Giáo án Số học lớp 6 - Bài 5: Phép cộng và phép nhân

Giáo án Số học lớp 6 - Bài 5: Phép cộng và phép nhân

I. MỤC TIÊU:

- Nắm vững các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối, biết phân biệt vận dụng và tổng quát của các tính chất đó.

- Vận dụng:

Đ HS vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.

Đ HS vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.

II. CHUẨN BỊ:

+Hs: SGK + vở ghi+ ôn tập kiến thức cũ.

+ GV: SGK + giáo an + phấn + bảng phụ.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenkhanh Lượt xem 4366Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học lớp 6 - Bài 5: Phép cộng và phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	: 02
Tiết	: 06
Ngày dạy 	:10/09/2008 
Bài 5 	phép cộng và phép nhân
I. mục tiêu:
Nắm vững các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối, biết phân biệt vận dụng và tổng quát của các tính chất đó.
Vận dụng:
HS vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
HS vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
II. Chuẩn bị: 
+Hs: SGK + vở ghi+ ôn tập kiến thức cũ.
+ GV: SGK + giáo an + phấn + bảng phụ.
III. các hoạt động chủ yếu:
Tổ chức ổn định lớp.
Báo cáo sĩ số
Kiểm tra bài cũ
GV: Tính chu vi của một sân hình chũ nhật có chiều dài bằng 32m, chiều rộng bằng 25m.
HS: (32+25).2= 57.2= 114 m.
GV: giới thiệu về phép cộng và phép nhân.
HS: Lắng nghe
Tiến tình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: Tổng và tích hai số tự nhiên
GV: Em hãy nêu các phép tính mà em đã làm ở kiểm tra bài cũ? Hãy chỉ ra các số hạng, tổng, thừa số, tích trong các phép tính đó?
GV: Lưu ý.
GV : Cho HS làm ?1 SGK.
Điền vài chỗ trống:
Sau khi làm song ?1 GV cho HS trả lời tiếp ?2
- Tích của một số với số 0 thì bằng 
- Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 
HS: Trả lời.
HS: làm ?1 SGK
a
12
21
1
0
b
5
0
48
15
a+ b
17
21
49
15
a.b
60
0
48
0
- Tích của một số với số 0 thì bằng 0
- Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0
1/ Tổng và tích hai số tự nhiên.
phép cộng và phép nhân các số tự nhiên luôn có kết quả lá số tự nhiên.
- Chú ý cách ghi phép nhân (SGK).
a + b = c
a.b = d
Hoạt động2: tính chất của phép cộng và phép nhân
GV: ở TH ta đã biết phép cộng có những tính chất cơ bản nào?
Vậy các phép nhân có những tính chất cơ bản nào?
Sau khi HS phát biểu song. GV treo bảng phụ ghi các tính chất của phép cộng và phép nhân lên bảng.
Từ bảng phụ HS phát biểu thành lời các tính chất trên.
Phép cộng các số tự nhiên có những tính chất :
Tính nhanh:
46 + 17 + 54
Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất :
Tính nhanh:
4.37.25 = 
Tính nhanh : 
87 . 36 + 87 . 64 =
HS:
phép cộng có những tính chất cơ bản:
+ Giao hoán.
+ Kết hợp.
+ Cộng với số 0.
phép nhân có những tính chất cơ bản :
+ Giao hoán.
+ Kết hợp.
+ Nhân với 1.
+ Tính chất phân phối giưa phép nhân với phép cộng.
HS: phát biểu:
*Tính chất giao hoán:
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
* Tính chất kết hợp:
Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ 3.
HS lên bảng:
46 + 17 +54 	= (46+54) +17
	= 100 + 17
	= 117
HS: phát biểu:
*Tính chất giao hoán:
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không đổi.
* Tính chất kết hợp:
Muốn nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ 3.
HS lên bảng:
4.37.25 = (4.25).37
	 = 100.37 = 3700 
* Tính chất phân phối giưa phép nhân với phép cộng.
Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.
HS lên bảng:
87.36 + 87.64=
	= 87(36 + 64)
	=87.100 = 8700
2/ tính chất của phép cộng và phép nhân.
a. Tính chất của phép cộng
*Tính chất giao hoán:
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
* Tính chất kết hợp:
Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ 3.
b. Tính chất của phép nhân:
*Tính chất giao hoán:
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không đổi.
* Tính chất kết hợp:
Muốn nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ 3.
* Tính chất phân phối giưa phép nhân với phép cộng:
Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà
Phép cộng và phép nhân có những tính chất gì giống nhau?
Bài tập 26, 27 SGK trang 16
Phép cộng và phép nhân có cùng tính chất giao hoán, kết hợp.
Về nhà: Học kỹ: 
	+ Tính chất của phép cộng.
	+ Tính chất của phép nhân.
So sánh phép cộng và phép nhân có những tính chất gì? Giống và khác nhau như thế nào?
BTVN: 28,29,30 SGK trang 16,17

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan6 tiet6.doc