Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 4+5 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 4+5 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất

A .Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức : + Hiểu được sự phong phú ,tinh tế, đa dạng của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt ; đồng thời hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp

2. Kĩ năng : + Rèn kĩ năng sử dụng tốt các từ xưng hô trong hội thoại.

3. Thái độ : + Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết cách sử dụng tốt những phương tiện này .

B .Chuẩn bị :

 - GV : Sưu tầm các đoạn hội thoại có sử dụng từ xưng hô – bảng phụ

 Soạn bài định hướng tiết dạy .

 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV .

C . Tiến trình hoạt động :

 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .

 2. Bài cũ :

 - Kể tên các phương châm hội thoại?

- Đặt một tình huống hội thoại không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn đạt yêu cầu ? Giải thích vì sao ?

* Trả bài Kiểm tra 15 :

- Câu 1 – 2 : ôn lại kiến thức 5 phương châm hội thoại , khái niệm phương châm quan hệ .

- Câu 3 : Vận dụng kiến thức để viết đoạn đối thoại liên quan phương châm lịch sự .

+ Nhận xét : HS có thuộc kiến thức , nhưng vận dụng viết đoạn thoại chưa đạt , nhiều em sai

- Nguyên nhân : còn học vẹt , chưa biết vận dụng sáng tạo .

 3. Bài mới : * Giới thiệu bài :Trong giao tiếp,vấn đề xưng hô thể hiện sự lễ phép, có văn hóa. Xưng hô như thế nào là có văn hóa? - Hôm nay các em sẽ tìm hiểu.

 *Tiến trình bài dạy

 

doc 18 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 4+5 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4 	 NS: 26/08/09
 Tiết :16 , 17 Văn bản 	 ND: 28/08/09
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
( Trích : “Truyền kì mạn lục” - Nguyễn Dữ )
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : + Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : Nghệ thuật dựng truyện , nhân vật , sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực , tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì . + Qua đó cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương , Và thấy rõ thân phận nhỏ nhoi , bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phụ quyền phong kiến
 	2. Kĩ năng : + Rèn kĩ năng đọc , phân tích tác phẩm
 	3. Thái độ : + Giáo dục thái độ trân trọng đối với người phụ nữ ,với quan niệm bình đẳng giới.
B.Chuẩn bị :
 - GV : Đọc SGK - SGV và các tài liệu có liên quan tới tác giả , tác phẩm .
 Soạn bài định hướng tiết dạy .
 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn SGK, tóm tắt truyện .
C.Tiến trình hoạt động : 
 1 . ổn định : kiểm tra sĩ số HS .
 2 . Bài cũ : Kiểm tra 15 phút .
 Câu 1: Kể tên các văn bản đã học từ đầu năm đến nay, thuộc kiểu văn bản nào ? Cả 3 văn bản 
 trên nói về những chủ đề nào ?
Câu 2: Em thích văn bản nào nhất ? Vì sao? 
 * Đáp án : 
 Câu 1 ( 7đ ) – HS kể đúng tên 3 văn bản , kiểù văn bản nhật dụng (1đ)
 - Nêu được 3 chủ đề của 3 văn bản :(mỗi văn bản 2 đ)
+ Vấn đề hội nhập . . . bảo vệ bản sắc dân tộc .
+ Mối hiểm họa của hạt nhân . . .
+ Vấn đề bảo vệ , chăm sóc trẻ em . . .
 Câu 2 ( 3đ ) - HS nêu được tên tác phẩm mình thích , nêu được lý do thích hợp lý .
 3 . Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu phần văn học trung đại trong chương trình để vào bài
 * Tiến trình bàidạy:
 * Hường dẫn tìm hiểu chung :
- HS đọc phần chú thích sao.
- Nêu hiểu biết của em về tác giả ?
- HS trình bày ý kiến , GV nhận xét , khái quát ý cơ bản 
- Em hiểu như thế nào vềtên tác phẩm “ truyền kì mạn lục” ?(ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian)
- Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm ?
- Nêu xuất xứ của văn bản ?
- Cho biết thể loại ? 
* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản .
- Chú ý cách đọc : đọc diễn cảm chú ý phân biệt các đoạn tự sự và những lời đối thoại 
- GV đọc , HS đọc tiếp hết văn bản + hỏi từ khó
- Hãy tóm tắt ngắn gọn cốt truyện ? (Bảng phụ)
 Vũ Nương, cô gái đẹp người , đẹp nết , được Trương Sinh mua về làm vợ. Sinh đi lính , Vũ Nương ở nhà nhà sinh con , nuôi con , chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Sinh về , nghe lời con , ghen vợ làm Vũ Nương phải nhảy sông tự tử. Vũ Nương được thần Linh Phi cứu , sống ở thủy cung. Phan Lang cũng được Linh Phi cứu để trả ơn . Phan về báo Sinh lập dàn giải oan cho VũNương . Nàng hiện về trong chốc lát rồi biến mất.
- Nhân vật chính của truyện là ai ? Số phận ra sao ? 
- Truyện có thể chia làm mấy đoạn ?hãy chia đoạn?
- Nêu ý chính của từng đoạn ? (Đ1: đến “ cha mẹ đẻ mình”; Đ2: tiếp đến “trót đã qua rồi”; Đ3: còn lại)
* Hướng dẫn phân tích văn bản 
- HS đọc đoạn 1 : Nêu ý khái quát của đoạn truyện? Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu qua những mặt nào? trong những hoàn cảnh nào ?( chỉ các giai đoạn)
- Khi chưa lấy chồng Vũ Nương được giới thiệu ra sao ? ( về quê quán , họ tên ,hình dáng ,tính nết)
- Em có nhận xét gì về cách giới thiệu đó? Có tác dụng gì ? ( Nên T Sinh đã đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ) 
- Khi về nhà chồng, nàng đã xử sự như thế nào trước tính hay ghen của Trương Sinh ?thất hòa nghĩa là gì? Điều đó thể hiện phẩm chất gì của nàng?
* TIẾT 2 : HS đọc đoạn 2 :
- Khi tiễn chồng đi lính nàng đã cư xử với chồng ra sao ?
- Trong những ngày xa chồng Vũ Nương đã tỏ mình là người vợ như thế nào ? - Tìm dẫn chứng cụ thể ?
- Ngoài tình cảm đối với chồng Vũ Nương còn bộc lộ phẩm chất nào với mẹ chồng , với con ?
- Điều đó được thể hiện qua lời nói của ai?
- HS trình bày , nhận xét .
- GV nhận xét , bình , khái quát ý : Lời trăng trối của mẹ chồng trước lúc chết . . .
- Em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả của tác giả ?
- Tác dụng của các hình ảnh đó ?
- Qua đây ta có thể dùng thành ngữ nào để nói về vẻ đẹp của Vũ Nương ?
- HS trình bày - > GV nhận xét , chốt ý .
- Nỗi oan khuất của nàng bắt nguồn từ đâu ?Nguyên nhân sâu xa?( Bắt đầu từ sự ghen tuông của chồng )
- Khi bị chồng nghi oan Vũ Nương đã làm gì để minh oan cho mình ?( dùng lời lẽ phân trần)
- Em hãy đọc những lời phân trần của Vũ Nương ?
- HS nêu rõ lời thoại 1 : phân trần để chồng hiểu 
- lời thoại 2 : nói lên nỗi đau đớn tuyệt vọng . . .
- Khi bị chồng mắng nhiếc Vũ Nương đã bộc lộ tâm trạng gì ? (lời thoại 3)
- GV : Tình tiết của truyện được đẩy lên đến kịch tính 
- Kết quả của việc minh oan với chồng không được đã dẫn đến sự việc gì ? Vì sao nàng lại chọn cái chết ?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn truyện ?
- Nhận xét chung về tính cách của Vũ Nương ?
-Thảo luận: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến cái chết của Vũ Nương ? 
- Đại diện nhóm trình bày , nhận xét .
- GV nhận xét , bình chốt ý .
* Hướng dẫn tìm hiểu về nhân vật Trương Sinh .
- GV dẫn dắt : Cuộc hôn nhân của T. Sinh với Vũ Nương 
- Trương Sinh được giới thiệu như thế nào ?
- Tính ghen của Sinh được phát triển ra sao ?
- Cách xử sự của Trương Sinh với vợ ra sao ?
- Qua nhân vật Trương Sinh nhằm tố cáo điều gì ?
* Hướng dẫn tổng kết .
- Nêu những thành công về nghệ thuật của văn bản? - - Hãy tìm yếu tố kỳ ảo trong truyện?(đoạn kết ở thủy cung)
- Qua đây nêu lên nội dung gì ?thể hiện thái độ của tác giả ra sao?
- GV nhận xét -> chốt ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập:
- GV động viên HS kể lạichuyện
- HS đọc bài thơ đọc thêm : 
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác gia ûNguyễn Dữ
- Sống ở thế kỷ XVI ,quê HảiDương
1 . Tác giả : ( ? - ? ) - Sống ở thế kỉ XVI . Là học trò của - Là học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm .
-Ông học rộng tài cao .
2 . Tác phẩm : 
- “Truyền kì mạn lục” : Viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện . 
- Văn bản là truyện thứ 16 ,tác giả dựa vào
Truyện cổ tích “ Vợ chàng Trương”
- Thể loại : Truyện truyền kỳ 
II. Đọc – hiểu văn bản .
1 . Đọc , tóm tắt
2 . Từ khó:
3. Bố cục : 3 đoạn .
- Đ1: vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương.
- Đ2: Nỗi oan và cái chết thảm của nàng
- Đ3: Ở thủy cung ,nàng được giải oan.
4. Phân tích : 
a) Nhân vật Vũ Nương 
* Vẻ đẹp của Vũ Nương: 
+ Khi chưa lấy chồng :
- Tên thật : Vũ Thị Thiết .
- Quê : Nam Xương .
- Tính nết hiền dịu , lại có tư dung tốt đẹp 
- > cách giới thiệu ngắn gọn , cụ thể 
= > Một phụ nữ đẹp toàn diện.
 + Khi về nhà chồng : 
- Nàng luôn giữ gìn khuôn phép không từng để lúc nào vợ chồng phải đi đến thất hòa .
-> khôn khéo biết giữ hạnh phúc gia đình 
* TIẾT 2 :
+ Khi tiễn chồng đi lính :
- Dặn dò chồng chu đáo 
- Cảm thông với những nỗi vất vả gian nan nơi chiến trận của chồng.
- Nói nên nối khắc khoải nhớ mong của mình.
+ khi xa chồng : 
- Buồn nhớ da diết .
- Là người mẹ hiền đảm đang.
- Là dâu thảo chăm sóc mẹ già . . .
- > Hình ảnh ước lệ , mượn hình ảnh của thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng nhân vật .
= > Vũ Nương là người thủy chung với chồng , hiếu thảo với mẹ chồng , hiền lành đảm đang nuôi dạy con .
- Thành ngữ : Đẹp người , đẹp nết .
* Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
+ Khi bị chồng nghi oan .
- Phân trần để chồng hiểu mình lòngmình
- Nỗi đau đớn , thất vọng khi bị đối xử bất công . 
- Không có quyền tự bảo vệ . . .
- Hạnh phúc gia đình , tình yêu tan vỡ 
- Thất vọng đến tột cùng . . .đành nhờ dòng sông chứng giám 
- Kết quả : Nàng trầm mình chọn cái chết oan khốc nhằm : Bảo toàn danh tiết.
- > Cách dẫn dắt tình tiết truyện hợp lí , lời kể bình dị , dễ hiểu . . . lời đối thoại . 
= > Là người phụ nữ đẹp , nết na : đáng lí phải được sống hạnh phúc vậy mà đã phải chết một cách oan uổng . 
=> Do chế độ phong kiến phụ quyền,
trọng nam khinh nữ
b) Nhân vật Trương Sinh:
- Con nhà hào phú nhưng không có học
-Có tính đa nghi ,với vợ cũng đề phong
- Xử sự độc đoán , vũ phu
 - > đẩy vợ đến cái chết oan uổng . . .
=> Tố cáo chế độ phụ quyền ,thói vũ phu .
III. Tổng kết : 
- Kể chuyện kết hợp yếu tố hiện thực và kỳ ảo, nhiều lời thoại ,lời bình
- Cảm thương ,thông cảm số phận người phụ nữ bất hạnh , lên án chế độ phong kiến phụ quyền
* Ghi nhớ : (51)
IV. Luyện tập :
 1. Kể chuyện :
 2. bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị” (Lê Thánh Tông)
4 .Hướng dẫn về nhà :
 - GV khái quát kiến thức cơ bản của bài học .
 - Về nhà học bài , học ghi nhớ , nắm kiến thức cơ bản .
 - Soạn bài : “ Xưng hô trong hội thoại”.
Tuần : 4	 NS : 06/09/09
Tiết : 18 . Tiếng Việt 	 ND : 08/09/09
 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI 
A .Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : + Hiểu được sự phong phú ,tinh tế, đa dạng của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt ; đồng thời hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp 
2. Kĩ năng : + Rèn kĩ năng sử dụng tốt các từ xưng hô trong hội thoại. 
3. Thái độ : + Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết cách sử dụng tốt những phương tiện này .
B .Chuẩn bị :
 - GV : Sưu tầm các đoạn hội thoại có sử dụng từ xưng hô – bảng phụ 
 Soạn bài định hướng tiết dạy .
 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV .
C . Tiến trình hoạt động :
 1 . ổn ...  thường bán 
+ công nghệ cao : công nghệ dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật cao . 
+ cầu truyền hình : hình thức truyền hình tại chỗ .
3. Phân biệt từ mượn :
- Từ Hán Việt: Mãng xà , biên phòng , tham ô , tô thuế , phê bình , phê phán . . .
-Từ mượn Châu âu : xà phòng , ô tô , ra- đi –ô ,ô xi , cà phê. . .
4. Các cách phát triển nghĩa của từ vựng 
- Từ vựng được phát triển bằng cách : phát triển nghĩa, tạo từ ngữ mới, mượn tiếng nước ngoài.
- Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi - > vì xã hội luôn thay đổi và phát triển 
 4 . Hướng dẫn về nhà: 
- Về nhà học bài , học ghi nhớ - Nắm chắc kiến thức cơ bản 
 - Đọc bài đọc thêm : cho biết nội dung hai bài nói gì? 
 - Soạn bài mới : “Hoàng Lê nhất thống chí” (tóm tắt đoạn trích)
Tuần : 05	 NS : 15/09/09
Tiết : 24 + 25 . Văn bản 	 ND : 17/09/09
 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ 
( Trích Hồi 14 – Ngô Gia Văn Phái)
A .Mục tiêu cần đạt : 
 	 1. Kiến thức : + Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh , sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước .
 	 + Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực sinh động .
 	 2. Kĩ năng : + Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi cổ , học tập cách trần thuật kết hợp miêu tả .
 	 3 . Thái độ : + Giáo dục lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm kiên cường của cha
 ông . Tự hào về người anh hùng áo vải Quang Trung .
B . Chuẩn bị : 
 - GV : Tìm đọc một số tài liệu lịch sử có liên quan đến trận đánh đồn Hà Hồi , Ngọc Hồi .
 Soạn bài định hướng hệ thống câu hỏi phù hợp với HS .
 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV , tóm tắt đoạn trích.
 C. Tiến trình hoạt động : 
 1. ổn định : - Kiểm tra sĩ số HS .
 2. Bài cũ : - Phân tích bức tranh miêu tả cảnh sống của chúa Trịnh ?
 - Qua đây em suy nghĩ gì về hiện thực đất nước thời kì đó ?
 3. Bài mới :* Giới thiệu bài : GV khái quát lịch sử thời Lê- Trịnh ,từ đó giới thiệu người anh hùng áo vải Quang Trung , để vào bài.
	 * Tiến trình bài dạy:
* Hướng dẫn tìm hiểu chung:
- HS đọc phần chú thích Sgk.
- Theo em ai là tác giả ?Ngô gia văn phái có phải tên 
một người không ?
- HS trình bày , nhận xét .
- GV nhận xét , khái quát nét chính về tác giả . - Nêu vài nét chính về tác phẩm ?Em hiểu gì về thể chí ? Cụm từ “Hoàng Lê nhất thống chí” nghĩa là gì?
- Nêu đặc điểm của tác phẩm “ Hoàng Lê . . .” 
- Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?( Nhiều đời trong dòng họ cùng viết ,kéo dài nhiều năm)
- Nội dung của văn bản có gì đặc biệt ? ( Ghi lại giai đoạn lịch sử đầy biến động thời Lê - Trịnh –Nguyễn Tây Sơn )
-Nêu vị trí, nội dung đoạn trích?
- HS trình bày -> GV nhận xét - > khái quát ý.
* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản .
- GV tóm tắt hồi 12,13(SGV/68)
- Hướng dẫn cách đọc -> đọc mẫu + HS đọc tiếp 
- Yêu cầu HS đọc tóm tắt đoạn trích (đã soạn)
- GV nhận xét - > sửa -> treo bảng phụ (tóm tắt)
- Như vậy ,trong đoạn trích có mấy sự việc chính ? Qua đó có thể chia thành mấy đoạn ? Tóm tắt ý chính của từng đoạn ?
( Đ 1: từ đầu đến “ năm Mậu Thân 1788” ; Đ 2 : đến “ kéo vào thành” ; Đ 3: còn lại )
- HS quan sát bố cục trên bảng phụ.
* Hướng dẫn phân tích:
- Trong đoạn trích nổi bật hình ảnh của ai ?
- Khi được tin báo quân Thanh đã đến Thăng Long Nguyễn Huệ đã phản ứng như thế nào ?Vì sao ông đã không đi ngay?( Nghe lời bàn của mọi người)
- Tiếp đó ông đã làm những việc gì?
- Em có nhận xét gì về lời phủ dụ ? ( Ngắn gọn, giọng mạnh mẽ , có sức thuyết phục cao,. . .)
- Qua những chi tiết trên, em thấy tác giả sử dung biện pháp nghệ thuật gì đặc biệt ?
- Điều đó giúp em cảm nhận Quang Trung – Nguyễn Huệ là người như thế nào ?Ông có những phẩm chất gì khác người?
- HS trình bày -> GV nhận xét , khái quát .
* TIẾT 2 :
- HS đọc từ “ Hôm sau , vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân”
-Khi đến Tam Điệp vua Quang Trung làm gì?
- Tìm chi tiết thể hiện diễn biến trận đánh của vua Quang Trung ?
- Hãy kể lại trậân đánh Ngọc Hồi ?Kết quả ?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả diễn tiến các trận của người anh hùng Quang Trung ? 
- Gv khái quát ý chính về nghệ thuật .
- Qua đó làm rõ thêm những phẩm chất gì của người anh hùng Quang Trung ?Thái độ của tác giả?
+ Thảo luận:Tại sao các tác giả Ngô gia vốn trung thành với nhà Lê lại viết về Quang Trung sinh động như vậy ?
 - Nhóm trình bày trên bảng phụ -> lớp nhận xét 
- GV khái quát ý :(Tôn trọng lịch sử, thể hiện ý thức dân tộc cao )
* Hướng dẫn tìm hiểu hình ảnh bọn xâm lược.
- Cầm đầu quân Thanh sang xâm chiếm nước ta là ai? Tác giả miêu tả ông ta là người như thế nào?
- Quân xâm lược nhà Thanh được tác giả miêu tả như thế nào ? 
- HS trình bày -> GV nhận xét , khái quát ý chính ( cả một đội quân hùng mạnh chỉ quen giễu võ giương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy . . .) 
- Tình cảnh bọn vua tôi nhà Lê như thế nào ?
- Qua đó tác giả cho ta thấy được điều gì về bọn xâm lược và bè lũ bán nước ?
- Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy ( quan quân nhà Thanh , vua tôi Lê Chiêu Thống ) có gì khác biệt ? Hãy giải thích sự khác biệt đó ? ( Tất cả đều tả thực , chi tiết cụ thể . . . nhưng âm hưởng lại khác nhau bên hả hê ,bên ngậm ngùi . . .) 
 - Thái độ của tác giả được thể hiện trong giọng điệu và cảm xúc ra sao ?
* Hướng dẫn tổng kết bài .
-Khái quát lại đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ?
- Qua đó em rút ra nội dung ý nghĩa gì?
- GV khái quát ý , chốt ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập :
- Theo em yếu tố miêu tả góp phần thể hiện sự việc như thế nào ? ( làm cho sự việc hiện lên cụ thể sinh động hơn . . . .)
- Viết một đoạn văn ngắn miêu tả cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung 
- HS trình bày trước lớp - > nhận xét .
- GV nhận xét , sửa 
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả : 
-Ngô gia văn phái : một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì , ở Hà Tây viết
- Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí ( 1753 - 1788 ) và Ngô Thì Du ( 1772 – 1846 )
2. Tác phẩm : 
- Chí : Là một lối văn ghi chép sự vật , sự việc ( văn sử bất minh).
- Hoàng Lê nhất thống chí : Là tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi – gồm 17 hồi .
- Đoạn trích là hồi thứ 14 viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh .
II. Đọc – hiểu văn bản : 
1. Đọc – tóm tắt :
 Nghe tin quân Thanh tràn vào Thăng Long , Nguyễn Huệ liền lên ngôi vua lấy hiệu Quang Trung ,tiến quân ra Bắc . Vua lần lượt tiến đánh Hạ Hồi , Ngọc Hồi . Trưa mồng năm tết chiếm Thăng Long . Tôn Sĩ Nghị bỏ trốn , quân giặc tranh nhau chạy , cầu gãy xác giặc làm nghẽn dòng sông .Vua quan nhà Lê cũng chạy theo trốn sang Trung Quốc .
2.Từ khó :
3. Bố cục : 3 đoạn 
+Đ 1: Nguyễn Huệ lên ngôi và tiến quân ra Bắc.
+ Đ 2: Cuộc hành quân và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
+Đ 3: Quân Thanh đại bại và số phận vua tôi nhà Lê.
4. Phân tích :
a) Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung:
* Những tính cách của Quang Trung
- Nghe tin giặc vào Thăng Long : giận lắm , định thân chinh cầm quân đi ngay.
- Làm nhiều việc lớn :
+ Tế cáo trời đất , lên ngôi hoàng đế , 
+ Tuyển mộ quân lính 
 +Tổ chức duyệt binh, ra lời phủ dụ quân sĩ.,
-> Miêu tả chi tiết cụ thể ,sinh động 
=> Hành động mạnh mẽ, biết nghe ý kiến mọi người, lo xa , 
* Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng :
- Ở Tam Điệp : Vạch rõ công ,tội tướng sĩ
+ Chuẩn bị phương lược đánh giặc.
+ Mở tiệc khao quân ,định trước ngày vào Thăng Long ,
-Diễn biến các trận đánh:
+ 3 tháng giêng : đánh Hạ Hồi
+5 tháng giêng : đánh Ngọc Hồi
+ Trưa mùng 5 : vào thành Thăng Long.
-> Kể, miêu tả cụ thể ,nhiều lời thoại tự nhiên sinh động .
=> Trí tuệ sáng suốt, nhiều mưu lược, nhạy bén,tài dụng binh như thần.
=> Thái độ khách quan trung thực với sự thật lịch sử và ngầm ý ca ngợi tài năng Quang Trung .
b) Hình ảnh bọn xâm lược và bè lũ bán nước 
* Quân xâm lược nhà Thanh.
+ Tôn Sĩ Nghị : bất tài kiêu căng tự mãn , chủ quan khinh địch cho quân mặc sức ăn chơi 
+ Quân giặc : không có tinh thần , khi gặp quân Tây Sơn rụng rời sợ hãi xin ra hàng . 
* Bọn vua tôi nhà Lê:
+Vua Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà , mưu cầu lợi ích riêng .
+ Phải chịu đựng nỗi sỉ nhục đi cầu cạnh van xin , phải bỏ xác ở nước người.
- > Kể chuyện xen lẫn miêu tả sinh động , cụ thể gây được ấn tượng mạnh .
= > Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh , tình cảnh khốn quẫn của vua tôi nhà Lê .
->Lòng thương cảm và ngậm ngùi của tác giả đối với vua Lê .
III. Tổng kết 
-Văn trần thuật :kể kết hợp tả,chi tiết tự nhiên ,nhiều sự kiện lịch sử và thái độ tác giả.
- Ca ngợi vị anh hùng và trận thắng lịch sử của vua Quang Trung
* Ghi nhớ : (72)
IV. Luyện tập : 
 1. Viết đoạn văn:
+ Yêu cầu : 
- Miêu tả tài cầm quân của Quang Trung.
- Miêu tả cuộc hành quân thần tốc . - Miêu tả từng trận Hà Hồi – Ngọc Hồi . . .
- Hình ảnh vua Quang trung vào Thăng Long .
 4 . Hướng dẫn về nhà : 
 - Về nhà học bài , ghi nhớ - Nắm kiến thức cơ bản 
 - Viết hoàn chỉnh đoạn văn trong phần luyện tập .
 - Soạn bài : “Truyện Kiều của Nguyễn Du”
 + Tác giả, tác phẩm, 
 +Tóm tắt lại nội dung Truyện Kiều khoảng 10 dòng )

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t45.doc