Giáo án Sinh học lớp 10 (trọn bộ)

Giáo án Sinh học lớp 10 (trọn bộ)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

2. Kĩ năng :

- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

3. Thái độ :

 Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp quan sát tìm tòi.

- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi + hoạt động nhóm.

C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Thầy :

 

doc 53 trang Người đăng nguyenkhanh Lượt xem 3942Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 10 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	23/ 8 /2008
Phần một
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Tiết 1 : CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ :
 Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi + hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Thầy :
 Soạn giáo án, tranh : H1.
2. Trò :
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
 Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị sách vở học tập bộ môn của học sinh. 
II. KIỂM TRA BÀI CŨ(5’)
 Giáo viên giới thiệu chương trình sinh học toàn cấp và lớp 10.
III. BÀI MỚI
1. Đặt vấn đề (2’)
 Thế giới sống gồm các cấp độ khác nhau. Vậy các cấp độ đó là gì ? Đặc điểm chung của các tổ chức sống ?
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt Động 1(12’)
Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H1 và đọc SGK, thảo luận các nội dung sau :
- Em hãy nêu các cấp tổ chức của thế giới sống?
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống? Giãi thích các khái niệm : tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái ?
- Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật
- Virút có được coi là cơ thể sống?
HS. Quan sát H1, đọc SGK thu thập thông tin, thảo luận và thống nhất đáp án.
GV. Gọi đại diện 1-3 nhóm trả lời câu hỏi và yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
HS. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
GV. Bổ sung và tổng kết. 
I.Các cấp tổ chức của thế giới sống:
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ : phân tử® bào quan® tế bào® mô ® cơ quan® hệ cơ quan® cơ thể ® quần thể ® quần xã ® hệ sinh thái® sinh quyển
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã,hệ sinh thái.
. 
b. Hoạt Động 2 (18’)
Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi :
- Nguyên tắc thứ bậc là gì?
- Thế nào là đặc tính nổi trội ? Ví dụ ?
- Đặc tinh nổi trội do đâu mà có ?
- Đặc tính nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì? 
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi :
- Tại sao cơ thể sống là một hệ thống mở ?
- Tại sao các cơ thể sống luôn phải tự điều chỉnh ?
- Tại sao ăn uống ko hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi :
- Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác
-Do đâu sinh vật thích nghi với môi trường?
-Vì sao cây xương rồng khi sông trên sa mạc có nhiều gai nhọn?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
II.Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:
1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
- Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
 Bào quan® tế bào® mô® cơ quan®cơ thể..
-Tính nổi trội: 
+ Chỉ có ở tổ chức cấp cao hơn.
+ Được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành mà mỗi bộ phận cấu thành không thể có được.
- Đặc điểm nổi trội đặc trưng của cơ thể sống : chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh và khả năng thích nghi.
2) Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
- Hệ thống mở: Giữa cơ thể và môi trường sống luôn có tác động qua lại qua quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Tự điều chỉnh: Các cơ thể sống luôn có khả năng tự điều chỉnh duy trì cân bằng động động trong hệ thống (cân bằng nội môi) để giúp nó tồn tại, sinh trưởng, phát triển
3) Thế giới sống liên tục tiến hoá:
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin di truyền trên ADN từ thế hệ này sang thế hệ khác.
-Thế giới sống có chung một nguồn gốc trải qua hàng triệu triệu năm tiến hoá tạo nên sự đa dạng và phong phú ngày nay của sinh giới 
-Sinh giới sinh vật không ngừng tiến hoá. 
IV. CỦNG CỐ(5’)
- Nêu các cấp độ tổ chức sống cơ bản ? 
- Đặc tính nổi trội của cơ thể sống ? 
V. DẶN DÒ(2’)
- Kiến thức trọng tâm :	
+ Các cấp tổ chức sống cơ bản.
+ Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
- Đọc trước bài 2 và trả lời các câu hỏi sau : 
+ Khái niệm giới ?
+ Đặc điển của giới nguyên sinh ?
+ Sự khác nhau giữa giới thực vật và giới động vật ?
Ngày soạn: 29/8/2008 
Tiết 2 : CÁC GIỚI SINH VẬT
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải nêu được khái niệm giới.
-Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới ( hệ thống 5 giới).
-Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật(giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
3. Thái độ :
 Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn
B. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi + hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên :
- Soạn giáo án, phiếu học tập, tranh : H2.
2. Trò :
 Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
 Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị sách vở học tập bộ môn của học sinh. 
II. KIỂM TRA BÀI CŨ(5’)
 Đặc điểm chung của các cấp độ sống ?
III. BÀI MỚI
1. Đặt vấn đề (2’)
 Sinh vật được phân chia thành các giới khác nhau. Vậy đặc điểm của các giới là gì ?
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt Động 1(12’)
Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi :
- Giới là gì ?
- Hệ thống phân loại sinh vật ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H2, đọc SGK và trả lời các câu hỏi : nêu các giới trong hệ thống phân loại 5 giới ?
HS. Quan sát H2 và Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
1) Khái niệm giới:
- Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
- Giới à ngành à lớp à bộ à họ à chi à loài.
2)Hệ thống phân loại 5 giới:
-Giới Khởi sinh (Monera)® Tế bào nhân sơ 
-Giới Nguyên sinh(Protista)
-Giới Nấm(Fungi) Tế bào
-Giới Thực vật(Plantae) nhân thực
-Giới Động vật(Animalia) 
b. Hoạt Động 2 ()
Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi : Đặc điểm cấu tạo, môi trường sống, phương thức sống của giới Khởi sinh?
HS. Quan sát H2 và Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau : đặc điểm của các đại diện ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau : 
- Giới Nấm gồm những đại diện nào?
- Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Nấm?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau : 
- Đặc điểm của giới thực vật ? Đại diện ?
- Sự phát triển của thực vật ở trên cạn ?
- Vai trò của giới thực vật ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau : 
- Giới Động vật gồm những đại diện nào?
- Đặc điểm cấu tạo chung, hình thức sống của giới Động vật?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí, bổ sung và kết luận.
II. Đặc đặc điểm chính của mỗi giới:
1)Giới Khởi sinh:( Monera)
- Gồm những loài vi khuẩn nhân sơ có kích thước nhỏ 1-5mm.
- Môi trường sống : đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.
- Phương thức sống đa dạng : hoại sinh, quang tự dưõng, hoá tự dưỡng.
2) Giới Nguyên sinh:(Protista)
 ( Tảo, Nấm nhày và Động vật nguyên sinh)
-Tảo:S.vật nhân thực,đơn bào, đa bào.Hình thức sống quang tự dưỡng(cơ thể có diệp lục)
-Nấm nhày:S.vật nhân thực, cơ thể tồn tại 2 pha đơn bào và hợp bào.Hình thức sống dị dưỡng, hoại sinh.
- ĐVNS:S,vật nhân thực, đơn bào.Hình dạng đa dạng, sống dị dưỡng.
3)Giới Nấm:(Fungi)
-Gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào. Thành tế bào chứa kitin.
- Sinh sản hữu tinh và vô tính(nhờ bào tử).
- Hình thức sống dị dưỡng: Hoại sinh, ký sinh, cộng sinh.
4)Giới Thực vật:( Plantae)
 (Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín)
-Sinh vật nhân thực, đa bào, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ.
-Hình thức sống:Sống cố định, có khả năng quang hợp(có diệp lục) là sinh vật tự dưỡng, cảm ứng chậm.
5)Giới Động vật:(Animalia)
(Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống)
- Sinh vật nhân thực, đa bào, có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hoá cao.
- Hình thức sống: dị dưỡng và có khả năng di chuyển.
IV. CŨNG CỐ :
 Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập :
PHIẾU HỌC TẬP
Giới
Đại diện
đặc điểm
Nhân sơ
Nhân thực
Đơn bào
Đa bào
Tự dưỡng
dị dưỡng
Khởi sinh
Vi khuẩn
+
+
+
+
Nguyên sinh
Tảo
+
+
+
+
Nấm nhày
+
+
+
ĐVNS
+
+
+
+
Nấm
Nấm men
+
+
+
Nấm sợi
+
+
+
Thực vật 
Rêu,Quyết
Hạt trần Hạt kín
+
+
+
+
Động vật 
Đ vật có dây sống Cá,lưỡng cư
+
+
+
V. DẶN DÒ (2’)
- Kiến thức trọng tâm : Đặc điểm chung của các giới sinh vật.
- Đọc thêm hệ thống 3 lãnh giới(tr13, sinh học 10 cơ bản).
	 -Lãnh giới 1: Vi sinh vật cổ (Archaea)
 3 lãnh giới	 - Lãnh giới 2: Vi khuẩn ( Bacteria)
 ( Domain)	 -Lãnh giới 3 - Giới Nguyên sinh
	 ( Eukarya) - Giới Nấm
	 - Giới Thực vật
	 - Giới Động vật 
- Đọc trước bài 3 và trả lời câu hỏi : cấu trúc hoá học và vai trò của nước trong tế bào ?
Ngày soạn : 6/9/2008
Phần hai : SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG 1 :THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Tiết 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh phải nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố đa lượng và vi lượng đối với tế bào.
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý ho ... pha
-Pha G1 tế bào tổng hợp các chất cho sinh trưởng của tế bào.
- Pha S ADN và trung tử nhân đôi.
- Pha G2 tổng hợp các yếu tố cho phân bào. 
*2 giai đoạn
- phân chia nhân gồm 4 kì:
- phân chia tế bào chất
2. Điều hoà chu kỳ tế bào:
- Trên 1 cơ thể thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau là khác nhau đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể .
- Nếu các cơ chế điều khiển sự phân bào bị hư hỏng trục trặc cơ thể có thể bị lâm bệnh.
b. Hoạt động 2(20’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H18.2 và đọc SGK và trả lời câu hỏi :
 Đặc điểm của NST, thoi vô sắc, màng nhân ?
HS. Quan sát H18.1 và đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Tổng kết.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi :
 Ý nghĩa của nguyên phân ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Tổng kết.
II. Quá trình nguyên phân:
1. Phân chia nhân:
- Kỳ đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kỳ trung gian dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
- Kỳ giữa: các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính ở 2 phía của NST tại tâm động.
- Kỳ sau: Các NST tách nhau và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
- Kỳ cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện. 
2. Phân chia tế bào chất:
- Phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối
- Tế bào chât phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con
- Ở động vật phần giữa tế bào thắt lại chia thành 2 tế bào.
- Ở thực vật hình thành vách ngăn phân chia tế bào thành 2 tế bào mới.
III. Ý nghĩa của nguyên phân:
1. Ý nghĩa sinh học
- Sinh vật nhân thực đơn bào,SV sinh sản sinh dưỡng nguyên phân là cơ chế sinh sản.
- Sinh vật nhân thực đa bào nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
2. Ý nghĩa thực tiễn
 - Dựa trên cỏ sở của np tiến hành giâm chiết ghép
- Ứng dụng nuôi cấy mô đạt hiệu quả
IV. CỦNG CỐ (5’)
 Đặc điểm của NST qua các kì của nguyên phân ?
V. DẶN DÒ (1’)
 Đọc bài 19 và trả lời câu hỏi : Điểm khác nhau giữa giảm phân I và nguyên phân ?
Ngày soạn : 28/12/2008
CHƯƠNG IV : PHÂN BÀO 
Tiết 21 : GIẢM PHÂN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức . Qua tiết này học sinh phải :
- Học sinh phải mô tả được đặc điểm các kỳ trong quá trình giảm phân và ý nghĩa 
của quá trình giảm phân.
- Trình bày được ý nghĩa giảm phân.
- Nêu được sự khác biệt giữa quá trình giảm phân và nguyên phân.
2. Kĩ năng :
 Rèn luyện học sinh các kĩ năng : thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, .
 3. Thái độ :
 Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1, Thầy :Soạn giáo án. H19.1-2
2. Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
 Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
 Học sinh vắng : 	
II. KIỂM TRA BÀI CỦ(5’)
 Đặc điểm của các kì của nguyên phân ?
III. BÀI MỚI.
1. Đặt vấn đề (’)
2. Triển khai bài (32’)
a. Hoạt động 1(12’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H19.1 và đọc SGK, trả lời câu hỏi :
 So sánh các kì của giảm phân I với nguyên phân ?
HS. Quan sát H19.1, đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
I.Giảm phân 1:
1. Kỳ đầu 1:
 Tương tự như kỳ đầu nguyên phân song xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng có thể dẫn đến trao đổi đoạn NST.
2. Kỳ giữa 1:
 Các NST kép di chuyển về mặt phẳng của tế bào và tập trung thành 2 hàng.
3. Kỳ sau 1:
 Mỗi NST kép tương đồng di chuyển theo tơ vô sắc về một cực tế bào.
4. Kỳ cuối 1:
 Khi về cực tế bào các NST kép dần dần giãn xoắn. Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo thành 2 tế bào con.
b. Hoạt động 2(20’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H19.2 và đọc SGK, trả lời câu hỏi :
 So sánh các kì của giảm phân II với nguyên phân ?
HS. Quan sát H19.2, đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh và đọc SGK, trả lời câu hỏi :
 Sự tạo giao tử sau giảm phân ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh và đọc SGK, trả lời câu hỏi :
 Ý nghĩa của giảm phân ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
II. Giảm phân 2
1. Đặc điểm:
- Các NST không nhân đôi mà phân chia gồm các kỳ tương tự như nguyên phân.
- Kết quả: Từ 1 tế bào có 2n NST qua phân chia giảm phân cho ra 4 tế bào có n NST.
2. Sự tạo giao tử:
- Các cơ thể đực( động vật) 4 tế bào cho ra 4 tinh trùng và đều có khả năng thụ tinh.
- Các cơ thể cái( động vật) 4 tế bào cho ra 1 trứng có khả năng thụ tinh còn 3 thể cực không có khả năng thụ tinh(tiêu biến).
III. Ý nghĩa của giảm phân:
- Sự phân ly độc lập của các NST( và trao đổi đoạn) tạo nên rất nhiều loại giao tử.
- Qua thụ tinh tạo ra nhiều tổ hợp gen mới gây nên các biến dị tổ hợp® Sinh giới đa dạng và có khả năng thích nghi cao.
- Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
IV. CỦNG CỐ (5’)
 Phân biệt nguyên phân với giảm phân ?
V. DẶN DÒ (1’)
 Đọc bài 20 và nắm vững các bước thực hành.
Ngày soạn : 3/1/2009
Tiết 22
 	Thực hành: QUAN SÁT CÁC KỲ :
CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải xác định được các kỳ khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.
- Vẽ được các tế bào ở các kỳ của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi.
II. Phương tiện dạy học: 
- Tranh vẽ các kỳ của nguyên phân và tranh hình 20 SGK.
- Kính hiển vi quang học có vật kính´10, ´40 và thị kính ´10 hoặc ´15.
- Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm thời
 III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy nêu các kỳ của phân bào nguyên phân? đặc điểm mỗi kỳ?
3. Giảng bài mới: 
I.Nội dung thực hành:
- Học sinh quan sát tranh về nguyên phân 
- Tiến hành như hướng dẫn của sách giáo khoa.
II. Thu hoạch:
- Yêu cầu vẽ các tế bào quan sát được thấy rõ nhất ở các kỳ khác nhau có chú thích các kỳ tương ứng với hình vẽ tế bào.
- Giải thích tại sao cùng 1 kỳ nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại trông khác nhau?
4.Củng cố: 
- Trong quá trình học sinh quan sát và vẽ giáo viên đi từng bàn kiểm tra, hướng dẫn và hỏi học sinh.
5.Rút kinh nghiệm bài thực hành 
Ngày soạn : 10 / 01 /2009
CHƯƠNG IV : PHÂN BÀO 
Tiết 23 : GIẢM PHÂN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức . Qua tiết này học sinh phải :
- Học sinh phải trình bày được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa theo nguồn cácbon và năng lượng .
- Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật.
-Nêu được 3 loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.
2. Kĩ năng :
 Rèn luyện học sinh các kĩ năng : thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, .
 3. Thái độ :
 Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1, Thầy :Soạn giáo án. 
2. Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
 Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
 Học sinh vắng : 	
II. KIỂM TRA BÀI CỦ(5’)
 Đặc điểm của các kì của giảm phân I ?
III. BÀI MỚI.
1. Đặt vấn đề (’)
2. Triển khai bài (32’)
a. Hoạt động 1(12’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK, trả lời câu hỏi :
- Vi sinh vật là gì ? Tại sao VSV không được xem là một nhóm trong hệ thống phân loại ?
- Đặc điểm của vi sinh vật ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK, trả lời câu hỏi :
 Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK, trả lời câu hỏi :
- Phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở VSV ?
- Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồng cacbon, VSV quang tự dưỡng khác với VSV hoá dị dưỡng ở đặc điểm nào ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
I. Khái niệm vi sinh vật:
1. Khái niệm:
 Là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi.
2.Đặc điểm:
- Phần lớn là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, 1 số là tập hợp đơn bào.
- Hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng.
II .Môi trường và các kiểu dinh dưỡng:
1. Các loại môi trường cơ bản:
- Môi trường tự nhiên gồm các chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học.
2. Các kiểu dinh dưỡng:
- Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chia làm 4 loại :
 + Quang tự dưỡng
 + Hoá tự dưỡng
 + Quang dị dưỡng
 + Hoá dị dưỡng.
b. Hoạt động 2(20’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK, trả lời câu hỏi :
 Đặc điểm của hô hấp hiếu khí ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK, trả lời câu hỏi :
 Phân biệt hô hấp kị khí với hô hấp hiếu khí ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh và đọc SGK, trả lời câu hỏi :
 Phân biệt lên men với hô hấp ở vi sinh vật ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
III. Hô hấp và lên men
1. Hô hấp:
a. Hô hấp hiếu khí:
- Là quá trình ôxy hoá các phân tử hữu cơ, mà chất nhận êlectron cuối cùng là ôxy phân tử.
- Ở sinh vật nhân thực, chuỗi truyền êlectron diễn ra ở màng trong ty thể còn sinh vật nhân sơ xảy ra ở màng sinh chất.
- Sản phẩm cuối cùng : CO2, H2O. 
- Khi phân giải một phân tử glucôzơ, vi khuẩn tích lũ được 38 ATP (48%).
b. Hô hấp kỵ khí: 
 Là quá trình phân giải cacbonhyđrat để thu năng lượng và chất nhận êlectron cuối cùng là phân tử vô cơ. 
2. Lên men: 
 Là quá trình chuyển hoá diễn ra trong tế bào chất mà chất cho và nhận êlectron đều là các phân tử hữu cơ. 
IV. CỦNG CỐ (5’)
 Phân biệt hô hấp hiếu khí, kỵ khí và lên men ?
V. DẶN DÒ (1’)
 Đọc bài 23 và trả lời các câu hỏi sau :
- Phân biệt lên men lactic và lên men rượu ?
- Tại sao khi để quả chín qua 3 -4 ngày thì có vị chua ?
The end

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh 10 NC tron bo.doc