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc1. Tap hop. Phan tu cua tap hop.doc