Giáo án phụ đạo môn Ngữ văn 6 năm 2007

Giáo án phụ đạo môn Ngữ văn 6 năm 2007

A. Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh :

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .

- Kể được truyện .

B. Chuẩn bị :

- Học sinh : Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý .

- Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt “ với tập làm văn “ giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt “ .

C. Tiến trình họat động :

1. Ổn định :

- Kiểm tra sĩ số .

- Giới thiệu về chương trình Sách giáo khoa và cách sọan bài cho học sinh .

2. Bài mới :

* Giới thiệu bài : Truyền thuyết là một thể lọai văn học dân gian được nhân dân ta từ bao đời ưa thích. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng đó là truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ . Vậy nội dung ý nghĩa của truyện là gì ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều ấy ?

 

doc 305 trang Người đăng thu10 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo môn Ngữ văn 6 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Tiết 1 
Ngày sọan : 14/8/2010
Ngày dạy : ../../2010 
CON RỒNG CHÁU TIÊN
( Truyền thuyết ) 
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết 
Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . 
Kể được truyện . 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý .
Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt “ với tập làm văn “ giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt “ .
C. Tiến trình họat động : 
1. Ổn định : 
Kiểm tra sĩ số . 
Giới thiệu về chương trình Sách giáo khoa và cách sọan bài cho học sinh . 
2. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Truyền thuyết là một thể lọai văn học dân gian được nhân dân ta từ bao đời ưa thích. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng đó là truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ . Vậy nội dung ý nghĩa của truyện là gì ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều ấy ? 
* Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
- Học sinh đọc định nghĩa truyền thuyết phần dấu sao trang 7 . 
- Giáo viên giới thiệu khái quát về định nghĩa, về các truyền thuyết gắn liền với lịch sử đất nước ta . 
- Văn bản “ Con Rồng, cháu Tiên “ là một truyền thuyết dân gian được liên kết bởi ba đọan : 
+ Đọan 1 : Từ đầu  “ Long Trang “ 
+ Đọan 2 : Tiếp  “ lên đường “ .. 
+ Đọan 3 : Còn lại 
- Giáo viên đọc đọan 1, Học sinh đọc đọan 2, 3 . 
- Giáo viên hướng dẫn Học sinh tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các từ khó .
- Trong trí tưởng tượng của người xưa, Lạc Long Quân hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh . 
- Theo em sự phi thường ấy là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào ? 
-> Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng . 
- Aâu Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quý nào về nhan sắc, giống nòi và đức hạnh ? 
- Theo em, những điểm đáng quý đó ở Aâu Cơ là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào ? 
-> Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ . 
 Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ có nghĩa là những vẻ đẹp ca quý của thần tiên được hòa hợp . 
- Theo em mối tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòiø giống dân tộc ? 
- Chuyện Aâu Cơ sinh con có gì lạ ? 
- Theo em, chi tiết mẹ Aâu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp có ý nghĩa gì ? 
-> Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt cùng một cha mẹ sinh ra . 
- Lạc Long Quân và Aâu Cơ chia con như thế nào ? 
- Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng, xuống biển ? 
-> Rừng là quê mẹ, biển là quê cha -> đặïc điểm địa lý nước ta rộng lớn : nhiều rừng và biển . 
- Qua sự việc Cha Lạc Long Quân, mẹ Aâu Cơ mang con lên rừng, xuống biển, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ? 
 ý nguyện phát triển dân tộc : làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai ; ý nguyện đòan kết , thống nhất dân tộc, mọi người trên đất nước đầu có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh . 
- Truyện còn kể rằng, các con của Lạc Long Quân và Aâu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, đặc tên nước là Văn Lang, lấy danh hiệu Hùng Vương . Theo em, sự việc đó có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc . 
- Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? 
- Em thấy những chi tiết kỳ ảo nào trong văn bản “ Con Rồng , cháu Tiên “ ? 
- Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì trong truyện ? 
 Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhânvật. Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tôn vinh tổ tiên . 
Học sinh thảo luận : Giáo viên chia nhóm : Học sinh thảo luận - trả lời : 
Câu 1 : Em hiểu gì về dân tộc ta qua truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên “ ( 1,2 ) 
=> Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quý ; là một khối đòan kết, thống nhất, bền vững . 
Câu 2 : Truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ ? ( nhóm 5,6 ) 
-> Thời đại các Vua Hùng, đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ. 
- HS đọc mục ghi nhớ . 
- HS kể diễn cảm truyện . 
Ghi bảng
I/ Định nghĩa truyền thuyết ( Chú thích phần dấu sao trang 7 ) 
II/ Đọc - Hiểu văn bản 
1 / Đọc và tìm hiểu chú thích ( SGK trang 7, 8 ) 
2/ Thể lọai : Tự sự 
3/ Phân tích : 
a. Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Aâu Cơ . 
- Lạc Long Quân : là con thần biển, có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt yêu quái giúp dân . 
- Aâu Cơ : là con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ. 
 => Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống con Rồng, cháu Tiên . 
b. Câu chuyện về Lạc Long Quân và Aâu Cơ . 
- Aâu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp . 
- Họ chia con đi cai quản các phương . 
- Khi có việc gì thì luôn giúp đỡ nhau . 
- Người con trưởng lên làm Vua, lấy hiệu là Hùng Vương . 
=> dân tộc ta có truyền thống đòan kết , thống nhất và bền vững . 
c. Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . 
- là các chi tiết tưởng tượng không có thật , rất phi thường . 
- làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện . 
 III / Tổng kết ( ghi nhớ ) 
IV/ Luyện tập 
Kể diễn cảm truyện . 
 4/ Củng cố: Lại bài
5/ Dặn dị : 
Kể truyện – Học bài 
Sọan : 
+ Bánh chưng, bánh giầy ( sọan kỹ câu hỏi hướng dẫn ) 
+ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt . 
D – Rút kinh nghiệm :
Tuần 1 - Tiết 2 
Ngày sọan : 14/8/2010
Ngày dạy : ../../2010 
BÁNH CHƯNG , BÁNH GIẦY
( Truyền thuyết )
( Tự học có hướng dẫn )
A. Mục tiêu cần đạt 
-Giúp học sinh : 
Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện . 
Kể được truyện 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Soạn bài 
Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt bài “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt “ , với tập làm văn bài : “ Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt “ .
C. Tiến trình hoạt động : 
Ổn định : Kiểm tra sĩ số . 
Bài cũ : 
Nêu được ý nghĩa truyền thuyết . 
Nêu được ý nghĩa của truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ 
Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Hằng năm, mỗi khi xuân về, tết đến, nhân dân ta , con cháu Vua Hùng từ miền xuôi đến miền ngược lại nô nức, hồ hởi chởû lá rong, xay đỗ, gói gạo, giã bánh. Quang cảnh ấy làm cho ta thêm yêu quý, tự hào nền văn hoá cổ truyền của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “ Bánh chưng , bánh giầy “ . Vậy bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về ý nghĩa của tục làm bánh chưng, bánh giầy tronbg ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta . 
* Tiến trình bài học : 
Hoạt động của thầy và trò
- Giáo viên chia đoạn : giáo viên đọc đoạn 1 , Học sinh đọc đoạn 2, 3 
+ Đoạn 1 : Từ đầu . “ chứng giám “ 
+ Đoạn 2 : Tiếp  “ hình tròn “ 
+ Đoạn 3 : Còn lại 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của các từ khó ở mục chú thích . 
Giáo viên chia nhóm : 
+ Học sinh thảo luận các câu hỏi . Đại diện nhóm trả lời 
+ Học sinh nhận xét bổ sung
- Các nhóm thảo luận câu 1 ( trang 12 ) . Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào , với ý định ra sao và bằng hình thức gì ? 
 Vua Hùng rất anh minh, sáng suốt, biết chọn người có tài đức để nối ngôi để lo cho dân, cho nước . Người nối ngôi phải được chí vua không nhất thiết phải là con trưởng . 
- Các nhóm thảo luận câu 2 và 3 . 
+ Vì sao trong các con Vua, chỉ có lang Liêu được thần giúp đỡ . 
+ Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế trời , đất, Tiên Vương và Lang liêu được chọn nới ngôi Vua ? 
 Thần ở đây chính là nhân dân. Họ rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra.. 
- Các nhóm thảo luận câu 4 . 
+ hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết : “ Bánh chưng, bánh giầy “ . 
 Qua truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy “ Nhân dân ta nhằm giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết cổ truyền và đề cao lao động , đề cao nghề nông . 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ ? 
- HoÏc sinh làm bài tập 1 – Trả lời – Gv nhận xét . 
Ghi bảng
I/ Đọc – Hiểu văn bản
1/ Đọc và tìm hiểu văn bản 
2/ Phân tích : 
a. Hoàn cảnh, ý định và cách thức của Vua Hùng chọn người nối ngôi . 
- Hoàn cảnh : Giặc đã yên, Vua đã già.
- ý định: Người nối ngôi phải nối được chí Vua. 
- Cách thức : bằng 1 câu đố để thử tài .
b. Lang Liêu được thần giúp đỡ : 
- là người thiệt thòi nhất . 
- Chăm lo việc đồng áng . 
- Thông minh, tháo vát lấy gạo làm bánh . 
c. Lang Liêu được chọn nối ngôi Vua . 
 - Bánh hình tròn -> bánh giầy . 
- Bánh hình vuông -> bánh chưng . 
Củng cố: Lại bài
Hướng dẫn về nhà : 
Kể lại truyện . Học bài . 
Làm bài tập 2 ( Phần luyện tập ) 
Soạn bài : giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt ( soạn kỹ câu hỏi hướng dẫn ) 
D/ RKNBD
Tuần 1 - Tiết 3 
Ngày sọan : 14/8/2010
Ngày dạy : ../../2010 
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT 
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt . 
Luyện tập biết cách dùng từ đặt câu . 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Sọan bài 
Giáo viên : Tích hợp với bài “ Con Rồng, cháu Tiên “, “ Bánh chưng, bánh giầy “ với tập làm văn “ giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt “ .
C. Tiến trình họat động : 
1. Ổn định : 
Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Trong Tiếng Việt, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một hơi, nghe thành một tiếng và nó mang một thanh điệu nhất định nhưng không phải mỗi tiếng phát ra là một từ, có từ thì chỉ có một tiếng ; có từ có từ 2 tiếng trở lên . Vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về : từ và cấu tạo của từ T ... h viết đơn bởi vì đây là một lọai văn bản hay vận dụng trong cuộc sống hàng ngày . 
* Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
Hãy nhận xét khi nào thì cần viết đơn ? Vì sao cần phải viết đơn ? 
Học sinh nêu các trường hợp cần viết đơn ? 
Trường hợp thứ nhất, thứ 2, thứ 4 . 
Học sinh kể thêm các trường hợp khác : 
Đơn xin nghỉ học , đơn xin miễm giảm học phí, xây dựng 
Giáo viên giới thiệu về hai lọai đơn : Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu . 
Học sinh đọc ví dụ : 
+ Đơn xin học nghề 
+ Đơn xin miễn giảm học phí . 
Hãy cho biết các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự như thế nào ? 
Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống và khác nhau ? 
Những phần nào là quan trọng, không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn ? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào chỗ trống trong lá đơn viết theo mẫu . 
Học sinh đọc phần viết đơn không theo mẫu . 
Học sinh đọc phần lưu ý 
Học sinh đọc mục ghi nhớ 
Ghi bảng
I/ Khi nào cần viết đơn : 
Khi có một yêu cầu, nguyện vọng với một người hay với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó . 
Các trường hợp cần viết đơn .
II/ Các lọai đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn . 
1/ Các lọai đơn . 
a/ Đơn theo mẫu 
b/ Đơn không theo mẫu . 
2/ Những nội dung không thể thiếu trong đơn . 
Đơn gửi ai ? 
Ai gửi đơn ? 
Gửi đơn để làm gì ? 
III/ Các thức viết đơn 
1/ Viết theo mẫu 
Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết . 
2/ Viết không theo mẫu 
Trình bày theo thứ tự nhất định ( SGK / 134 ) 
Cách viết đơn 
Ghi nhớ ( SGK ) 
4/ Hướng dẫn về nhà : 
- Học bài 
- Soạn bài : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ . 
Tuần 32 - Tiết 125, 126
Ngày sọan : 18/4//2007 
Ngày dạy : 20/4/2007– 22/4/2007 
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ 
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
Thấy được bức thư nêu lên một vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay : Bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường . 
Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm của tác giả . 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Sọan bài 
Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt “ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ”, với Tập làm văn các bài đã học, với thực tế cuộc sống, với môn sinh học . 
C. Tiến trình họat động : 
1. Ổn định : 
Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài cũ : Nêu ý nghĩa của văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”? 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Năm 1854, tổng thống Mỹ thứ 14 có ý muốn mua đất của người da đỏ . Thủ lĩnh người da đỏ Xi – át – tơn đã viết một bức thư để trả lời . Đây là một bức thư rất nổi tiếng từng được xem là văn bản hay nhất viết về bảo vệ thiên nhiên môi trường . Các em sẽ tìm hiểu văn bản . 
* Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
Học sinh đọc mục chú thích phần dấu sao ? 
Giáo viên giới thiệu về xuất xứ của bức thư .
Giáo viên giới thiệu cách đọc : Đọc rõ ràng . 
Giáo viên đọc đọan 1 – Học sinh đọc hết văn bản . 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ khó ở mục chú thích . Chú ý các cụm từ “ Người da đỏ”, “ Người da trắng “ .
Văn bản được viết theo thể lọai nào ? 
Bố cục bức thư gồm mấy phần ? 
Nêu nội dung của từng phần ? 
+ Đọan đầu : -> quan hệ của người da đỏ đối với đất và thiên nhiên . 
+ tiếp đến “ Sự ràng buộc” -> cách sống, thái độ đối với đất, với thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng .
+ Còn lại : Thái độ của thủ lĩnh người da đỏ . 
Học sinh đọc lại đọan đầu của bức thư ? 
Hãy nêu mối quan hệ giữa người da đỏ đối với đất av2 thiên nhiên ? 
Hãy chỉ ra các phép so sánh và nhân hóa được dùng . 
Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hóa đó ? 
+ Phép nhân hóa : Bà mẹ, người chị, người em, gia đình, tổ tiên, cha ông . 
Học sinh đọc đọan từ “ Tôi biết” đến “ có sự ràng buộc” . 
Đọan văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “ cách sống”, trong thái độ đối với “ Đất”, với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng mới nhập cư trên những vấn đề gì ? 
Cách đối xử đối với đất và thiên nhiên.
Học sinh tìm các dẫn chứng – Phân tích sự đối lập trong hai cách sống, cách đối xử của người da đỏ và người da trắng mới nhập cư đối với đất và thiên nhiên
+ Học sinh tìm các điệp ngữ trong văn bản . 
Tôi biết, tôi thật không hiểu nổi , tôi không hiểu. Nếu chúngtôi, ngài phải.
Nêu tác dụng ? 
Học sinh đọc phần cuối bức thư ? 
Hãy nêu ý chính của đọan văn. 
Cách hành văn, giọng điệu đọan này có gì giống, có gì khác với hai phần trên? 
Nên hiểu thế nào về câu : Đất là mẹ 
Học sinh liên hệ tìm các câu tục ngữ nói về thái độ của dân tộc ta đối với đất : 
- Tấc đất, tấc vàng . 
- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu . 
Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỷ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường ? 
Bức thư có ý nghĩa khoa học và triết lý dúng đắn sâu sắc về mối quan hệ giữa đất, thiên nhiên đối với con người . 
- Phần luyện tập, học sinh về nhà làm .
Ghi bảng
I/ Giới thiệu chung 
1/ Tác giả : Thủ lĩnh Xi – át – tơn – người da đỏ . 
 2/ Tác phẩm : SGK 
II/ Đọc – hiểu văn bản . 
1/ Đọc và tìm hiểu chú thích . 
2/ Thể lọai 
Thư từ – Nghị luận 
3/ Bố cục : 3 phần
4/ Phân tích 
a/ Quan hệ của người da đỏ đối với đất nước và thiên nhiên . 
Đất và thiên nhiên là thiêng liêng, là mẹ của người da đỏ . 
Phép nhân hóa, so sánh => mối quan hệ mật thiết giữa con người với đất và thiên nhiên . 
b/ Cách sống và thái độ đối với đất của người da đỏ và “người da trắng” . 
Người da đỏ : 
+ Coi đất là mẹ, là anh em . 
+ Sống hóa nhập với thiên nhiên, yên tĩnh . 
Người da trắng mới nhập cư : 
+ Coi đất như những vật mua được rồi bán đi . 
+ Lấy đi từ lòng đất những gì họ cần . 
+ Sống : ồn ào, hủy diệt những thú quý hiếm. 
Phép đối lập, dùng điệp ngữ để khẳng định tầm quan trọng của đất, của thiên nhiên đối với con người . 
c/ Thái độ của thủ lĩnh người da đỏ . 
Khẳng định mối quan hệ giữa đất, thiên nhiên với con người . 
Nếu người đa đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng phải đối xử với đất như người đa đỏ . 
Lời cảnh báo : nếu không thì người da trắng cũng bị tổn hại . 
lập luận chặt chẽ, cách so sánh cụ thể bức thư có ý nghĩa sâu sắc . 
III/ Tổng kết ( ghi nhớ ) 
IV/ Luyện tập 
4/ Hướng dẫn về nhà : 
Học bài 
Soạon : Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ .
Tuần 32- Tiết 127
Ngày sọan : 22/4/2007 
Ngày dạy : 24/4/2007 
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
Hiểu thế nào là câu sai về chủ ngữ lẫn vị ngữ . 
Tự phát hiện ra các câu sai về chủ ngữ lẫn vị ngữ để viết câu đúng . 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Sọan bài 
Giáo viên : Tích hợp với các văn bản và Tiếng Việt đã học . 
C. Tiến trình họat động : 
1. Ổn định : 
Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài cũ : Kiểm tra bài sọan của học sinh 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Khi nói và viết, cần tránh những câu viết thiếu : chủ ngữ và vị ngữ , bên cạnh các lỗi về ngữ pháp còn có các câu sai về mặt ngữ nghĩa . Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về cách chữa các câu sai các lỗi đó . 
* Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
Học sinh đọc ví dụ . 
Chỉ ra chỗ sai trong từng câu -> cả hai câu đều sai . Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ . 
Học sinh chữa lại . Thêm chủ ngữ và vị ngữ . 
Học sinh có thể thêm nhiều cách . 
Học sinh đọc ví dụ 
Bộ phận in đậm nói về ai ? 
Bộ phận in đậm miêu tả hành động của chủ ngữ trong câu ( ta ) .. 
Câu viết sai về mặt nghĩa
Học sinh chữa lại câu trên cho đúng . 
Bài 1 : Học sinh làm – đọc – giáo viên nhận xét . 
Học sinh sử dụng cách đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ và vị ngữ . 
Bài 2 : Học sinh thảo luận nhóm . làm vào bảng phụ – GV nhận xét . 
Bài 3 : Học sinh thảo luận nhóm làm vào bảng phụ – Gv nhận xét 
Bài 4 : Học sinh làm – đọc – GV nhận xét . 
Ghi bảng
I/ Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ 
a/ Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều say mê ngắm nhìn màu xanh của bãi mía, bão dâu. 
b/ Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, công nhân nhà máy xe tơ đã hòan thành 60% kế họach năm. 
II/ Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu . 
Ta / thấy dượng Hương Thư  
III/ Luyện tập : 
Bài 1 : 
a/ Năm 1945, cầu / được đổi tên 
b/ ..lòng tôi / lại nhớ. 
c/ tôi / cảm thấy  
Bài 2 : Viết thêm chủ ngữ và vị ngữ : 
Bài 3 : Chữa lại câu . 
Bài 4 : 
a/ Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh .
b/ Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em . Thúy vội cất cặp rồi đi ngay . 
4/ Hướng dẫn về nhà : 
Xem lại bài 
Soạn : Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi .
Tuần - Tiết 
Ngày sọan : 13/2/2007
Ngày dạy : 15/2/2007– 16/2/2007 
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH 
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
B. Chuẩn bị : 
Học sinh : Sọan bài 
Giáo viên : Tích hợp với Văn bài “ Vượt thác”, với Tiếng Việt bài “ So sánh” . 
C. Tiến trình họat động : 
1. Ổn định : 
Kiểm tra sĩ số . 
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : 
* Tiến trình bài học : 
Họat động của thầy và trò
Ghi bảng
4/ Hướng dẫn về nhà : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAOAN PHU DAO VAN 6.doc