I. Mục tiêu:
- Làm cho học sinh phân biệt được vật sống và vật không sống.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
II. Phương pháp:
Đàm thoại, quan sát.
III. Phương tiện:
- Giáo viên: Một số động vật và thực vật, H46.1
- Học sinh: Hòn đá, viên phấn, cây cỏ.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới:
A. Mở Bài:
Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó chính là thế giới vật chất quanh ta Bài học hôm nay, ta tìm hiểu về chúng.
TUẦN 1 NS: TIẾT 1 ND: MỞ ĐẦU SINH HỌC Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG -------------------------- I. Mục tiêu: Làm cho học sinh phân biệt được vật sống và vật không sống. Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống. Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét. II. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát. III. Phương tiện: Giáo viên: Một số động vật và thực vật, H46.1 Học sinh: Hòn đá, viên phấn, cây cỏ. IV. Tiến trình bài giảng: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: không. Bài mới: A. Mở Bài: Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó chính là thế giới vật chất quanh ta à Bài học hôm nay, ta tìm hiểu về chúng. B. Phát Triển Bài: Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động HS Nội dung *HĐ1: nhận dạng vật sống và vật không sống. MT:Biết nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài. TH: GV yêu cầu: - Nêu ví dụ về vật sống và vật không sống. - Chọn ví dụ vật sống và vật không sống cho học sinh thấy rõ (gồm thực vật và động vật) à Trao đổi => giáo viên nêu câu hỏi theo bài và gợi ý học sinh trả lời => sinh vật là gì? Chỉnh lý, bổ sung. - Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận vật sống và vật không sống? (cho ví dụ, phân biệt sự khác nhau) TK: - Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. - Vật không sống: Không lấy thức ăn, không lớn lên,không sinh sản. *HĐ2: Đặc điểm của cơ thể sống. MT: Thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổichất để lớn lên. TH: GV yêu cầu: - Lập bảng so sánh đặc điểm của cơ thể sống và vật không sống. - Lập bảng theo SGK. - So sánh, phát triển sự khác nhau giữa vật sống và vật không sống? => Đặc điểm quan trọng của cơ thể sống là gì? TK: Đặc điểm của cơ thể sống: Trao đổi chất với môi trường. Lớn lên và sinh sản. - Trả lời vật sống và vật không sống. - Học sinh trao đổi, thảo luận, so sánh ví dụ của giáo viên. - Học sinh trả lời bảng theo câu hỏi gợi ý của giáo viên. - Các nhóm chuẩn bị câu hỏi và câu trả lời. - Nhóm khác nhận xét. I. Nhận dạng vật sống và vật không sống: - Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. VD: Con gà, cây đậu, - Vật không sống: Không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản. VD: Hòn đá, cái bàn, II. Đặc điểm của cơ thể sống: - Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và lọai bỏ các chất thảy ra ngoài) - Lớn lên và sinh sản. 4. Củng cố: a/ Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau? b/ Cơ thể sống có đặc điểm gì? 5. Dặn dò: - Học bài. - Chuẩn bị: Một số tranh về sinh vật trong tự nhiên. V. Rút kinh nghiệm: TUẦN 1 NS: TIẾT 1 ND: Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC -------------- I. Mục tiêu: Nêu một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi mặt hại của chúng. Kể tên 4 nhóm sinh vật chính. Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêng, nghiên cứu gì, nhằm mục đích gì? II. Phương pháp: Đàm thọai, vấn đáp và quan sát. III. Phương tiện: - Tranh H2.1, các lọai cây và động vật có hình dạng và kích thước khác nhau. - Một số sinh vật có ích và có hại. IV. Tiến trình bài giảng: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau? Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. Vật không sống: Không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản. Đặc điểm chung của cơ thể sống là gì? - Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và lọai bỏ các chất thảy ra ngoài) - Lớn lên và sinh sản. 3. Bài mới: A. Mở bài: Bài trước chúng ta đã biết “Đặc điểm của cơ thể sống”. Cơ thể sống bao gồm: động vật, thực vật, con người,.à Sinh vật trong tự nhiên. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhiệm vụ của các sinh vật đó. “Nhiệm vụ của sinh vật học” B. Phát triển bài: Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh Nội dung *HĐ1: Sinh vật trong tự nhiên. MT: Tìm hiểu sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiên. TH: Giáo viên yêu cầu: - Lấy vở bài tập điền vào các cột mục “sự đa dạng của thế giới sinh vật” - Tương tự cho các sinh vật khác. - Xác định các nhóm sinh vật chính. - Nhìn lại bảng xếp riêng ví dụ nào thuộc thực vật, động vật. - Em biết chúng thuộc nhóm nào của sinh vật? =>Nhận xét, kết luận. TK: - Thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú. - Sinh vật trong tự nhiên chia thành 4 nhóm: Vi khuẩn, nấm, thực vật, đông vật. *HĐ2: Nhiệm vụ của sinh học. MT: Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học. TH: GV giới thiệu nhiệm vụ chủ yếu của sinh học. - Nhiệm vụ của sinh học là gì? - Đọc ¨ 2/8 SGK. - Giới thiệu các bộ môn sinh học: + Thực vật. + Động vật. + Giải phẩu sinh lý người. TK:Kết luận trong khung trang 9. - Điền vào vở bài tập. - Nhóm 1: trình bày. - Nhóm 2: Nhận xét - Nhóm 3, 4, 5: tiếp tục cho các nhóm sinh vật khác. - Học sinh trả lời. - Học sinh đọc thông tin ¨2/8. I. Sinh vật trong tự nhiên: a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật: Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng. b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên: - Gồm 4 nhóm chính: vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. - Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người. II. Nhiệm vụ của sinh học: - Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và thực vật nói riêng để sử dụng hợp lý. - Phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người. 4. Củng cố: a/ Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người? b/ Nhiệm vụ của sinh học là gì? 5. Dặn dò: - Học bài. - Chuẩn bị bài: “Đặc điểm chung của thực vật” V. Rút kinh nghiệm: TUẦN 1 NS: TIẾT 2 ND: ĐẠI CƯƠNG VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT ---o-O-o--- I. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của thực vật. Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên, thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật. II. Phương pháp: Đàm thoại + quan sát. III. Phương tiện: - Tranh vài hình ảnh về vai trò của thực vật, động vật đối với đời sống con người. - Tranh: H3.1; H3.2; H3.3; H3.4 SGK/10. IV. Tiến trình bài giảng: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người? Trên cạn: Con mèo, con gà, ... Dưới nước: Con cá, tảo, ... Cơ thể người: Vi khuẩn, nấm, ... Nhiệm vụ của sinh học là gì? - Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và thực vật nói riêng để sử dụng hợp lý. - Phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người. 3. Bài mới: A. Mở bài: Bài trước mình đã biết nhóm thực vật rất phong phú và đa dạng. Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì? à ta cùng nhau nghiên cứu. “Đặc điểm chung của thực vật” B. Phát triển bài: Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động HS Nội dung *HĐ1: Sự đa dạng và phong phú của thực vật. MT: Thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật. TH: - Treo H3.1; H3.2; H3.3; H3.4 SGk/10 hoặc tranh, hình do tự các em sưu tầm. - Yêu cầu thảo luận theo câu hỏi SGK/11. - GV nhận xét. - Đọc thông tin ¨1/11. TK: Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú. *HĐ2: Đặc điểm chung của thực vật. MT: Nắm được đặc điểm chung cơ bản của thực vật. TH: Giáo viên yêu cầu: - Làm vào vở chuẩn bị (bài tập) - Nhận xét hiện tượng trong SGK/11 => Đặc điểm chung của thực vật - Nuôi mèo có cho ăn? Cây trồng có cho ăn khác mèo? - Đánh chóà chó chạy; cây trồngà không. - Trồng cây vào chậu, đặt ở cửa sổ. Sau một thời gian ngọn cây mới mọc cong về phía có ánh sáng. - Yêu cầu đọc thông tin o2/11. TK: Đặc điểm chung của thực vật. - Quan sát tranh. - Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Nhận xét. - Kết luận. - Đọc thông tin ¨1/11. - Làm vào vở bài tập. - Nhận xét: + Động vật có khả năng di chuyển, thực vật không. + Thực vật phản ứng chậm với các kích thích của môi trường. - Đọc thông tin /o211. I. Sự đa dạng và phong phú của thực vật: Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú. II. Đặc điểm chung của thực vật: - Tự tổng hợp được chất hữu cơ. - Phần lớn không có khả năng di chuyển. - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. 4. Cuûng coá: a/ Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất? b/ Đặc điểm chung của thực vật là gì? 5. Daën doø: - Học bài. - Hoàn thành vở bài tập - Chuẩn bị bài: “Có phải tất cả thực vật đều có hoa?” V. Rút kinh nghiệm: TUẦN 2 NS: TIẾT 3 ND: Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA? ------------------------ I. Mục tiêu: Biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và không hoa dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản. Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm. Có ý thức bảo vệ thực vật. II. Phương pháp: Quan sát + vấn đáp. III. Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm chung của thực vật là gì? => - Tự tổng hợp được chất hữu cơ. - Phần lớn không có khả năng di chuyển. - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. Thực vật ở nước ta rất phong phú nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng? =>Vì: - Dân số tăng, nhu cầu về lương thực tăng. - Tình trạng khai thác rừng bừa bãi làm giảm diện tích rừng, nhiều thực vật quí hiếm bị cạn kiệt. - Có vai trò trong cuộc sống. IV. Phương tiện: Giáo viên: tranh H4.1; H4.2 SGK/13,14 Học sinh: vài mẫu cây xanh có hoa. V. Tiến trình bài giảng: A. Mở bài: Nhắc lại đặc điểm chung của thực vật à tuy chúng có đặc điểm chung như thế nhưng nếu quan sát kĩ các em sẽ nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Vậy khác nhau như thế nào? Có phải tất cả thực vật đều có hoa không? à cùng nhau nghiên cứu “Tất cả thực vật đều có hoa” B. Phát triển bài Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh Nội dung - Đọc bảng cạnh H4.1 và đối chiếu hình. - Thảo luận mẫu vật mang theo: xác định cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Bài tập: - Rễ, thân, lá là: - Hoa, quả, hạt là: - Chức năng chủ yếu của cơ quan sinh dưỡng là: - Chức năng chủ yếu của cơ quan sinh sản là: *Hoạt động 1: Phân biệt cây có hoa và cây không hoa: - Kẻ bảng, xem H4.2 điền vào bảng. - Các nhóm để vật mẫu lên bàn và chia chúng làm 2 nhóm: cây có hoa và không hoa. - Cử đại diện giới thiệu mẫu của mình. - Giáo viên: nhận xét, bổ sung bằng tranh ảnh, vật mẫu thật - Đọc thông tin o SGK/13. => Tiểu kết: Cơ thể thực vật có hoa gồm 2 lọai cơ quan. Làm bài tập s/14 (viết bảng) *Hoạt động 2: Phân biệt cây một năm và cây lâu năm: - Kể tên những cây có vòng đời kết thúc trong 1 năm. - Kể tên những cây sống lâu năm, trong vòng đời có nhiều lần ra hoa, kết quả à cây 1 năm là cây như thế nào? Cây lâu năm là cây như thế nào? ==> Nhận xét à tiểu kết. - Đọc bảng cạnh H4.1 xem H4.1 - Thảo luận – nhận xét. - Làm nhanh t ... ong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của thực vật hạt kín? Trả lời: Đặc điểm chung của thực vật hạt kín: Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng: Rễ: rễ cọc, rễ chùm. Thân: Thân gỗ, thân cỏ. Lá: lá đơn, lá kép Trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau. Môi trường sống đa dạng, đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả. Câu 3: Phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm? Đặc điểm Cây 2 lá mầm Cây 1 lá mầm Kiểu rễ rễ cọc rễ chùm Kiểu gân lá hình mạng hình song song, hình cung Dạng thân thân gỗ, cỏ, leo thân cỏ, cột Số cánh hoa 5 6 Số lá mầm của phôi 2 1 Câu 4: Trình bài thí nghiệm, nhận xét, kết luận những điều kiện cần cho hạt nảy mầm? 1/ Thí nghiệm 1: a. Thí nghiệm: - Lấy 3 cốc thủy tinh, cho vài hạt đậu tốt, khô vào. + Cốc 1: để đậu khô. + Cốc 2: để nước ngập đậu. + Cốc 3: để đậu trên bông ẩm. - Đặt ở chỗ mát 3 - 4 ngày. b. Nhận xét: + Cốc 1: hạt không nảy mầm (thiếu nước) + Cốc 2: hạt không nảy mầm (thiếu không khí) + Cốc 3: hạt nảy mầm (đủ nước và đủ không khí) c. Kết luận: Hạt nảy mầm cần đủ nước và không khí. 2/ Thí nghiệm 2: a. Thí nghiệm: Làm cốc thí nghiệm giống cốc 3 của thí nghiệm 1, rồi để trong hộp xốp đựng nước đá. b. Nhận xét: Hạt không nảy mầm (nhiệt độ không thích hợp) c. Kết luận: Hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp. Kết luận chung: Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. Câu 5: Tảo có vai trò gì? Trả lời: - Cung cấp oxi và thức ăn cho các động vật ở nước. - Dùng làm thức ăn cho người và gia súc. - Dùng làm phân bón, làm thuốc, ... - Bên cạnh đó, một số tảo cũng gây hại. Câu 6: Vẽ và ghi chú thích đầy đủ hình: + Nửa hạt đậu đen đã bóc vỏ. + Sơ đồ cấu tạo hoa (xem chú thích) * Hãy chú thích các bộ phận sau ở cây có hoa: 1 2 3 4 5 6 TUẦN 34 NS: TIẾT 67 ND: KIỂM TRA HKII ----------------- I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học. - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 2. Kỹ năng: Chính xác, phân tích, tổng hợp kiến thức để giải quyết những vấn đề mà đề bài đặt ra. 3. Thái độ: Giáo dục tính trung thực, siêng năng, cần cù. II. Phương pháp: Kiểm tra viết 60 phút: III. Phương tiện: Đề kiểm tra. IV. Ma trận 2 chiều: Biết Hiểu Vận dụng CVI: Hoa và sinh sản hữu tính 2(1đ) 1(1đ) CVII: Quả và hạt 1(1đ) 1 (2đ) 2(1đ) CVIII: Các nhóm thực vật 2(1đ) 1 (2đ) 1 (1đ) Tổng cộng: 3đ 4đ 3đ V. Nội dung kiểm tra: A. TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) Câu 1: Đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất: (1,0đ) 1/ Sự phát tán là gì? a. Hiện tượng quả và hạt bay đi xa nhờ gió. b. Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật. c. Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi. d. Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa khỏi chỗ nó sống. 2/ Tảo là thực vật bậc thấp vì: a. Chưa có rễ, thân, lá thật sự. b. Sống ở dưới nước. c. Cơ thể cấu tạo đa bào. d. Câu a và câu c đúng. 3/ Trong các nhóm quả sau, nhóm nào toàn quả khô: a. Quả cà chua, quả ớt, quả thìa là, quả chanh b. Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả đậu hà lan, quả cải. c. Củ lạc, quả dừa, quả đu đủ, quả táo ta. d. Quả bồ kết, quả đậu đen, quả chuối, quả nho. 4/ Thứ tự các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp là? a. Ngành - chi - bộ - họ - lớp - loài. b. Ngành - bộ - chi - họ - lớp - loài. c. Ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài. d. Ngành - lớp - họ - bộ - chi - loài. Câu 2: Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông các câu sau đây: (1,0đ) 1/ * Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. 2/ * Sau khi thụ tinh: Noãn phát triển thành quả, bầu phát triển thành hạt. 3/ * Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. 4/ * Cây lúa, cây ngô, cây rẻ quạt là cây một lá mầm. Câu 3: Ñieàn vaøo troáng:Túi bào tử, cây dương xỉ, nguyên tản, bào tử. (1,0ñ) (1). (2) (3).. Tinh trùng Túi tinh Hợp tử ..(4) Tế bào trứng Túi noãn Câu 4: Ghép các cặp ý sao cho phù hợp: (1,0 đ) Biện pháp chăm sóc hạt gieo Ý nghĩa 1. Làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt. a. Giữ ấm cho hạt có nhiệt độ thích hợp để nảy mầm. 2. Khi gieo hạt, nếu gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay. b. Để hạt không bị sâu mọt, mốc ẩm làm ảnh hưởng khả năng nảy mầm. 3. Phủ rơm ra cho hạt gieo khi trời rét. c. Giúp hạt không bị úng do không hô hấp được. 4. Gieo trồng đúng thời vụ. d. Giúp cho đất tơi xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho hạt hô hấp. 5. Bảo quản tốt hạt giống. e. Đảm bảo được những yêu cầu về nhiệt độ, lượng nước để cho hạt nảy mầm 1...2.3.4.5. B. TỰ LUẬN: (6,0đ) Câu 1: Trình bài thí nghiệm, nhận xét, kết luận những điều kiện cần cho hạt nảy mầm? (2,0đ) Câu 2: Phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm? (2,0đ) Câu 3: Tảo có vai trò gì? (1,0đ) Câu 4: Hãy chú thích các bộ phận sau ở cây có hoa (1,0đ) 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN KT HKII - SINH 6 -------------- A. TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) Câu 1: (1,0đ) 1. d 2. a 3. b 4. c Mỗi câu đúng 0,25đ Câu 2: (1,0đ) 1. Đ 2. S 3. S 4. Đ Mỗi câu đúng 0,25đ Câu 3: (1,0đ) (1) cây dương xỉ (2) túi bào tử (3) bào tử (4) nguyên tản Mỗi câu đúng 0,25đ Câu 4: (1,0đ) 1. d 2. c 3. a 4. e 5. b Mỗi câu đúng 0,2đ B. TỰ LUẬN: (6,0đ) Câu 1: (2,0đ) 1/ Thí nghiệm 1: (0,75đ) a. Thí nghiệm: (0,25đ) - Lấy 3 cốc thủy tinh, cho vài hạt đậu tốt, khô vào. + Cốc 1: để đậu khô. + Cốc 2: để nước ngập đậu. + Cốc 3: để đậu trên bông ẩm. - Đặt ở chỗ mát 3 - 4 ngày. b. Nhận xét: (0,25đ) + Cốc 1: hạt không nảy mầm (thiếu nước) + Cốc 2: hạt không nảy mầm (thiếu không khí) + Cốc 3: hạt nảy mầm (đủ nước và đủ không khí) c. Kết luận: (0,25đ) Hạt nảy mầm cần đủ nước và không khí. 2/ Thí nghiệm 2: (0,75đ) a. Thí nghiệm: (0,25đ) Làm cốc thí nghiệm giống cốc 3 của thí nghiệm 1, rồi để trong hộp xốp đựng nước đá. b. Nhận xét: (0,25đ) Hạt không nảy mầm (nhiệt độ không thích hợp) c. Kết luận: (0,25đ) Hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp. Kết luận chung: (0,5đ) Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. Câu 2: (2,0đ) Đặc điểm Cây 2 lá mầm Cây 1 lá mầm Kiểu rễ rễ cọc rễ chùm Kiểu gân lá hình mạng hình song song, hình cung Dạng thân thân gỗ, cỏ, leo thân cỏ, cột Số cánh hoa 5 6 Số lá mầm của phôi 2 1 - Nêu được các đặc điểm của cây 2 lá mầm. (1,0đ) - Nêu được các đặc điểm của cây 1 lá mầm. (1,0đ) Câu 3: (1,0đ) - Cung cấp oxi và thức ăn cho các động vật ở nước. - Dùng làm thức ăn cho người và gia súc. - Dùng làm phân bón, làm thuốc, ... - Bên cạnh đó, một số tảo cũng gây hại. Mỗi vai trò 0,25đ Câu 4: (1,0đ) 1/ Hoa 2/ Quả 3/ Hạt 4/ Rễ 5/ Thân 6/ Lá Ba ghi chú đúng 0,5đ TUẦN 34, 35 NS: TIẾT 68, 69, 70 ND: Bài 53: THAM QUAN THIÊN NHIÊN ---o-0-o--- I. Mục tiêu bài học: - Xác định được nơi sống của một số thực vật, sự phân bố các nhóm thực vật chính. Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành thực vật chính như: Rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín (phân biệt cây một lá mầm và hai lá mầm). - Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong những điều kiện sống cụ thể của môi trường. - HS có lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối. II. Phương pháp: Trực quan, thực hành. III. Phương tiện: * Chuẩn bị của GV: - Chuẩn bị địa điểm. - Dự kiến phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, dự kiến nhóm trưởng. * Chuẩn bị của HS: - Ôn tập kiến thức có liên quan. - Chuẩn bị (như SGK) - Kẻ sẵn bảng theo hướng dẫn của SGK. IV. Kiểm tra bài cũ: Không. V. Tiến trình bài giảng: A. Mở bài: Sau khi tập trung toàn lớp tại địa điểm tham quan, nêu nội dung của buổi tham quan thiên nhiên. GV chia lớp thành những nhóm nhỏ, chỉ định nhóm trưởng, chia địa điểm quan sát cho từng nhóm, nêu rõ nhiệm vụ của từng nhóm, yêu cầu các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. B. Phát triển bài: Tất cả HS khi quan sát đều ghi chép, khi được sự phân công của nhóm HS thu thập vật mẫu, khi thu hái mẫu nhớ buộc ngay nhãn cây để khỏi nhầm lẫn. GV đi các nhóm hướng dẫn HS quan sát, giải đáp các thắc mắc của HS. Hoạt động 1: QUAN SÁT NGOÀI THIÊN NHIÊN - GV yêu cầu hoạt động theo nhóm. - Nội dung quan sát: + Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật. + Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm. + Thu thập mẫu vật. - Ghi chép ngoài thiên nhiên: GV chỉ dẫn các yêu cầu về nội dung phải ghi chép. - Cách thực hiện: a. Quan sát hình thái một số thực vật: - Quan sát: rễ, thân, lá, hoa, quả. - Quan sát hình thái của các cây sống ở các môi trường: cạn, nước, tìm đặc điểm thích nghi. - Lấy mẫu cho vào túi ni lông: Lưu ý HS khi lấy mẫu gồm các bộ phận: + Hoa hoặc quả. + Cành nhỏ (đối với cây) + Cây (đối với cây nhỏ) => buộc nhãn tên cây để tránh nhầm lẫn. (GV nhắc nhở HS chỉ lấy mẫu ở cây mọc dại) b. Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm: - Xác định tên một số cây quen thuộc. - Vị trí phân loại: Tới lớp: đối với thực vật hạt kín. Tới ngành: đối với các ngành rêu, dương xỉ, hạt trần, c. Ghi chép: - Ghi chép ngay các điều quan sát được. - Thống kê vào bảng kẻ sẵn. Hoạt động 2: QUAN SÁT NỘI DUNG TỰ CHỌN - HS có thể tiến hành 1 trong 3 nội dung: + Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá. + Quan sát mối quan hệ giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với động vật. + Nhận xét về sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan. - Cách thực hiện: GV phân công các nhóm lựa chọn một nội dung quan sát. VD: nội dung b: cần quan sát các vấn đề sau: + Hiện tượng cây mọc trên cây: rêu, lưỡi mèo, tai chuột. + Hiện tượng cây bóp cổ: cây si, đa, đề, mọc trên cây gỗ to. + Quan sát thực vật sống kí sinh: tầm gửi, dây tơ hồng. + Quan sát hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, Rút ra nhận xét về mối quan hệ thực vật với thực vật và thực vật với động vật. Hoạt động 3: THẢO LUẬN TOÀN LỚP - Khi còn khoảng 30 phút → GV tập trung lớp lại. - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát được → các bạn trong lớp bổ sung. - GV giải đáp các thắc mắc của HS. - Nhận xét, đánh giá các nhóm, tuyên dương các nhóm tích cực. - Yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK/173. VI. Hướng dẫn học ở nhà: Hoàn thiện báo cáo thu hoạch. Tập làm mẫu cây khô. + Dùng mẫu thu hái được để làm mẫu cây khô. + Cách làm: theo hướng dẫn SGK. VII. Rút kinh nghiệm: DUYỆT CỦA TT HẾT CHƯƠNG TRÌNH
Tài liệu đính kèm: