Giáo án Số học Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Kim Đình Thái

Giáo án Số học Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Kim Đình Thái

A------------------------------------------------------------------------------.Mục Tiêu

ã HS biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên. Biết biểu diễn số tự nhiên trên tia số.

ã HS phân biệt được tập N và N*, biết sử dụng các kí hiệu ≤, ≥. Biết viết số liền trước, liền sau của một số tự nhiên.

ã Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu.

B.Chuẩn bị

 GV: Phấn màu, mô hình tia số, bảng phụ ghi đầu bài tập.

 HS: Ôn tập kiến thức của lớp 5.

C.Tiến trình dạy học

 I.ổn định tổ chức:

 6A: 6D:

 II.Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ HS1: Cho VD về tập hợp và làm BT7 (SBT)

+ HS2: Nêu cách viết một tập hợp và viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 10 bằng 2 cách 2 HS lên bảng trả lời và làm BT

HS dưới lớp làm rồi nhận xét bài của bạn trên bảng

 III.Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

I. Tập hợp N và N*.

+ GV đặt câu hỏi:

Hãy lấy ví dụ về số tự nhiên.

+ GV giới thiệu tập N.

+ GV đặt câu hỏi:

Cho biết các phần tử của tập hợp N.

+ GV hướng dẫn HS biểu diễn số tự nhiên trên tia số.

+ GV: Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số.

+ GV: Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được gọi là N*.

+ GV đưa bài tập củng cố

(SGV - bảng phụ).

HS lấy VD về số tự nhiên

HS trả lời.

HS vẽ tia số và biểu diễn vài số tự nhiên.

HS lên viết tập hợp N*.

HS lên thực hiện.

II. Thứ tự trong tập số tự nhiên.

+ GV: So sánh 2 và 4; nhận xét vị trí của hai điểm 2 và 4 trên tia số?

+ GV: Giới thiệu tổng quát.

Trong 2 số tự nhiên khác nhau a và bcó một số nhỏ hơn số kia.Nếu a nhỏ hơn b ta viết a < b="" và="" ngược="" lại="" viết="" a=""> b.

+ GV: giới thiệu ≤, ≥.

+ GV: Nếu a < b,="" b="">< c="" thì="" ta="" có="" kết="" luân="" gì="">

+ GV: Cho biết số liền trước và liền sau số 4.

+ GV: Cho biết số tự nhiên nhỏ nhất và số tự nhiên lớn nhất ?

+ GV: Cho biết số phần tử của tập N

HS trả lời

HS cho biết vị trí của a và b trong các trường hợp.

HS trả lời và lấy VD (a < c="">

HS trả lời (3 & 5 )

HS trả lời ( Số 0, không có)

HS trả lời (Vô số phần tử )

HS thực hiện ? của SGK.

 

doc 140 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Kim Đình Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I : Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
Tiết 1: .Tập hợp – Phần tử của tập hợp
Giảng: 22/08/2011
I.Mục Tiêu
Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
Học sinh nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
Học sinh viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu ẻ, ẽ và biết cách dùng các cách khác nhau để viết một tập hợp.	
II.Chuẩn bị
	GV: Phấn màu, phiếu học tập, bảng phụ.
	HS: SGK , Nháp.
III.Tiến trình dạy học
	1.ổn định tổ chức:
	6A :../40	 6D:../32
	2.Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
* ĐVĐ: Em hiểu các ký hiệu như thế nào?
	3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Các ví dụ
GV cho HS quan sát H.1 trong SGK rồi giới thiệu:
- Tập hợp các đồ vật sách bút đặt trên bàn
- GV lấy thêm 1 số VD thực tế trong lớp,trường.
HS nghe GV giới thiệu
HS tự tìm các VD về tập hợp.
II. Cách viết và các kí hiệu
+ GV: Ta thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên tập hợp.
VD: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 ta viết.
 A = { 0; 1; 2; 3 } hay A = {1; 0; 2; 3 }
Các số 0; 1; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A
+ GV: Giới thiệu cách viết tập hợp cho HS
+ GV: Hãy viết tập hợp B các chữ cái a,b,c ? Cho biết các phần tử của tập hợp B.
(HS suy nghĩ ,GV gọi HS lên bảng làm và sửa sai cho HS) 
+ GV: Giới thiệu các kí hiệu ẻ, ẽ 
Kí hiệu: 1 ẻ A đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A.
 5 ẽ A đọc là 5 không thuộc A hoặc 5 không là phần tử của A . 
+ GV: Cho HS làm ?1.
+ GV: Chốt lại cách đặt tên và kí hiệu, cách viết tập hợp.
+ GV: giới thiệu 2 cách viết tập hợp
 (HS đọc phần đóng khung của SGK)
+ GV: Cho HS làm ?2.
+ GV: Giới thiệu minh hoạ tập hợp như trong SGK
HS nghe GV giới thiệu
HS ghi phần chú ý của SGK.
HS lên bảng viết 
 B = { a , b, c } hay B = {b, c, a}
a,b,c là các phần tử của tập hợp B
HS thực hiện ?1.
HS thực hiện ?2.
	4.Luyện tập củng cố 
+ GV: cho học sinh làm tại lớp bài 3; 5
SGK
+ GV: chia học sinh làm 3 nhóm thực hiện các bài 1; 2; 4 vào phiếu học tập.
(GV thu bài chấm nhanh các nhóm ).
HS chuẩn bị rồi lên bảng chữa
HS hoạt động theo nhóm.(làm bài 1; 2; 4)
	5.Hướng dẫn về nhà
	+ Học kỹ phần chú ý SGK.
	+ Làm BT 1 đến 8 (Tr 3, 4) SBT và BT 2, 3 (Tr 8) Sách NC&PT Toán 6.
----------------------------------------------------
Tiết 2 : Tập hợp các số tự nhiên
A------------------------------------------------------------------------------.Mục Tiêu
HS biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên. Biết biểu diễn số tự nhiên trên tia số.
HS phân biệt được tập N và N*, biết sử dụng các kí hiệu ≤, ≥. Biết viết số liền trước, liền sau của một số tự nhiên.
Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu. 
B.Chuẩn bị
	GV: Phấn màu, mô hình tia số, bảng phụ ghi đầu bài tập.
	HS: Ôn tập kiến thức của lớp 5.
C.Tiến trình dạy học
	I.ổn định tổ chức:
	6A: 	6D:
	II.Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ HS1: Cho VD về tập hợp và làm BT7 (SBT)
+ HS2: Nêu cách viết một tập hợp và viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 10 bằng 2 cách
2 HS lên bảng trả lời và làm BT
HS dưới lớp làm rồi nhận xét bài của bạn trên bảng 
	III.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tập hợp N và N*.
+ GV đặt câu hỏi:
Hãy lấy ví dụ về số tự nhiên.
+ GV giới thiệu tập N.
+ GV đặt câu hỏi:
Cho biết các phần tử của tập hợp N.
+ GV hướng dẫn HS biểu diễn số tự nhiên trên tia số.
+ GV: Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số.
+ GV: Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được gọi là N*.
+ GV đưa bài tập củng cố
(SGV - bảng phụ). 
HS lấy VD về số tự nhiên
HS trả lời.
HS vẽ tia số và biểu diễn vài số tự nhiên.
HS lên viết tập hợp N*.
HS lên thực hiện.
II. Thứ tự trong tập số tự nhiên.
+ GV: So sánh 2 và 4; nhận xét vị trí của hai điểm 2 và 4 trên tia số?
+ GV: Giới thiệu tổng quát.
Trong 2 số tự nhiên khác nhau a và bcó một số nhỏ hơn số kia.Nếu a nhỏ hơn b ta viết a b.
+ GV: giới thiệu ≤, ≥.
+ GV: Nếu a < b, b < c thì ta có kết luân gì ?
+ GV: Cho biết số liền trước và liền sau số 4.
+ GV: Cho biết số tự nhiên nhỏ nhất và số tự nhiên lớn nhất ?
+ GV: Cho biết số phần tử của tập N
HS trả lời
HS cho biết vị trí của a và b trong các trường hợp..
HS trả lời và lấy VD (a < c )
HS trả lời (3 & 5 )
HS trả lời ( Số 0, không có)
HS trả lời (Vô số phần tử )
HS thực hiện ? của SGK.
	IV.Luyện tập củng cố 
+ GV: cho học sinh làm tại lớp bài 6; 7
SGK
+ GV: chia học sinh làm 3 nhóm thực hiện các bài 8; 9; 10 vào phiếu học tập.
(GV thu bài chấm nhanh các nhóm ).
HS chuẩn bị rồi lên bảng chữa
HS hoạt động theo nhóm.(làm bài 8; 9; 10 )
	V.Hướng dẫn về nhà
	+ Học kỹ phần SGK.
+ Làm BT 10 đến 15 (Tr 4,5) SBT và BT 8; 9; 10 (Tr 8) Sách NC&PT Toán 6.
----------------------------------------------------
Tiết 3 : ghi số tự nhiên
A.Mục Tiêu
HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.
HS biết đọc và viết các số La Mã không quá 30. 
HS thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán. 
B.Chuẩn bị
	GV: Đèn chiếu, giấy trong ghi sẵn câu hỏi kiẻm tra bài cũ. Bảng các chữ số, bảng phân biệt số và chữ số, bảng các số La Mã từ 1 đến 30.
	HS: Giấy trong, bút dạ.
C.Tiến trình dạy học
	I.ổn định tổ chức:
	 6A: 	6D:
	II.Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ:
HS1: Viết tập hợp N và N*. 
 Làm bài 11(SBT-T5).
 Viết tâp hợp A các số tự nhiên x mà x≠N*.
HS2: Viết tập hợp B cá số tự nhiên không vượt quá 6 bằng 2 cách. Biểu diễn các phần tử của tập hợp B trên tia số. Đọc tên các điểm ở bên trái điẻm 3 trên tia số.
 Làm bài tập 10(SGK-T8)
2 HS lên bảng(dưới lớp cùng làm, rồi nhận xét)
HS1: N= {0;1;2;3} ; N*= {1;2;3;4}
 A={19;20} ; B= {1;2;3;4}
 C= {35;36;37;38}.
 A={0}.
HS2: c1) B={0;1;2;3;4;5;6}
 c2) B={xẻN/x≤6}.
 Biểu diễn trên tia số. Các điểm ở bên trái điểm 3 là: 0;1;2
 Bài 10(SGK-T8).
 4601;4600;4599
 a+2; a+1; a 
	III.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Số và chữ số:
+ GV: HS đọc các số 312; 3895.
Cho biết chữ số hàng chục và số chục của các số đó?
+ GV: HS đọc phần chú ý SGK.
HS thực hiện câu hỏi.
HS ghi phần chú ý SGK.
II.Hệ thập phân.
+ GV: Cách ghi số như trên là cách ghi trong hệ thập phân.
+ GV: 222 = 200 + 20 + 2
 Vậy ; được viết như thế nào?
+ GV: HS thực nhiên câu hỏi SGK?
HS đọc phần 2 SGK.
HS viết = a. 10 + b
 = a.100 + b.10 + c
HS trả lời (999 và 987 )
III.Chú ý.
+ GV: HS đọc phần 3 (SGK 9 ).
+ GV: Giới thiệu các chữ số la mã cơ bản
+ GV: Chia HS theo 6 nhóm viết các số la mã từ 31 đến 50.
(GV thu bài chấm nhanh các nhóm trên giấy ).
HS viết các số la mã 1;2;5;10;50;100;500 và 1000.
HS đọc phần em có thể chưa biết.
HS thực hiện câu hỏi theo nhóm
	IV.Luyện tập củng cố 
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại các chú ý trong SGK.
+ GV: cho học sinh làm tại lớp bài 12;13;14;15 SGK
+ GV: chia học sinh làm 3 nhóm thực hiện các bài 8; 9; 10 vào phiếu học tập.
(GV thu bài chấm nhanh các nhóm ).
HS trả lời
HS hoạt động theo 4 nhóm.(làm bài 12;13;14;15 ).
	V.Hướng dẫn về nhà
	+ Học kỹ phần SGK.
	+ Làm BT 16 đến 23 (Tr 4,5) SBT .
----------------------------------------------------
Tiết 4 : Số phần tử của một Tập hợp.tập hợp con 
Giảng: 29/08/2011
I.Mục Tiêu
HS biết được tập hợp có thể có một phần tử hoặc có nhiều phần tử hay có vô số phần tử hoặc cũng có thể không có phần tử nào.
HS hiểu được khái niệm tập hợp con và hai tập hợp bằng nhau.
Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu ẻ, è . 
II.Chuẩn bị
	GV: Phấn màu, bảng phụ ghi sẵn đầu bài tập.
	HS: Ôn tập các kiến thức của lớp 5.
III.Tiến trình dạy học
	1.ổn định tổ chức:
	 6A:./40 	6D:../32
	2.Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ HS1: a/ Chữa BT19 (SBT)
 b/ Viết giá trị của trong hệ thập phân ?
+ HS2: a/ Chữa BT21 (SBT)
 b/Hãy cho biết mỗi tập hợp viết được có bao nhiêu phần tử ?
2 HS lên bảng làm BT.
HS1: a/ 340;304;430;403
 = a.1000 + b.100 + c.10 + d
HS2:
a/A = có 4 phần tử.
b/B = có 2 phần tử.
c/C = có 2 phần tử.
HS dưới lớp nhận xét bài của bạn trên bảng 
*ĐVĐ: Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử?
	3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: I. Số phần tử của một tập hợp.
+ GV : HS đọc phần 1 trong SGK
+ GV: HS cho biết số phần tử của mỗi tập hợp
giới thiệu tập N.
+ GV đặt câu hỏi:
Cho biết các phần tử của tập hợp N.
+ GV : Thực hiện ?1 và ? 2 .
+ GV: HS đọc phần chú ý SGK.
+ GV: HS ghi phần in đậm của SGK.
HS đọc phần 1 SGK.
HS trả lời.
HS thực hiện ?1 và ? 2.
HS đọc phần chú ý SGK
HS ghi bài.
HĐ2: II. Tập hợp con.
+ GV: HS quan sát hình 11 SGK
Hãy viết tập hợp E,F ?
+ GV: Nêu nhận xét về các phần tử của E và F ?
+ GV: Mọi phần tử của tập hợp E đều là phần tử của tập hợp F ta nói tập hợp E là tập hợp con của tập hợp F.
+ GV: Kí hiệu E è F hay F ẫ E ta nói E là tập hợp con của tập hợp F hoặc E được chứa tộng F hay F chứa E.
+ GV: HS thực hiện ?3
+ GV: HS đọc phần chú ý
HS lên bảng viết tập hợp E,F.
E = 
F = 
HS cho nhận xét : mọi phần tử của E đều thuộc tập hợp F.
HS đọc phần in đậm SGK.
HS lấy VD về tập con.
1 HS đọc phần chú ý
	4.Luyện tập củng cố 
+ GV: Nêu nhận xét về số phần tử của 1 tập hợp, khi nào tập hợp A là con của tập hợp B và khi nào tập hợp A = tập hợp B
+ GV: chia học sinh làm 3 nhóm thực hiện các bài 16;18; 19; 20 vào phiếu học tập.
(GV thu bài chấm nhanh các nhóm ).
HS chuẩn bị rồi lên bảng chữa
HS hoạt động theo 4 nhóm.(làm bài 16; 18; 19; 20 ).
	5.Hướng dẫn về nhà
	+ Học kỹ bài đã học.
	+ Làm BT 29 đến 33 (Tr 7) SBT.
	-----------------------------------------------------
Tiết 5 : luyện tập 
Giảng: 30/08/2011
I.Mục Tiêu
HS biết biết tìm số phần tử của tập hợp .
Rèn luyện cho HS kỹ năng viết tập hợp, tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng chính xác các kí hiệu . 
HS biết vận dụng kiến thức toán vào một số bài toán thực tế.
II.Chuẩn bị
	GV: Phấn màu, bảng phụ ghi sẵn đầu bài tập.
	HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
III.Tiến trình dạy học
	1.ổn định tổ chức:
	 6A: ../40 	6C:../32
	2.Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ HS1: 
 a/ Mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử? Tập hợp rỗng có bao nhiêu phần tử?
 b/ Chữa BT29 (SBT).
+ HS2: a/ Chữa BT 32 (SBT)
 b/Hãy cho biết khi nào tập hợp A là côn của tập hợp B ?
2 HS lên bảng làm BT.
HS1: a/  ... ạt động 1: Nhận xét mở đầu
Hãy thay phép nhân bằng phép cộng để tính kết quả
Yêu cầu HS làm ?1 ?2 ?3
Khi nhân hai số nguyên khác dấu tích có:
+ giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị tuyệt đối.
+ dấu là dấu “-“
Hoạt động 2: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
a) Quy tắc(SGK)
GV yêu cầu HS nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Phat biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu và so sánh với quy tắc nhân.
Yêu cầu HS làm bài tập 73, 74 trang 98 SGK
b) chú ý: 15.0 = 0
 (-15).0=0
với aZ thì a.0 = 0
cho HS làm bai tập 75 trang 89
c) Ví dụ (SGKtrang 89)
gv đưa bai lên màn hình yêu cầu HS tóm tắt đề.
gv: còn có cách giải khác không?
Giải : Lương công nhân A tháng vừa qua là: 
40.20000 + 10.(-10000) 
= 800000+(-100000) = 700000 (đ)
4. Củng cố
Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Bài 73(sgk-89)
Gv gọi 2 Hs dưới lớp lên bảng thực hiện, yêu cầu Hs dưới lớp làm vào vở
Gv gọi Hs nhận xét
Gv chính xác hóa lại
Bài 74,75,76(sgk-89)
Gv gọi 1 Hs dưới lớp lên bảng thực hiện, yêu cầu Hs dưới lớp làm trên bảng nhóm
Gv thu K/q của 3 nhóm
Gv gọi Hs nhận xét
Gv chính xác hóa lại
- Gv cho HS làm bài tập:
“Đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng”.
a) Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau rồi đặt dấu “ - ”trước kết quả nhận được.
b) Tích hai số nguyên khác dấu bao giờ cũng là một số âm.
- Hs1
- Hs2
- Hs1: Bài 74(sgk-89)
Ta có 125.4 = 500 suy ra
- Hs 2: Bài 75(sgk-89)
- Bài 76(sgk-89)
x
5
-18
18
-25
y
-7
10
-10
40
x.y
-35
-180
-180
-1000
a) a.(-5) < 0 với aZ và a0. Đúng
b) x+x+x+x = 4+x. Sai 
Sửa lại x+x+x+x = 4.x
c) (-5).4<(-5).0 Đúng
5. Hướng dẫn về nhà
Học thuộc lòng các quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu – So sánh với quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Đọc trước bài “Nhân hai số nguyên cùng dấu”
Bài tập về nhà : 77, trang 89 SGK. Bài 113 , 114, 115, 116,117 trang 68 SBT
Tiết 60 nhân hai số nguyên cùng dấu
Giảng: 5/01/2012
I.Mục tiêu
Hs hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số nguyên âm.
Biết vận dụng quy tắc để tính tích hai số nguyên, biết cách đổi dấu tích .
Biết dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các hiện tượng ,của các số.
II.Chuẩn bị:
	Gv: Thước thẳng, bảng phụ
	Hs: Thước thẳng, bảng nhóm, kiến thức đã học
III.Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A:../40	6D:../32
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hs1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Chữa bài tập 77 trang 89 SGK.
Hs2: Chữa bài tập 115 trang 68 SBT
Điền vào ô trống
Hs phát biểu quy tắc.
Chữa bài tập 77 SGK
Chiều dài của vải mỗi ngày tăng là:
a) 250.3 = 750 (dm)
b) 250.(-2) = -500 (dm) nghĩa là giảm 500 dm
Hs2:
Chữa bài 115 trang 68 SBT.
m
4
-13
13
-5
n
-6
20
-20
20
m.n
-24
-260
-260
-100
Hỏi : Nếu tích 2 sô nguyên là số âm thì 2 thừa số đó có dấu như thế nào?
Nếu tích của 2 số nguyên là số âm thì 2 thừa số đó khác dấu nhau.
* ĐVĐ: 4.(-6) = -24. Vậy: (-4).(-6) = ?
3. Bài mới
Hoạt động1: Nhân hai số nguyên dương
Gv: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số nguyên khác 0
Yêu cầu HS thực hiện ?1
Vậy khi nhân hai số nguyên dương tích là một số như thế nào?
Hs làm ?1
a) 12.3= 36
b) 5.120=600
tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
Hoạt động2. Nhân hai số nguyên âm
Gv: cho HS làm ?2
Hãy quan sát kết quả 4 phép tính đầu rồi rút ra nhận xét, dự đoán kết quả hai tích cuối.
Gv trong 4 tích này ta giữ nguyên thừa số (-4) còn thừa số thứ nhất giảm đI 1 đơn vị, em thấy các tích thay đổi như thế nào?
Theo quy luật đó em hãy dự đoán kết quả 2 tích cuối.
Vậy muốn nhân hai số nguyên âm ta làm như thế nào ?
Ví dụ
Vậy tích của hai số nguyên âm là một số như thế nào?
Muốn nhân hai số nguyên dương ta làm như thế nào?
Muốn nhân hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
Hs điền kết quả 4 dòng đầu
3.(-4) = -12
2.(-4) = -8
1.(-4) = -4
0.(-4) = 0
hs: các tích tăng dần 4 đơn vị
(hoặc giảm -4) đơn vị)
(-1).(-4) = 4
(-2).(-4) = 8
muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng
tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
(ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau) 
Như vậy muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta chỉ việc nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau
Hoạt động3. Kết luận
Yêu cầu HS làm bài tập 78 trang 91 SGK
Thêm f) (- 45).0
Hãy rút ra quy tắc:
Nhân1 số nguyên với số 0?
Nhân hai số nguyên cùng dấu?
Nhân 2 số nguyên khác dấu?
Kết luận: a.0 = 0.a = 0
Nếu a,b cùng dấu: a.b=
Nếu a,b khác dấu: a.b=-
Gv cho HS hoạt động nhóm làm bài 79 Trang 91 SGK
Từ đó rút ra nhận xét:
+ quy tắc dấu của tích.
+khi đổi dấu 1 thừa số của tích thì tích như thế nào ? khi đổi dấu hai thừa số của tích thì tích thay đổi như thế nào ?
Hs làm bai số 7 trang 91 SGK
a) (+3).(+9) = 27.
b)(-3).7 = -21.
c) 13.(-5) = -65
d) (-150).(-4) = 600
e) (+7).(-5) = -35
f) (-45).0 = 0
nhân 1 số nguyên với 0 kết quả = 0
Nhân 2 số nguyên cùng dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau
Nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả nhận được.
Hs hoạt động nhóm
Gv kiêm tra kết qủa của các nhóm
Gv cho HS làm ?4
Hs làm ?4
4: Củng cố 
Nêu quy tắc nhân hai sô nguyên?
So sánh quy tắc dấu của phép nhân và phép cộng.
Cho Hs làm bài tập 82 trang 92 SGK
Gv gọi 3 Hs lên bảng thực hiện, yêu cầu Hs dưới lớp làm trên bảng nhóm theo 3 nhóm
Gv thu K/q của 3 nhóm
Gv gọi Hs nhận xét
Gv chính xác hóa lại
* Gv cho Hs làm BT sau: Điền dấu “+” hay “-” vào ô trống để được kết quả đúng
Dấu của x
Dấu của y
Dấu của x.y
+
-
-
-
+
-
+
+
+
-
-
+
Gv gọi 1 Hs lên bảng làm, yêu cầu Hs dưới lớp làm trên bảng nhóm
Gv thu K/q của 3 nhóm
Gv gọi Hs nhận xét
Gv chính xác hóa lại
Muốn nhân 2 số nguyên ta nhân hai giá trị tuyệt đối vơi nhau , đặt dấu “+” trước kết quả tìm được nếu 2 số nguyên cùng dấu, đặt trước kết quả nhận được dấu “-“ nếu hai số nguyên khác dấu.
- 3 Hs lên bảng thực hiện, Hs dưới lớp làm trên bảng nhóm theo 3 nhóm
- Hs1: a) Ta có:
Vì 
- Hs2: b) Ta có:
Vì 
- Hs3: c) Ta có:
Vì 
- 1 Hs lên bảng làm, Hs dưới lớp làm trên bảng nhóm
5. Hướng dẫn về nhà
Học thuộc các quy tắc nhân hai số nguyên . chú ý: bảng dấu bài tập trên
BTVN: Bài tập 83, 84 trang 92 SGK; bài tập 120 125 trang 69,70 SBT.
Tiết 61 luyện tập
Giảng: 9/01/2012
I.Mục tiêu 
Củng cố quy tắc nhân hai số nguyên , chú ý đặc biệt quy tắc dấu ( âmxâm= dương)
Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân hai số nguyên,bình phương của một số nguyên , sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân.
Thấy rõ tính thực tế của phép nhân hai số nguyên ( thông qua bàI toán chuyển động)
II.Chuẩn bị:
	Gv: Thước thẳng, bảng phụ
	Hs: Thước thẳng, bảng nhóm, kiến thức đã học
III.Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A:../40	6D:../32
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HS1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu, nhân với số 0
Chữa bài tập 120 trang 69 SBT
Hs2: So sánh quy tắc dấu của phép nhân và phép cộng số nguyên
Chữa bài tập 83 trang 92 SGK
Giá trị của biểu thức (x-2).(x+4) khi x=-1 là số nào trong 4 đáp số A,B,C,D dưới đây:
A=9; B=-9;C=5;D=-5
Hs1:P hát biểu quy tắc
Chữa bài tập: 120(sbt-69)
Hs2: so sánh
Phép cộng: (+)+(+) (+) 
 (-)+ (-) -> (-)
 (-)+(+)(+) hoặc (-)
Phép nhân : (+).(+)(+)
 (-).(-)(+)
 (-).(+)(-)
Chữa bài tập 83(sgk-92). Chọn 
* ĐVĐ: Thông qua BT 87(sgk-93)
3. Bài mới: 
Dạng 1: áp dụng quy tắc và tìm thừa số chưa biết
Bài1 ( bài 84 trang 92 SGK)
điền các dấu “+”, (-) thích hợp vào ô trống.
Gợi ý cột 3 “dấu của ab” trước.
Căn cứ vào cột 2 và 3 ,điền dấu cột 4” dấu của ab2”
Cho Hs hoạt động nhóm.
Bài 2 (bài 86 trang 93 SGK)
Điền số vào ô trống cho đúng.
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
a
-15
13
9
b
6
-7
-8
ab
-39
28
-36
8
Bài 3(bài 87 trang 93 SGK)
Biết rằng 32=9.có số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 9.
Gv yêu cầu một nhóm trình bày, kiểm tra một vài nhóm khác
-Mở rộng: Biểu diễn các số 25 , 36 , 49 , 0 dưới dạng tích hai số nguyên bằng nhau.
Nhận xét gì về bình phương của mọi số?
Dạng 2: So sánh các số
Bài 4 ( bài 82 trang 92 SGK) So sánh:
a) (-7).(-5) với 0 
b)(-17).5 với (-5).(-2)
c)(+19+.(+6) với (-17).(-10).
Bài 5: ( bài 88 trang 93 SGK)
Cho x Z. So sánh (-5).x với 0.
X có thể nhận những giá trị nào?
Dạng 3 : Bài toán thực tế
Gv đưa đề bài 133 trang 71 SBT 
Đề bài..Hãy xác định vị trí của người đó so với 0.
Gv gọi hs đọc đề bài 
Hỏi : Quãng đường và vận tốc quy ước thế nào?
- Thời điểm qui ước như thế nào?
+8
+4
0
-4
-8
km
A
C
0
D
 B
a) v=4;t=2 b) v=4;t=-2
c)v=-4 d) v=-4;t=-2
GiảI thích ý nghĩa các đại lượng ứng với từng trường hợp
Vậy xét ý nghĩa của bài toán chuyển động , quy tắc phép nhân số nguyên phù hợp với ý nghĩa thực tế
Dạng 4: Sử dụng máy tính bỏ túi
Bài 89 trang 93 SGK
Gv yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK 
Nêu cách đặt số âm trên máy
Gv yêu cầu HS dùng máy tính bỏ túi để tính:
a) (-1356).7
b)39.(-152)
c)(-1909).(-75)
(1)
(2)
(3)
(4)
Dấu của a
Dấu của b
Dấu của ab
Dấu của ab2
+
+
-
-
+
-
+
-
+
-
-
+
+
+
-
-
-Hs hoạt động theo nhóm làm bài 86 và bài 87 trang 93 SGK.
Bài 87:
32=(-3)2=9
một nhóm trình bày lời giải
hs làm
NX: bình phương của mọi số nguyên đều không âm.
- Hs làm bài tập 82 SGK
a) (-7).(-5) > 0 
b)(-17).5 < (-5).(-2)
c)(+19+.(+6) < (-17).(-10).
- HS: x có thể nhận các giá trị:
Nguyên dương, nguyên âm,0
xnguyên dươngL-5).x<0
x nguyên âm: (-5).x>0
x=0: (-5).x = 0
hs đọc đề bài
chiều trái phải: +
chiều phải trái: -
Thời điểm hiện tại: 0
Thời điểm trước: -
Thời điếm sau: +
Hs giải thích
a) v=4;t=2 nghĩa là người đó đi từ trái phải và thời gian là sau 2 giờ nữa
Vị trí người đó: A
(+4).(+2)=(+8)
b)4.(-2)=-8
vị trí của người đó: B
c) (-4).2=-8
vị trí của người đó: B
d) (-4).(-2) =8
Vị trí người đó: A
HS: tự đọc SGK và làm phép tính trên máy tính bỏ túi
a)-9492
b)-5928
c)143175
4. Củng cố
Gv: khi nào tích hai số nguyên là số dương?là số 0?
Gv đưa bài tập : Đúng hay sai để hs tranh luận
a)(-3).(-5) = (-15)
b)62=(-6)2
c)(+15).(-4)=(-15).(+4)
d)(-12).(+7)=-(12.7)
e)Bình phương của mọi số đều là số dương
Hs: Tích 2 số nguyên là số dương nếu 2 số cùng dấu, là số âm nếu 2 số khác dấu, là số 0 nếu có thừa số bằng 0.
Hs hoạt động trao đổi bài tập
Đs
a) sai (-5).(-3)=15
b)đúng
c)đúng
d)đúng
e)sai, bình phương mọi số đều không âm
5. Hướng dẫn về nhà
-Ôn lại các quy tắc phép nhân số nguyên
-Ôn lại tính chất phép nhân trong N. 
- BTVN: 126 131 trang 70 SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA So hoc HKI 2 cot hay.doc