Giáo án ôn hè môn Ngữ văn 6 - Năm học 2010-2011 - Lã Vũ Việt Hằng

Giáo án ôn hè môn Ngữ văn 6 - Năm học 2010-2011 - Lã Vũ Việt Hằng

A. Những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết về từ Tiếng Việt:

* Trong từ vựng TV có:

1. Từ đơn: Là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.

- VD: nhà, ăn, uống, bà, xe, đi

-> Cho HS nhắc lại và nêu VD -> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

2. Từ ghép: Là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại, tạo thành một ý nghĩa chung.

- VD: nhà cửa, quần áo, hợp tác xã,, vô tuyến truyền hình

-> Cho HS nhắc lại và nêu VD -> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- Cho HS nhắc lại 2 loại từ ghép đã học:

+ Từ ghép có ý nghĩa phân loại ( TG chính phụ): Là TG mà quan hệ giữa các từ đơn tạo

 thành có quan hệ chính phụ.

 VD: xe máy, xe đạp, trắng xoá, trắng trẻo, máy may.

+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp( TG đẳng lập): Là TG mà quan hệ giữa các từ đơn tạo

 thành có quan hệ song song, nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.

 VD: ăn uống, quần áo, nhà cửa, xe cộ

-> Cho HS nhắc lại và nêu VD về các kiểu từ ghép.

-> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

3. Từ láy: Là từ gồm hai hay nhiều tiếng, trong đó có một bộ phận của tiếng hoặc toàn

 bộ tiếng được lặp lại.

 -VD: nhí nhảnh, đủng đỉnh, thấp thoáng, lom khom, ngoan ngoãn

-> Cho HS nhắc lại và nêu VD về các kiểu từ láy

-> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

* Tác dụng:TL làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một số sắc thái nào đó, có thể làm giảm nhẹ hoặc mạnh thêm.

-> Cho HS nhắc lại và nêu VD về các tác dụng trên của từ láy

-> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

 

doc 19 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn hè môn Ngữ văn 6 - Năm học 2010-2011 - Lã Vũ Việt Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương Ôn tập hè Ngữ văn 6
( Năm học 2010 – 2011 )
Tuần 1/ Tháng 7
A. Những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết về từ Tiếng Việt:
* Trong từ vựng TV có:
Từ đơn: Là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
- VD: nhà, ăn, uống, bà, xe, đi
-> Cho HS nhắc lại và nêu VD -> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
2. Từ ghép: Là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại, tạo thành một ý nghĩa chung.
- VD: nhà cửa, quần áo, hợp tác xã,, vô tuyến truyền hình
-> Cho HS nhắc lại và nêu VD -> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- Cho HS nhắc lại 2 loại từ ghép đã học:
+ Từ ghép có ý nghĩa phân loại ( TG chính phụ): Là TG mà quan hệ giữa các từ đơn tạo 
 thành có quan hệ chính phụ.
 VD: xe máy, xe đạp, trắng xoá, trắng trẻo, máy may..
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp( TG đẳng lập): Là TG mà quan hệ giữa các từ đơn tạo 
 thành có quan hệ song song, nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.
 VD: ăn uống, quần áo, nhà cửa, xe cộ
-> Cho HS nhắc lại và nêu VD về các kiểu từ ghép.
-> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
3. Từ láy: Là từ gồm hai hay nhiều tiếng, trong đó có một bộ phận của tiếng hoặc toàn 
 bộ tiếng được lặp lại.
 -VD: nhí nhảnh, đủng đỉnh, thấp thoáng, lom khom, ngoan ngoãn
-> Cho HS nhắc lại và nêu VD về các kiểu từ láy
-> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Tác dụng:TL làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một số sắc thái nào đó, có thể làm giảm nhẹ hoặc mạnh thêm.
-> Cho HS nhắc lại và nêu VD về các tác dụng trên của từ láy
-> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- Từ láy có tác dụng gợi hình, gợi cảm, gợi âm thanh:
+ Từ tượng hình: TL gợi tả hình ảnh của người và sự vật.
-> Cho HS nhắc lại và nêu VD -> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Từ tượng thanh: Là từ láy mô phỏng, bắt chước tiếng người, tiếng loài vật hoặc các tiếng động.
-> Cho HS nhắc lại và nêu VD -> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
B. Nghĩa của từ:
1. Nghĩa đen, nghĩa bóng:
a. Nghĩa đen: Là nghĩa chính vốn có của từ.
VD: “ ăn”: Đưa một vật nào đó vào miệng, nhai và nuốt ( ăn cơm).
b. Nghĩa bóng: Là nghĩa nhánh ( nghĩa phụ) được hiểu rộng ra từ nghĩa đen.
VD: “ ăn” có các nghĩa bóng sau:
+ Hưởng một lợi lộc gì đó ( ăn hoa hồng, ăn hối lộ, ăn quà biếu)
+ Hợp với nhau ( ăn ý, ăn cánh)
+Lấy hàng, lấy khách ( tàu ăn than, xe ăn khách)
+ Dự một bữa tiệc ( ăn cỗ, ăn cưới)
-> Cho HS nhắc lại và nêu VD -> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
2. Từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩa:
a. Từ cùng nghĩa: Là những từ đọc ( phát âm) khác nhau nhưng nghĩa giống nhau
VD: ba – bố; má - mẹ; lạc - đậu phộng
- Từ gần nghĩa: Là những từ đọc ( phát âm) khác nhau nhưng nghĩa gần gũi với nhau:
VD: thuyền - đò – ghe- xuồng
-> Cho HS nhắc lại và nêu VD -> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
b. Từ trái nghĩa: Là từ có nghĩa trái ngược nhau khi xét trên một phương diện nào đó.
VD: sống > < ngược
-> Cho HS nhắc lại và nêu VD -> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
c. Từ cùng âm khác nghĩa: Là những từ đọc ( phát âm) giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau:VD: con trai – ngọc trai; mùa hạ - hạ giá
-> Cho HS nhắc lại và nêu VD -> Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
Tuần 2/ tháng 7
luyện tập
a. Luyện tập về từ vựng Tiếng Việt:
1.Hãy tìm 3 từ đơn chỉ sự vật, hoạt động, tính chất nói về việc học tập?
2. Tìm 1 số từ ghép, từ láy nói về những đức tính của một học sinh giỏi?
3. Điền thêm vào chỗ trống để được từ ghép:
 Sách. Nhà. Đường.. Xe.. Quần
4. Điền vào chỗ trống để tạo thành những từ láy:
Long. Lấp.. Lung Hiểm.
Vắng.. Sạch. Khách .. . ... Dại..
Khăng.. Dơ Hồng.. Trắng..
Viết một đoạn văn ngắn ( 4 – 6 câu ) về một loài hoa mà em yêu thích nhất, trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ ghép và từ láy.( Gạch chân các từ ghép, từ láy đó).
 => HS làm bài, trình bày. Nhận xét, sửa chữa.
B. Luyện tập về nghĩa của từ:
1. Tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- Mặt hồ..gợn sóng.
- Sóng lượn..trên mặt sông.
- Sóng biển..xô vào bờ.
2. Cho biết nghĩa của từ “ trông” ở các câu sau:
a. Chị cứ đi đi, tôi trông cháu hộ cho!
b. Đã một tuần nay, con trông mẹ quá!
c. Bà mẹ mới lâm bệnh nặng nhưng chị không biết trông vào đâu.
3. Tìm các từ cùng nghĩa với từ “ siêng năng”?
4. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:
- Đivề xuôi.
- Kẻ ở người..
- Đất .trời cao.
- Việc.nghĩa lớn.
- Hẹp nhàbụng.
5. Viết một đoạn văn ngắn ( 4 – 6 câu ) về một loài cây mà em yêu thích nhất, trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ trái nghĩa.( Gạch chân các từ trái nghĩa đó).
 => HS làm bài, trình bày. Nhận xét, sửa chữa.
Tuần 3/ tháng 7
Những kiến thức, kĩ năng cơ bản về ngữ pháp tiếng việt
1. Danh từ: Là những từ chỉ người, loài vật, cây cối, đồ vật, sự vật hiện tượng.
- DT chung: Chỉ người, sự vật, vật
- DT riêng: Chỉ tên người, địa danh, cơ quan
-> Cho HS tự lấy VD minh hoạ cho từng loại DT trên, cách viết DT riêng
=> Nhận xét, bổ sung
-GV: DT thường giữ chức năng chủ ngữ ở trong câu.
VD: Quyển sách này// hay quá!
 CN VN
-> Cho HS tự lấy VD minh hoạ 
=> Nhận xét, bổ sung
2. Động từ: Là những từ chỉ hoạt động hay trạng thái của người hoặc sự vật.
-> VD : Bé Lan đang tập đi.
-> Cho HS tự lấy VD minh hoạ 
=> Nhận xét, bổ sung
- Trong câu, DDT thường giữ chức năng làm vị ngữ.
-> VD: Cô giáo// đang giảng bài.
 CN VN
 Gió //thổi. Mây// bay.
 VN VN
-> Cho HS tự lấy VD minh hoạ 
=> Nhận xét, bổ sung
3. Tính từ:Là những từ chỉ tính chất, đức tính, màu sắc, hình thểcủa người, vật, sự vật.
 VD: tốt, giỏi, dũng cảm, hồng hào, xanh xao, cao, thấp
-> Cho HS tự lấy VD minh hoạ 
=> Nhận xét, bổ sung
Luyện tập
1. Chỉ ra các DT, ĐT, TT và nói rõ chức vụ vủa chúng trong các câu sau:
a. ánh trăng toả sáng rực rỡ trên mặt đất.
b. Các em học tập rất tiến bộ.
c. Bạn Lan rất thích học Ngữ văn.
d. Sáng nay bầu trời rất đẹp.
e. Bạn Thanh học rất giỏi môn Toán.
Xác định các từ loại có trong đoạn thơ sau:
Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm.
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Chỉ ra các DT riêng trong đoạn văn sau:
“ Trên đất nước Việt Nam có muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng quý, cây nào cũng đẹp, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi, đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.”
4. Cho HS viết đoạn văn ngắn ( 5 – 7 câu) trong đó có sử dụng các DT, DDT, TT. Đề tài tự 
 chọn. ( Gạch chân các từ loại sử dụng trong đoạn văn ).
=> HS làm bài
=> Trình bày, nhận xét, bổ sung
Tuần 4/ Tháng 7
Những kiến thức , kĩ năng cơ bản về các thể văn
1. Văn tả người: Cần làm rõ các đặc điểm nổi bật về: Hình dáng, tính tình và sự hoạt động của người mình tả ( Tuỳ theo yêu cầu đề ra nhấn mạnh mặt nào )
Những đặc điểm trên thường phản ánh rất rõ tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh sinh sống, trình độ văn hoácủa người mình tả.
Cần thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:
a. Xác định rõ trọng tâm của đề bài: Tả đều các mặt hay tập trung làm rõ hình dáng, tính tình hay hoạt động
-> Quan sát kĩ và ghi đủ những nét nổi bật cần tả theo yêu cầu của đề bài.
b. Sắp xếp các ý cần tả theo một trình tự mạch lạc, có dẫn chứng cho từng mặt 
c.Diễn tả bằng những từ ngữ hình ảnh sinh động, gợi cảm ( Chú ý những tính từ về đặc điểm, phẩm chất khi tả hình dáng, tính cách, những động từ khi tả hoạt động của người đó)
d. Bộc lộ rõ tình cảm, thái độ , nhận xét của mình với người được tả ( qua mối quan hệ của người đó với em hay với mọi người xung quanh)
Luyện tập
Cho HS lập dàn ý các đề văn sau:
Đề 1. Hãy tả hình dáng và những nét tốt của một người bạn học của em. 
Mở bài: Giới thiệu người bạn đó, hoàn cảnh em quen biết và thân thiết với bạn.
Thân bài:
Hình dáng: Tả bao quát chung về tuổi tác, tầm vóc, dáng đi đứng, cách ăn mặc
->Tả chi tiết những nét đặc sắc đáng chú ý nhất về khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, khuôn miệng, hàm răng hay nụ cườicủa bạn.
Tính tình: Nêu những nét tốt của bạn: Lời nói, cử chỉ, thái độ, việc làm của bạn với mọi người xung quanh ( bạn bè, thầy cô), với gia đình.
* Chú ý: Em có thể tả đan xen giữa hình dáng và tính tình của bạn trong bài viết .
C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người bạn đó ( ấn tượng của em về bạn, em học tập bạn được ở những điểm tốt đẹp nào)
Đề 2: Hãy tả về người mẹ của em.
-> HS lập dàn ý chi tiết
-> Cho HS viết thành đoạn văn phần mở bài, kết bài 
( Đoạn văn về hình dáng, hoặc tính tình của mẹ em)
=> Trình bày, nhận xét, bổ sung
Tuần 1 Tháng 8
Những kiến thức , kĩ năng cơ bản về câu
I. Mục đích yêu cầu: Học xong bài này HS biết:
Tỡm được một cõu hỏi, một cõu kể, một cõu cảm, một cõu cầu khiến và nờu được dấu hiệu của mỗi kiểu cõu đú.
Phõn loại được cỏc kiểu cõu kể, xỏc định được chủ ngữ, vị ngữ trong cõu theo yờu cầu 
II. Các hoạt động dạy học
*Hướng dẫn ụn lại : 
H? Thế nào là từ đơn? lấy ví dụ
H? Thế nào là từ ghép? Lấy ví dụ
H? Thế nào là từ láy? lấy ví dụ
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Câu hỏi dùng để làm gì? có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
- Câu kể dùng để làm gì? có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
- Câu khiến dùng để làm gì? có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?
- Câu cảm dùng để làm gì? có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì?
-> 1 HS viết lên bảng => Cả lớp và GV nhận xét lời giải đúng
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc nội dung của bài tập
- Em đã biết những kiểu câu nào?
- GV dán lên bảng 3 kiểu câu kể đã viết sẵn
- HS nhìn bảng đọc lại kiến thức cần ghi nhớ
-> 1 HS lên xác định TN, CN,VN
-> GV nhận xét, chữa bài ( hỏi từng câu, kiểu câu gì?)
 Đoạn văn có mấy câu?
H? Câu 1: Kiểu ai làm gì?
Câu 2: Kiểu ai thế nào?
Câu 3: kiểu ai làm gì?
Câu 4: Kiểu câu ai là gì?
* Cho HS tập phõn tớch cõu: 
a) Mặc dù giặc tây/ hung tàn nhưng chúng/ không thể ngăn cản các cháu
 C V C V
học tập, vui chơi, đoàn kết, tiến bộ
b) Tuy rét/ vẫn kéo dài, mùa xuân/ đã đến bên bờ sông Lương
 C V C V
c)Tuy hạn hán kéo dài/ nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tốt
d)Tuy hạn hán kéo dài/ nhưng người dân quê em không lo lằng
e) Mặc dù mặt trời đã đứng bóng nhưng.
f) Tuy trời đã xẩm tối nhưng.
g) Mặc dù tên cướp/ rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn/ vẫn 
 C V C
phải đưa tay vào còng số 8
 V
h) Chẳng những Hồng/ chăm học mà bạn ấy/ còn rất chăm làm
 C V C V
 => Chẳng nhữngmà là cặp QHT nối hai vế câu. cặp QHT thể hiện 
 quan hệ tăng tiến
 - Các cặp: không nhữngmà, không chỉ.mà..,
 VD: Hồng/ không chỉ chăm học mà bạn ấy/ còn rất chăm làm
 C V C V
- Câu 1: Buổi chiều, khi nắng/ vừa nhạt, thỡ sương/ ... ng ngữ chỉ nơi chốn
ở đâu?
Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Vì sao? 
Nhờ đâu?
 tại đâu?
Vì hỏng xe, em về nhà muộn
Nhờ siêng năng, bạn An đã tiến bộ vượt bậc
Tại Hoa lười học mà tổ chẳng được khen
Trạng ngữ chỉ thời gian
Khi nào? mấy giờ?
Mùa xuân, muôn hoa đua nở
Đúng 8h, cuộc họp bắt đầu
Trạng ngữ chỉ mục đích
Để làm gì?
 vì cái gì?
Để có sức khỏe tốt, em chăm luyện tập thể thao
Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Bằng cái gì? 
với cái gì?
Bằng giọng nói nhẹ nhàng, mẹ đã giúp tôi nhận ra lỗi lầm của mình
Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được một con trâu đất y như thật
Tuần 4/ thỏng 8
DạY CảM THụ VĂN HọC CHO HọC SINH 
I. Thế nào là cảm thụ văn học?
 Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ...) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn , đoạn thơ...thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)
Như vậy, cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ...ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc...
 Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sư say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học.
II. Cách viết một đoạn bài cảm thụ văn học:
Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì?...)
Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn ) hay đoạn trích được nêu trong bài (Dựa vào yêu cầu cụ thê của bài tập để tìm hiểu, ví dụ: cách dùng từ đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ...đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc).
Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5-7 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài. (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cầnnêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng, có htể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thu) 
 Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học ở tiẻu học, kiên trì tập luyện từng bước (từ dễ đến khó), nhất định học sinh sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và cuộc sống của chúng ta.
III. Một số bài tậo tham khảo:
 Đề 1: Trong bài Dừa ơi! (Tiếng Việt5 , tập một), nhà thơ Lê Anh Xuân có viết:
	“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
	Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
	 Rễ dừa cắm sâu vào lòng đât,
 	 Như dân làng bám chặt quê hương.”
 Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ?
Bài làm
 Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ Lê Anh Xuân, ta thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 Đề 2: Tả cảnh đẹp Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết:
 “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.”
	 (Đường đi Sa Pa- Tiếng Việt 4, tập một, 1995)
 Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó.
Bài làm
 Có lẽ chưa có tác giả nào tả cảnh Sa Pa lại đẹp đẽ, tinh tế và sống động như nhà văn Nguyễn Phan Hách. Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh, để làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của cảnh sắc thiên nhiên và thời tiết ở Sa Pa. Đồng thời điệp từ “thoắt cái” tạo cho chúng ta cái cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng trước sự thay đổi nhanh chóng của thời tiết ở Sa Pa. Sự thay đổi nhanh chóng đến mức bất ngờ ấy khiến người đọc như lạc vàc một tiên cảnh vậy.
Đề 3: Trong bài Bóc lịch (Tiếng Việt 2, tập hai., 1995) nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết:
	 “Ngày hôm qua ở lại
 	 Trong vở hồng của con
	 Con học hành chăm chỉ
	 Là ngày qua vẫn còn...”
 Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua đoạn thơ trên?
Bài làm
 Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Bế Kiến Quốc như muốn nói với chúng ta rằng: Ta học hành chăm chỉ thì trong cuốn vở hồng đẹp đẽ của chúng ta sẽ được ghi lại những điểm mười do chính những kiến thức mà ngày đêm ta miệt mài học tập. Bởi vậy có thể nói: Ngày hôm qua tuy đã qua đi nhưng sẽ được nhắc đến khi ta có những kiến thức, có những thành quả mà “ngày hôm qua” ta đã tích lũy được.
 Đề 4:	 Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
	(Thanh Hào)
 Đọc bài thơ trên, em thấy có những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ?
Bài làm
 Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng.Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ. 
 Đề 5: Trong bài Vàm Cỏ Đông (Tiếng Việt 3, tập một), nhà thơ Hoài Vũ có viết:
	“Đây con sông như dòng sữa mẹ
	 Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
	 Và ăm ắp như lòng người mẹ 
	 Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào? 
Bài làm
 Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho ruộng lúa, nương khoai, cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con từ thửa lọt lòng. Không những thế mà dòng nước ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người. 
Đề 6: Trong bài Cô giáo lớp em ( Tiếng Việt 2, tập một), nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:
	“Cô dạy em tập viết 
	 Gió đưa thoảng hương nhài
	 Nắng ghé vào cửa lớp
	 Xem chúng em học bài”
 Em hãy cho biết: khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?
Bài làm
 Trong khổ thơ trên, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để cho ta thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự chăm chỉ, miệt mài học tập của các bạn không những làm vui lòng ông bà, cha mẹ mà còn làm cho cảnh vật xung quanh (nắng) cũng muốn ngừng đùa nghịch để ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.
 Đề 7: Trong bài Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 4, tập một), nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
 “Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn,
	Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được những điều gì về đất nước Việt Nam?
Bài làm
 Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!
 Đề 8: Kết thúc bài Tre Việt Nam (Tiếng Việt 5, tập một ), mhà thơ Nguyễn Duy viết:
	“Mai sau,
	 Mai sau,
	 Mai sau,
	 Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.”
 Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó?
Bài làm
 Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
 Đề 9: Trong bài Về thăm nhà Bác (Tiếng Việt 5, tập một ), nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
“Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.”
 Em hãy cho biết: Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương?
Bài làm
 Đọc đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã cho chúng ta thấy hình ảnh ngôi nhà của Bác- nơi Bác được sinh ra và đã trải qua những ngày thơ ấu ở quê Bác thật đơn sơ và giản dị như bao nhiêu ngôi nhà khác ở làng quê Việt Nam. Mái tranh nghiêng nghiêng trải bao mùa mưa nắng, chiếc giường tre, chiếc võng gai thật mộc mạc đơn sơ. Sống trongngôi nhà bình dị đó, Bác đã được ấp ủ, che chở, vỗ về bởi tình cảm yêu thương của gia đình (võng gai ru mát những trưa nắng hè) và có lẽ cũng chính nơi đó đã khởi nguồn cho những chí hướng lớn lao, vĩ đại sau này của Bác
 Đề 10: Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
 Hai dòng thơ trên đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Bài làm
 Đọc hai câu thơ trên, nhà thơ Chế Lan Viên cho chúng ta thấy tình yêu thương của mẹ dành cho con thật vĩ đại, thiêng liêng như mạch nước nguồn không bao giờ vơi cạn. Dù con đã lớn khôn, dù đã đi hết cuộc đời, sống trọn cả cuộc đời thì tình thương của mẹ đối với con vẫn còn sống mãi, vẫn dõi theo bên con để lo lắng, để quan tâm, để giúp đỡ, tiếp sức mạnh cho con vươn lên trong cuộc sống. Có thể nói: tình thương của mẹ dành cho con là một tình thương bất tử. 
=>HS tập viết, trỡnh bàycỏc đoạn văn
=> Nhận xột, bổ sung ý kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docON HE CHO LOP 6.doc