I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: tiếp tục củng cố và khắc sâu kiến thức cho Hs về cộng hai số nguyên khác dấu. và biết phân biệt với cộng hai số nguyên cùng dấu.
Sử dụng các tính chất của cộng các số nguyên để thực hiện tính nhanh các biểu thức
2. Về kỹ năng: Hs được rèn tính cẩn thận khi tính toán cộng hai số nguyên khác dấu, cộng hai số nguyên cùng dấu
3. Về thái độ: Có ý thức học tập bộ môn và tập trung chú ý môn học.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs.
1Chuẩn bị của Gv : Dạng bài tập liên quan đến bài học.
2.Chuẩn bị của Hs : học bài và làm bài tập ở nhà
III. Tiến trình bài dạy
1 Kiểm tra bài cũ( không kiểm tra)
2. Dạy nội dung bài mới
Ngày soạn: 4/12/09 Ngày phụ đạo: 7/12/09 Tiết 19 : Củng cố: Cộng hai số nguyên khác dấu. I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Hs củng cố và khắc sâu cộng hai số nguyên khác dấu. và biết phân biệt với cộng hai số nguyên cùng dấu. 2. Về kỹ năng: Hs được rèn tính cẩn thận khi tính toán cộng hai số nguyên khác dấu. 3. Về thái độ: Có ý thức học tập bộ môn và tập trung chú ý môn học. II. Chuẩn bị của Gv và Hs. Chuẩn bị của Gv : Dạng bài tập liên quan đến bài học. Chuẩn bị của Hs : học bài và làm bài tập ở nhà III. Tiến trình bài dạy Kiểm tra bài cũ(5’) ? Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.(3hs trả lời) * Trả lời: Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng( Số lớn trừ số nhỏ) rồi dặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. Gv: nhận xét cho điểm. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Bài tập trắc nghiệm(15’) Bài 1: Chọn câu trả lời đúng Kết quả phép tính: (-48) + 15 là: A. – 33 B. -48 C. 15 D. 63 H: yếu, suy nghĩ tìm đáp án trả lời G: Gọi hs đứng tại chỗ trả lời G: Có thể cho điểm, tuỳ đối tượng Bài 2: Chọn câu trả lời đúng A. (- 31) +30 > -1. B. (-31) +50 < - 1. C. (- 31) +30 < 1. D. (- 51)+ 50 > 1 H: yếu, suy nghĩ tìm đáp án trả lời G: Gọi hs đứng tại chỗ trả lời G: Yêu cầu hs hoạt động nhóm bài 3. H: Hoạt động nhóm. G: Gọi đại diện các nhóm trả lời. H: nhóm khác nhận xét bổ sung G: đánh giá cho điểm. Hoạt động 1: Bài tập(21’) G: gọi hai hs lên bảng trình bày. H: lên bảng thực hiện. H: dưới lớp làm vào vở. G: quan sát hướng dẫn hs và uốn nắn sai sót mắc phải của hs. G: yêu cầu hs hoạt động nhóm bài 2. H: hoạt động nhóm bài 2 G: gọi các nhóm đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. ? Bài toán yêu cầu ta làm mấy công việc H: làm hai công việclà tính và so sánh kết quả. G: Gọi hai hs lên bảng thực hiện. Gv: gọi hs nhận xét bài trên bảng có thể cho điểm tuỳ đối tượng. I. Bài tập trắc nghiệm. Bài 1: Chọn câu trả lời đúng Kết quả phép tính: (-48) + 15 là: A. – 33 B. -48 C. 15 D. 63 Đáp án: A. – 33 Bài 2: Chọn câu trả lời đúng A. (- 31) +30 > -1. B. (-31) +50 < - 1. C. (- 31) +30 < 1. D. (- 51)+ 50 > 1. Đáp án: C. (- 31) +30 < 1 . Bài 3. Điền đúng Đ, Sai S a) Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 1 b) Hai số đối nhau có giá tri tuyệt đối bằng nhau. c) Tổng hai số nguyên âm là một số nguyên âm. d) Tổng của một số nguyên âm và một số nguyên dương là một số nguyên âm. Đáp án. a – S, b- Đ, c – Đ, d - S II. Bài tập. Bài 1. Tính. a) 17 +(-3); b) (-96) +64 c) 75 +(-325) d) (- 15) + │- 15│ Bài làm. 17 +(-3)= 14; b) (-96) +64= - 32. c) 75 +(-325) = - 250. d) (- 15) + │-15│ = 0. Bài 2. Tính 0 + (-36) ; │- 29│+( -11) ; 207 + ( - 317) Bài làm 0 + (-36) = - 36; │- 29│+( -11) = 18; 207 + ( - 317) = - 110 . Bài 3. Tính và so sánh kết quả. a) 37 + (-27) và (-27) + 37 b) 16 + ( -16) và ( -105) +105 bài làm. a ) 37 + (-27) = 10 và (-27) + 37 = 10 Vậy 37 + (-27) = (-27) + 37 b) 16 + ( -16) = 0 và ( -105) +105 = 0 Vậy 16 + ( -16) = 0 = ( -105) +105 3. Củng cố, luyện tập(2’). ? Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. H: Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng( Số lớn trừ số nhỏ) rồi dặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. 4. Hướng dẫn hs tự học ở nhà(2’). - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm lại các bài tập vào vở bài tập làm ở nhà. - Học thuộc quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. ----------------------------------------------------- Ngày soạn: 4/12/09 Ngày phụ đạo: /12/09 Tiết 20 : Củng cố: Cộng hai số nguyên khác dấu. I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: tiếp tục củng cố và khắc sâu kiến thức cho Hs về cộng hai số nguyên khác dấu. và biết phân biệt với cộng hai số nguyên cùng dấu. Sử dụng các tính chất của cộng các số nguyên để thực hiện tính nhanh các biểu thức 2. Về kỹ năng: Hs được rèn tính cẩn thận khi tính toán cộng hai số nguyên khác dấu, cộng hai số nguyên cùng dấu 3. Về thái độ: Có ý thức học tập bộ môn và tập trung chú ý môn học. II. Chuẩn bị của Gv và Hs. 1Chuẩn bị của Gv : Dạng bài tập liên quan đến bài học. 2.Chuẩn bị của Hs : học bài và làm bài tập ở nhà III. Tiến trình bài dạy 1 Kiểm tra bài cũ( không kiểm tra) 2. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng G: cho hs bài tập sau H: hoạt động cá nhân trong 5’ G: gọi hs lên bảng trình bày H: 3 Hs lên bảng trình bày. H: dưới lớp nhận xét bổ sung G: đánh giá nhận xét bài trên bảng. ? để tính giá tri của biểu thức ta làm như thế nào H: ta thay giá trị của a vào biểu thức. ? vậy ta thực hiện cộng hai số nguyên cúng dấu hay khác dấu H: cộng hai số nguyên cúng dấu . ? Muốn cộng hai số nguyên cùng dấu ta làm như thế nào? H: trả lời G: Gọi một hs lên bảng trình bày G: tương tự câu a một hs lên bảng trình bày H: dưới lớp nhận xét bài trên bảng G: treo bảng phụ bài 3 H: lên bảng thực hiện H: dưới lớp làm vào vở và nhận xét bài trên bảng. G: yêu cầu hs làm bài tập 4 sau ? dạng bài này em làm như thế nào H: trả lời G: gọi hs lên bảng trình bày G: nhận xét bài làm của hs H: hoạt động cá nhân trong 5’ sau đó lên bảng trình bày. ? Để tính nhanh em làm như thế nào H: em sử dụng các tính chất của cộng các số nguyên G: gọi hs lên bảng trình bày. Bài 1. Tính a) ( -50) + ( -10); b) ( -16) + ( -14); c) ( -367) + ( -33); d) 43 + (-3) e) 25 + ( -5) f) ( -14) + 16 Bài làm. a) ( -50) + ( -10)= - 60 b) ( -16) + ( -14) = -30 c) ( -367) + ( -33) = - 400 d) 43 + (-3) = 40 e) 25 + ( -5) = 20 f) ( -14) + 16 = 2. Bài 2: Tính giá trị của biểu thức. a) a + ( -25), biết a = - 15 thay a = - 15 vào biểu thức ta được. (- 15 )+ ( -25) = - 40 b) ( - 87) + b , biết b = 13. thay b = 13 vào biểu thức ta được ( - 87) + 13 = - 74. Bài 3 Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng dưới đây. a -1 95 63 -5 -14 b 9 - 95 - 63 7 -6 a+b 8 0 0 2 - 20 Bài 4. Tính. a) 5+(-7) + 9 +(-11) + 13 + (-15) b) (-6) + 8 + (-10) + 12 + (-14) +16 Bài làm. a) 5+(-7) + 9 +(-11) + 13 + (-15) = = [5+(-7)]+ [9 +(-11)]+ [13 + (-15)] = (-2 ) + ( -2 ) + ( - 2) = -6 b) (-6) + 8 + (-10) + 12 + (-14) +16 = [(-6) + 8 ]+[(-10) + 12] + [(-14) +16] = 6 Bài 5 Tính a) (-57) + 47 ; b) 469 + ( - 219) c) 195 + ( -200) + 205. Bài làm a) (-57) + 47 = -10 b) 469 + ( - 219) = 250 c) 195 + ( -200) + 205 = [195 + (-200)] +205 =( -5) + 205 = 200. Bài 6 . Tính nhanh 465+ [58 +( -465) +(-38)] Bài làm. 465+ [58 +( -465) +(-38)] = [465+( -465)] +[58 +(-38)] = 0 + 20 = 20. 3. Củng cố , luyện tập(3’). ? Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, hai số nguyên khác dâu. ? Nêu các tính chất của cộng các số nguyên. 4. Hướng dẫn hs tự học ở nhà(4’) - Làm lại các bài tập vào vở bài tập làm ở nhà. Làm bài tập sau. a) ( -30) + ( -40); b) ( -16) + ( -14); c) ( -237) + ( -30); d) 40 + (-3) e) 34 + ( -5) f) ( -12) + 16 0 + (-36) ; │- 20│+│- 19│; 207 + ( - 327) │- 32│+ │- 20│
Tài liệu đính kèm: