Giáo án Số học 6 - Tiết 43-52 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Vũ Vương

Giáo án Số học 6 - Tiết 43-52 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Vũ Vương

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cộng hai số nguyên cùng dấu

2. Kĩ năng: Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai chiều nghịch nhau của một đại lượng.

3. Thái độ: Bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, bảng phụ, thước thẳng, phấn.

 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị trước nội dung bài học mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định lớp: (1)

 Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.

 2. Kiểm tra bài cũ: (4)

 HS1: Giải bài tập 21 / 73.

Tìm số đối của số: 4; 6; 5; 3; 4 là: 4; 6; 5; 3; 4.

3. Giảng bài mới:

a, Giới thiệu bài:

 Đặt vấn đề: (1) Các em đã biết cách cộng hai số tự nhiên, vậy phép cộng hai số nguyên cùng dấu có giống phép cộng các số tự nhiên hay không, bài học hôm nay sẽ gúp chúng tìm hiểu được điều này.

 

doc 29 trang Người đăng vanady Lượt xem 1034Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Số học 6 - Tiết 43-52 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Vũ Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 11/ 2010	
Tuần 13	Tiết 44 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 	Biết cộng hai số nguyên cùng dấu
2. Kĩ năng: 	Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai chiều nghịch nhau của một đại lượng.
3. Thái độ: 	Bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ: 
	1. Giáo viên: 	Bài soạn, SGK, SGV, bảng phụ, thước thẳng, phấn.
	2. Học sinh: 	Học bài cũ, chuẩn bị trước nội dung bài học mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định lớp:	(1’)
	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh. 
	2. Kiểm tra bài cũ:	(4’)
	HS1: Giải bài tập 21 / 73.
Tìm số đối của số: - 4; 6; | - 5|; | 3|; 4 là: 4;- 6;- 5;- 3;- 4.
3. Giảng bài mới:
a, Giới thiệu bài:
 Đặt vấn đề: (1’) Các em đã biết cách cộng hai số tự nhiên, vậy phép cộng hai số nguyên cùng dấu có giống phép cộng các số tự nhiên hay không, bài học hôm nay sẽ gúp chúng tìm hiểu được điều này.
b, Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Cộng hai số nguyên dương
 Hỏi(yếu): (+4) + (+2) = ?
GV: Minh họa phép cộng đó trên trục số. Bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (chiều dương) 4 đơn vị đến điểm +4; sau đó di chuyển tiếp về bên phải 2 đơn vị đến điểm 6.
Trả lời: 6.
-2
-1
0
+1
+2
+3
+4
+5
+6
+7
+6
HS: Vẽ trục số vào vở và thao tác như GV hướng dẫn.
1. Cộng hai số nguyên dương
 Ø
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.
16’
Hoạt động 2: Cộng hai số nguyên âm
GV: Giới thiệu cho HS một số quy tắc:
* Khi nhiệt độ tăng 20C ta nói nhiệt độ tăng 20C. Khi nhiệt độ giảm 30C ta có thể nói nhiệt độ tăng -30C.
* Khi số tiền tăng 20000 đồng ta nói số tiền tăng 20000 đồng. Khi số tiền giảm 10000 đồng, ta có thể nói số tiền tăng -10000 đồng.
GV: Cho HS làm ví dụ trong SGK.
Hỏi: Giảm 20C có nghĩa là gì?
Hỏi(yếu): Ta làm phép tính gì?
 GV: Sử dụng trục số: Bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên trái (chiều âm) 3 đơn vị đến điểm -3, sau đó di chuyển tiếp về bên trái 2 đơn vị đến điểm - 5.
Hỏi: Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày là bao nhiêu?
GV: Cho HS làm bài 1.
Hỏi: Có nhận xét gì về kết quả tìm được.
GV: Chốt lại quy tắc trong khung. Sau đó GV cho đọc lại quy tắc cộng hai số nguyên âm.
GV: Cho HS đọc ví dụ trong SGK.
GV: Cho HS làm bài 2.
GV: Lưu ý áp dụng quy tắc để thực hiện phép tính.
HS: Theo dõi.
HS: Nghe GV giới thiệu một số quy tắc.
1HS: Đọc ví dụ.
HS: Làm ví dụ.
Trả lời: Tăng -20C.
Trả lời: (-3) + (-2).
HS: Vẽ trục số vào vở và thao tác như GV hướng dẫn.
Trả lời: -50C.
Cả lớp làm ra nháp. 
1HS: Lên bảng ghi kết quả (có thao tác trên trục số).
Trả lời: Tổng của hai số nguyên âm bằng số đối của tổng hai giá trị tuyệt đối của chúng.
2HS: Đọc quy tắc
2HS: Đọc ví dụ.
Cả lớp làm ra nháp.
1HS: Đứng tại chỗ đọc kết quả.
2. Cộng hai số nguyên âm 
-6
-5
-4
-3
-2
-1
0
1
2
-5
(-3) + (-2) = -5
- Trả lời: Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày là -50C.
Bài 1
( -4) + ( -5) = - 9
| -4| + | -5| = 9
* Quy tắc 
Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-” đằng trước kết quả.
Bài 2
a) (+37) + (+81) = 118
b)(-23)+(-17) = - (23 + 17) = - 40
11’
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
Bài tập 23 / 75 
GV: Cho HS giải bài tập 23 / 75.
GV: Gọi 1HS lên bảng giải.
Bài tập 25 / 75 
GV: Cho HS làm bài 25.
GV: Treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài.
Cả lớp làm ra nháp (hoặc bảng con).
1HS: Lên bảng trình bày bài giải.
1 vài HS nhận xét .
Cả lớp điền vào ô trống.
1HS: Lên bảng điền kết quả.
Bài tập 23 / 75 
a) 2763 + 152 = 2915
b) (-7) + (-14) = - (7 + 14)
	 = - 21
c) (-35) + (-9)	= -(35 + 9)
	= - 44
Bài tập 25 / 75 :
a) ( -2) + ( -5) = ( -5)
b) (-10) > (-3) + (-8)
4. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo: 2’
	* Học thuộc quy tắc cộng hai số nguyên âm.
* Làm bài tập 24; 26 / 75
* Chuẩn bị bài Cộng hai số nguyên khác dấu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 21/ 11/ 2010	
Tuần 14	Tiết 45 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 	HS nắm được quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Biết cách thực hiện phép cộng các số nguyên.
2. Kĩ năng: 	Hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.
3. Thái độ: 	Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn. Bước đầu biết cách diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
	1. Giáo viên: 	Bài soạn - Hình vẽ - Hình vẽ trục số - Bảng phụ.
	2. Học sinh: 	Học bài, làm bài tập ở nhà. Chuẩn bị trước nội dung bài học mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:	
	1. Ổn định lớp :	(1’) 
	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
	2. Kiểm tra bài cũ:	(5’)
	HS1: 	- Nêu quy tắc cộng hai số nguyên âm.
- Áp dụng tính: 	a) (-7) + (-328); 	b) (12) + | -25|
Đáp số:	a) -335	;	b) 37
	3. Giảng bài mới:
	a. Giới thiệu bài:
	Đặt vấn đề: (1’) Các em đã biết cách cộng hai số nguyên cùng dấu, nếu bây giờ yêu cầu tính tổng của (-3) + 5 kết quả bằng bao nhiêu? Chúng ta phải làm như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trẻ lời cho câu hỏi này!
	b. Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
16’
Hoạt động 1: Ví dụ
GV: Gọi HS đọc ví dụ trang 75.
Hỏi(yếu): Giảm 50C nghĩa là tăng bao nhiêu độ?
Hỏi(yếu): Vậy ta cần làm phép tính gì?
GV: Minh họa phép tính đó trên trục số: Bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải 3 đơn vị đến điểm +3; sau đó di chuyển về bên trái 5 đơn vị đến điểm - 2.
GV: Cho HS làm ?1. 
GV: Yêu cầu HS thao tác trên trục số và nêu nhận xét
GV: Cho HS làm ?2.
GV: Yêu cầu HS thao tác trên trục số và nêu nhận xét.
Hỏi: Qua hai kết quả. Em hãy nêu nhận xét? 
1HS: Đứng tại chỗ đọc.
-4
-3
-2
-1
0
2
1
3
4
5
-5
+3
-2
Trả lời: Tăng - 50C.
Trả lời: (+3) + (-5).
HS: Vẽ trục số vào vở và thao tác như GV hướng dẫn.
HS: Làm ?1.
Cả lớp thực hiện phép cộng trên trục số.
1HS: Đứng tại chỗ nhận xét: Tổng của hai số đối nhau bằng 0.
HS: Làm ?2.
Cả lớp thực hiện phép cộng trên trục số trong ít phút.
2HS: Lên bảng thực hiện ý a và b.
Một vài HS đứng tại chỗ nhận xét.
Trả lời: Trường hợp a do |-6| > |3| nêu dấu của tổng là dấu của (-6). Trường hợp b là do |+4| > |-2| nên dấu của tổng là dấu (+4).
1.Ví dụ: SGK (tr.75)
Nên: (+3) + (-5) = -2.
Vậy: Nhiệt độ phòng ướp lạnh buổi chiều hôm đó là -20C.
?1
(-3) + (+3)	 = 0
(+3) + (-3)	 = 0
?2
a) 3 + ( -6) = -3
 |-6| - |3| = 6 - 3 = 3
b) (-2) + (+4) = 2
 |+4| + |-2| = 4 - 2 = 2
10’
Hoạt động 2: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
GV: Gọi 1HS đọc quy tắc.
GV: Cho HS làm ví dụ trang 76.
GV: Hướng dẫn cho HS áp dụng theo quy tắc ba bước.
1) Tìm giá trị tuyệt đối của hai số.
2) Lấy số lớn trừ số nhỏ.
3) Chọn dấu.
GV: Cho làm ?3. 
GV: Cho HS cả lớp tự làm ra nháp.
GV: Gọi 2HS lên bảng làm bài.
HS: Đứng tại chỗ đọc.
HS: Làm ví dụ trang 76.
HS: Tìm |-273| = 273.
	 |55|	 = 55.
Trả lời: 273 - 55 = 218.
Trả lời: Dấu “-” vì số -273 có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
HS: Làm ?2.
Cả lớp làm ra nháp.
2HS lên bảng trình bày lời giải.
2. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu: 
¯ Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
¯ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Ví dụ: 
(-273) + 55 = -(273 - 55)
	 = -218.
?3
a) (-38) + 27 = - (38 - 27) 	 = -11
b) 273+(-123)=(273-123) 
	 = 150
10’
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
F Bài tập 27 / 76 
GV: Cho HS làm bài tập 27 tr.76.
GV: Gọi 1HS lên bảng giải.
F Bài tập 28 / 76 
GV: Cho HS làm bài tập 28 tr.76.
GV: Gọi 1HS lên bảng giải.
GV: Gọi 1 vài HS nhận xét.
F Bài tập 29 / 76 
GV: Cho HS làm bài tập 29 tr.76.
GV: Gọi 1HS lên bảng giải và 1 vài HS nêu nhận xét.
Cả lớp làm trong ít phút.
1HS: Lên bảng giải.
Cả lớp làm trong ít phút.
1HS: Khác lên bảng giải.
Một vài HS nhận xét kết quả của bạn, bổ sung nếu cần.
Cả lớp làm trong vài phút.
1HS: Lên bảng giải ý a. Sau đó nêu nhận xét: Đổi dấu các số hạng thì tổng đổi dấu.
1HS: Lên bảng giải ý b. Sau đó nêu nhận xét: Vì tổng của hai số đối nhau nên bằng 0.
F Bài tập 27 / 76 
a) 26 + (-6)=(26 - 6)=20
b) (-75) + 50 = -(75 - 50)
	 = - 25
c) 80 + (220) =-(220 - 80)
	 = 140
F Bài tập 28 / 76 
a) (-73) + 0 = -(73 - 0) 
	 = - 73
b) |-18| + (-12) =18+(-12)
 =(18 - 12)	 = 6
c)102+(-120)=-(120-102)
	 = - 18
F Bài tập 29 / 76 
a)23 + (-13) = (23 -13) 
 = 10
 (-23) + 13 = -(23 - 13) 
 = -10
b) (-15) + (+15) = 0
 (-27) + (27) = 0
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo: 2’
	* Học thuộc các quy tắc cộng các số nguyên.
	* Về nhà làm bài tập 30 ; 31 ; 32 / 77 ; 33 ; 34 ; 35 / 77 SGK.
	* Bài 30: Thực hiện phép cộng rồi mới so sánh.
	* Tiết sau Luyện tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 21/ 11/ 2010	
Tuần 14	Tiết 46 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 	Củng cố cho HS cách cộng hai số nguyên. Phân biệt được quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu.
2. Kĩ năng: 	Biết dùng số nguyên để biểu thị tăng hoặc giảm của một đại lượng. Bước đầu biết giải các bài toán có liên quan đến thực tiễn và diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.
3. Thái độ: 	Cẩn thận, chính xác trong tính toán và liên hệ giữ bài học và thực tế.
II. CHUẨN BỊ: 
	1. Giáo viên: 	Giáo án, SGK, SGV, SBT, bảng phụ, thức thẳng.
2. Học sinh:	Ôn lại hai qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu, chuẩn bị các bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1 ... 2009	
Tuần 16	Tiết 51 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 	Củng cố lại cho học sinh quy tắc dấu ngoặc và các phép tính (cộng, trừ) các số nguyên.
2. Kĩ năng: 	Rèn luyện cho hoc sinh cách sử dụng dấu ngoặc và bỏ dấu ngoặc đúng quy tắc, kĩ năng thực hiện các phép tính với số nguyên.
3. Thái độ: 	Giáo dục cho học sinh tính chính xác, cẩn thận khi làm việc với biểu thức có dấu “-”.
II, CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 	Soạn giáo án, tham khảo SGK, SGV, SBT. Chuẩn bị bnảg phụ, thước phấn.
	2. Học sinh: 	Xem lại quy tắc dấu ngoặc và các quy tắc thực hiện cộng trừ số nguyên.
III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định lớp: 	(1’)
	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
	2. Kiểm tra bài cũ: 	(4’)
	Thực hiện bỏ dấu ngoặc rồi tính: (-15) +{29 – (36 –15 )}+ 36
	3, Giảng bài mới:
	a. Giới thiệu bài:
	Trong tiết trước các em đã nắm được qui tắc dấu ngoặc, trong tiết này chúng ta củng cố lại qui tắc này và luyện tập.
	b. Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
25’
Hoạt động 1: Luyện tập
GV: Thông báo nội dung bài tập 57 SGK.
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng tính các tổng đã cho.
H: Khi sử dụng dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tuỳ ý thì phải chú ý điều gì?
H: Hai số đối nhau có tổng bằng bao nhiêu?
GV: Theo dõi, nhận xét, sửa chữa các sai sót của học sinh. Khắc sâu kiến thức cho học sinh.
GV: Thông báo nội dung bài tập 58 SGK.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập 58.
H: Đơn giản biểu thức là làm gì?
GV: Yêu cầu nhóm 1, 2, 3 thảo luận và làm câu a; nhóm 4, 5, 6 thảo luận và làm câu b.
GV: Cho các nhóm cử đại diện lên trước lớp trình bày bài làm của nhóm mình.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn.
GV: Nhận xét bài làm của các nhóm, nhấn mạnh kiến trức trọng tâm của bài tập.
GV: Thông báo nội dung bài tập 60 SGK.
H: Thực hiện bỏ dấu ngoặc phía trước có dấu “ –“ thực hiện như thế nào? Phía trước là dấu “+” thực hiện như thế nào?
GV: Yêu cầu 2 học sinh lên bảng thực hiện giải bài tập.
GV: Nhận xét bài làm của học sinh.
GV: Sửa chữa các sai sót cho học sinh.
HS: Theo dõi.
HS: Lên bảng thực hiện tính:
a) (-17) + 5 + 8 + 17 
= {(-17) +17} +(3+8) 
= 0 +11 = 11
b) 30 + 12 + (-20) + (-12)
= {12 +(-12)} + {30 + (-20)} = 0 + 10 = 10
c) (-4) + (-440) + (-6)+ 440 
= {(-440) + 440} – (4 + 6)
= 0 – 10 = -10
d) (-5) + ( -10) + 16 + (-1)
= {(-5) + ( -6) + (-1)} + 16 
= (-16) + 16 = 0
HS: Theo dõi.
HS: Chuẩn bảng nhóm và chuẩn bị thảo luận nội dung bài 58.
HS: Ta viết biểu thức này dưới dạng đơn giản nhất.
HS: Các nhóm tiến hành làm bài tập phân công:
a) x + 22 + ( -14) + 52
= x + (22 + 52 ) + ( - 14 )
= x + 74 + (- 14) = x +60
b) (- 90) – ( p + 10) + 100
= (- 90) – p – 10 + 100
= {(-90) + ( -10 ) } +100 – p 
= (- 100) + 100 – p = p
HS: Theo dõi nội dung bài tập.
HS: Trả lời quy tắc dấu ngoặc.
HS: Lên bảng giải.
a) (27 + 65) + ( 346 – 27 - 65)
= 27 + 65 + 346 – 27 – 65 
= ( 27 – 27) + (65 –65)+ 346
= 0 + 0 + 346 = 346
b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17)
= 42 – 69 + 17 – 42 – 17
= ( 42 – 42)+(17 – 17) –69 
= 0 + 0 – 69 = - 69 
Bài tập 57 SGK
a) (-17) + 5 + 8 + 17 
= {(-17) +17} +(3+8) 
= 0 +11 = 11
b) 30 + 12 + (-20) + (-12)
= {12 +(-12)} + {30 + (-20)} = 0 + 10 = 10
c) (-4) + (-440) + (-6)+ 440 
= {(-440) + 440} – (4 + 6)
= 0 – 10 = -10
d) (-5) + ( -10) + 16 + (-1)
= {(-5) + ( -6) + (-1)} + 16 
= (-16) + 16 = 0
Bài tập 58 SGK
a) x + 22 + ( -14) + 52
= x + (22 + 52 ) + ( - 14 )
= x + 74 + (- 14) = x +60
b) (- 90) – ( p + 10) + 100
= (- 90) – p – 10 + 100
= {(-90) + ( -10 ) }+100 – p 
= (- 100) + 100 – p = p
Bài tập 60 SGK
a) (27 + 65)+(346 –27 - 65)
= 27 + 65 + 346 – 27 – 65 
= ( 27 – 27) +(65–65)+ 346
= 0 + 0 + 346 = 346
b) (42 – 69 + 17)–(42 + 17)
= 42 – 69 + 17 – 42 – 17
= ( 42 – 42)+(17 – 17) –69 
= 0 + 0 – 69 = - 69
12’
Hoạt động 2: Bài tập dành cho học sinh khá, giỏi
GV: Thông báo nội dung bài tập 1.
GV: Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm cách giải hợp lí.
H: Đặt dấu ngoặc nhóm các hạng tử như thế nào?
GV: Gọi học sinh lên bảng giải.
GV: Nhận xét, sửa chữa các sai sót của học sinh.
GV: Thông báo nội dung bài tập 2.
GV: Hướng dẫn cho học sinh về nhà làm bài tập này.
HS: Theo dõi.
HS: Suy nghĩ.
HS: Đặt dấu ngoạc nhóm các hạng tử mang dấu “+” với nhau, các hạng tử mang dấu “-“ với nhau.
2 học sinh lên bảng giải bài tập.
HS: Theo dõi.
HS: Theo dõi.
HS: Theo dõi cách làm và định hình bài tập để về nhà giải.
Bài 1: Đặt dấu ngoặc một cách hợp lí để tính các tổng đại số sau:
a) 942 – 2567 +2563 - 1942
=(2563-3567)+(942-1942)
= (-4) + ( -1000) = -1004
b) 13 – 12 + 11 + 10 –9 + 8 – 7 – 6 + 5 – 4 + 3 + 2 –1 = ( 13 + 11 + 10 + 5 + 3 + 2) - ( 12 + 9 + 7 + 6 + 4 + 1) 
= 44 – 39 = 2
Bài 2: Chứng minh đẳng thức:
-(- a + b + c) + ( b + c +1) = (b - c + 6)-( 7 – a + b) + c
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau: 3’
- Ôn, xem lại các nội dung, các dạng bài tập đã giải trong phần này.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị máy tính bỏ túi để thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 05/ 12/ 2009	
Tuần 16	Tiết 52 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 	Học sinh nắm được loại máy tính Casio và các máy tính nhãn hiệu khác có tính năng tương đương.
2. Kĩ năng: 	Thực hành tính toán được trên máy tính Casio và các máy tính khác có tính năng tương đương.
3. Thái độ: 	Cẩn thận, chính xác, bảo vệ máy tính và thấy được sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: 	Bảng vẽ máy tính bỏ túi có nút phóng to, máy tính bỏ túi.
	2. Học sinh: 	Chuẩn bị máy tính bỏ túi.
III, HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định lớp:	(1')
	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
	2. Kiểm tra bài cũ:	(5')
	Kiểm tra sự chuẩn bị máy tính bỏ túi của học sinh các loại máy tính như: Casio hay máy tính có các nhãn hiệu khác có các tính năng tương đương.
	3. Giảng bài mới:
	a. Giới thiệu bài: (1')
	Trong các trước các em cũng đã biết sơ qua khi sử dụng máy tính bỏ túi là công cụ đắc lực hỗ trợ cho chúng ta trong học tập. Trong tiết này chúng ta sẽ tiến hành ôn lại các thao tác và thực hành tính toán trên máy tính bỏ túi.
	b. Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
8'
Hoạt động 1: Giới thiệu máy tính bỏ túi
GV: Treo bảng phụ có vẽ hình chiếc máy tính bỏ túi.
GV: Giới thiệu cho học sinh các nút trên bàn phím của máy tính bỏ túi.
ON/C
 	: Nút mở máy
OFF
	: Nút tắt máy
 CE
	: Nút xóa
H: Ngoài các nút thầy giới thiệu ra trên bàn phím của máy tính bỏ túi còn có những phím gì nữa?
GV: Việc sử dụng các phím này vào tính toán như thế nào thì nội dung cụ thể từng bài thực hành sau đây chúng ta sẽ rõ.
HS: Theo dõi. 
HS: Theo dõi.
HS: Theo dõi.
HS: Bằng hiểu biết của mình trả lời các phím còn lại trên bàn phím của máy tính bỏ túi.
HS: Theo dõi.
1. Giới thiệu máy tính bỏ túi
27'
Hoạt động 2: Thực hành sử dụng máy tính bỏ túi.
GV: Treo bảng phụ các bài tập sau, yêu cầu học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để tính:
1364 + 4578; 6453 + 1469;
5421 + 1469; 3124 + 1469
1534 + 217 + 217 + 217
H: Trong bài tập này yêu cầu chúng ta sẽ sử dụng những phím nào của máy tính?
GV: Yêu cầu học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán kết quả của các phép tính này.
GV: Thông báo nội dung bài tập số 2.
375.376; 624.625; 13.81.215
H: Khi thực hiện các phép tính này, ta sử dụng những phím nào?
GV: Cho học sinh thực hiện tính toán.
GV: Thông báo nội dung bài tập 3.
425-257; 91-56; 82-56; 73-56; 652 - 46 - 46 – 46.
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện và thông báo kết quả của các phép tính.
GV: Thông báo bài tập số 4 (bài tập 55 SGK)
GV: Yêu vcầu học sinh tính toán và thông báo kết quả.
GV: Thông báo bài tập 56 SGK.
GV: Giới thiệu nút +/ - cho học sinh biết và hướng dẫn thực hiện phép tính với nút này.
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện các phép tính đưa ra và thông báo kết quả của mỗi phép tính.
HS: Theo dõi.
HS: Chúng ta sẽ sửng dụng hệ thống các phím số, phím dấu “+” và phím dấu “=”
HS: Thực hiện tính toán bằng máy tính bỏ túi và thông báo kết quả.
HS: Theo dõi.
HS: Sử dụng phím dấu “X” và phím “=” và các phím số.
HS: Thực hiện tính và thông báo kết quả.
HS: Theo dõi.
HS: Thực hiện tính và thông báo kết quả.
HS: Theo dõi, tính toán và thông báo kết quả của các phép chia.
HS: Theo dõi nội dung bài tập.
HS: Theo dõi.
HS: Thực hiện tính toán và thông báo kết quả.
2. Nội dung thực hành
Bài 1:
1364 + 4578 =
6453 + 1469 =
5421 + 1469 = 
3124 + 1469 = 
1534 + 217+217 + 217
Bài 2: 
375.376 =
624.625 =
13.81.215 =
Bài 3: 
425-257; 91-56;
82-56; 73-56;
652 - 46 - 46 - 46
Bài 4: (bài 55 SGK)
Bài 56 ( SGK)
a) 196 – 733 
b) 53 – ( - 478 ) 
c) - 135 – ( - 1936) 
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 3’
- Xem lại nội dung các bài thực hành và nắm lại các kĩ năng thực hành tính toán bằng máy tính bỏ túi.
- Về nhà tiếp tục đặt ra các phép tính và thực hành tính toán bằng máy tính bỏ túi.
-Xem trước nội dung bài : " Quy tắc chuyển vế".
IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
15’
Hoạt động 3 : Kiểm tra 15’
Đề
1. Tính (6 điểm)
(-325) + (-75)
( +130) + (+ 25)
| -34| + ( -12)
217 + ( -107)
2. Tính giá trị biểu thức (1.5 điểm)
a + ( -25) 	biết a = 85
3. Viết số -20 dưới dạng tổng của hai số nguyên	(1điểm)
4. Tìm số đối của các số sau: -12; 25; 
Đáp án :
1) Tính :
a) (-325) + (-75) 	=	- 400	(1,5đ)
b) ( +130) + (+25)	=	-105	(1,5đ)
c) | -34| + ( -12)	=	22	(1,5đ)
d) 217 + ( -107)	=	110	(1,5đ)
2. Tính giá trị biểu thức
a) a + ( -25) = 85 + (-25)
	= 60	(1,5đ)
| -50| + a	=	62	(1,5đ)
3) -20 = ( -10) + ( -10)	(1đ)
4, 12; -25 -36

Tài liệu đính kèm:

  • docSo hoc 6 T43 T52.doc