Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Hiểu được Giắc- lân - đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về loài vật (chó) trong đoạn trích này, đồng thời tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng cho học sinh lòng thương yêu loài vật.

II/ Chuẩn bị:

- GV: chân dung nhà văn.

III/ Các hoạt động dạy học:

C. Bài mới

 

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	 Tiết 155- kiểm tra văn
9A:	 (Phần truyện)
9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
Kiểm tra, đánh giá kiến thức về phần truyện Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm truyện truyện Việt Nam hiện đại 
3. Thái độ: 
Tìm hiểu giá trị của các tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại.
II/ Chuẩn bị:
- GV: ra đề, đáp án, biểu điểm
- HS: Ôn tập về truyện Việt Nam hiện đại.
III/ Các hoạt động dạy học:
Ma trận
 Mức độ
Lĩnh vực kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
 Thấp
 Cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Làng
Câu 1
(0,25)
Lặng lẽ Sa Pa
Câu 2
(0,25)
Chiếc lược ngà
Câu 3
(0,25)
Bến quê
Câu 4
(0,25)
Câu 5, Câu 6
(0,5)
Câu 10
 (2)
Những ngôi sao xa xôi
Câu 7, câu 8
(0,5)
Câu11
 (5)
Chủ đề chung
Câu 9
(1)
Tổng số
4 (1,75)
5 (1,25)
1(2đ)
1(5đ)
 B. đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (3điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu từ câu 1 đến câu 8
Câu 1(0,25đ). Truyện "Làng" của Kim Lân được viết theo thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
 C. Hồi kí
 D.Tùy bút
Câu 2(0,25đ). Nhận xét nào sau đây phù hợp với tính chất của cốt truyện "Lặng lẽ Sa Pa"?
A.Có chứa mâu thuẫn.
B. Có xung đột căng thẳng.
C. Là câu chuyện về tình yêu nam nữ.
D. Là câu chuyện sinh hoạt, lao động bình thường.
Câu 3(0,25đ). Người kể chuyện trong văn bản "Chiếc lược ngà” là ai?
A. Ông Saú 
B. Bé Thu
C. Bạn ông Sáu.
D. Mẹ bé Thu
Câu 4(0,25đ). Nhân vật chính của truyện "Bến Quê" là ai?
	A. Nhĩ
	B. Liên
C. Con trai Nhĩ
D. Những đứa trẻ
Câu 5(0,25đ). Vì sao nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn "Bến quê" muốn đặt chân lên bờ bên kia sông?
	A. Vì bên ấy có nhiều điều mới lạ so với nơi Nhĩ đang sinh sống.
	B. Vì lúc này anh mới cảm nhận được vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thương mà thiêng liêng của mảnh đất ấy.
	C. Vì đó là nơi duy nhất anh chưa đặt chân đến sau khi đã đi khắp "xó xỉnh của thế giới".
	D. Vì Nhĩ muốn thoát ra khỏi cảnh tù túng trên giường bệnh và ngôi nhà vắng lặng của mình.
Câu 6(0,25đ). Nghệ thuật nổi bật của truyện " Bến quê" là gì?
A. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
B. Lời kể thường dùng những câu ngắn, nhịp nhanh	.
C.Sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
D. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
Câu 7(0,25đ). Đoạn văn "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn" giới thiệu về nhân vật nào ?
	A. Chị Thao
	B. Phương Định
C. Nho
D. Cả ba nhân vật
Câu 8(0,25đ). Đoạn văn sau là lời nhận định về tác phẩm nào?
" Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật"
A. Làng
B. Bến quê
C. Những ngôi sao xa xôi
D. Chiếc lược ngà
Câu 9. Nối cột A (Tên tác phẩm) với cột B (Tên tác giả) cho đúng.
Tên tác phẩm (đoạn trích)
Nối
Tác giả
1. Làng
a. Kim Lân
2. Chiếc lược ngà
b. Nguyễn Minh Châu
3. Lặng lẽ Sa Pa
c. Nguyễn Quang Sáng
4. Bến Quê
d. Viễn Phương
e. Nguyễn Thành Long
Phần 2. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 10: Tác phẩm "Bến quê" đã đem lại cho em những hiểu biết gì về cuộc sống và con người?	
Câu 11: Cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
C. Đáp án- Thang điểm
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (3điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
C
A
B
C
B
C
Câu 9
1- a; 2- c; 3- e; 4- b.
Phần 2. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 1 (1 điểm)
HS nêu được các ý cơ bản sau:
	- Vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.
	- Tình yêu bền chặt của con người với quê hương, với cuộc sống.
Câu 2 (6 điểm)
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm nhận chung về nhân vật Phương Định. (1 điểm)
* Thân bài (4 điểm)
	- Cảm nhận về hoàn cảnh sống của nhân vật Phương Định: sống ở cao điểm nơi bom đạn ác liệt, căng thẳng nguy nan, chấp nhận hi sinh. (1 điểm)
	- Công việc bảo vệ đường, san lấp hố bom, đếm bom và phá bom nổ chậm 
(1 điểm)
	- Phương Định khá xinh đẹp có vẻ hơi kiêu kì, sống nội tâm, hồn nhiên, yêu đời, hay hát và mê hát (1 điểm)
	- Có lí tưởng sống cao đẹp, lạc quan, không quản ngại hi sinh gian khổ vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước (1 điểm)
* Kết luận (1 điểm)
	- Nêu cảm nhận chung về nhân vật Phương Định và thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ
	- Liên hệ bản thân
Ngày giảng:	 Tiết 156: Con chó bấc
 (Giắc - Lân - Đơn)	
9A:	 
9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
Hiểu được Giắc- lân - đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về loài vật (chó) trong đoạn trích này, đồng thời tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc.
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm. 
3. Thái độ: 
Bồi dưỡng cho học sinh lòng thương yêu loài vật.
II/ Chuẩn bị:
- GV: chân dung nhà văn.
III/ Các hoạt động dạy học:	
C. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1. HD tìm hiểu tác giả - tác phẩm
HS: Đọc chú thích về TG - TP
GV: Em hãy nêu những nhận xét chính về tác giả Giắc- lân - đơn và văn bản “Con chó Bấc”
HS: HĐCN.
GV: Nhấn mạnh: Giắc- lân - đơn (1876 - 1916) là nhà văn Mĩ sống ở cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Ông là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng như: “Tiếng gọi nơi hoang dã” - 1903; “Sói biển” - 1904; “Nanh trắng” - 1906; “Gót sắt” - 1907.
 - Văn bản “Con chó Bấc” trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”. (Tiểu thuyết gồm 7 chương, văn bản trích từ chương VI.)
1. Tìm hiểu TG - TP
Hoạt động 2. HD đọc và tìm hiểu chú thích
GV: - Đọc mẫu một đoạn - HD h/s đọc bài:
 - Đọc diễn cảm để làm sống dậy hình tượng con chó Bấc và ngươoì chủ mới của nó trong tình yêu thương nồng cháy và mối giao cảm giữa Thoóc-Tơn và Bấc.
HS: 2 em đọc nối tiếp
GV: Nhận xét, uốn nắn cách đọc
HS: 1 em đọc từ khó. 
II. Đọc hiểu văn bản:
A. Đọc và tìm hiểu chú thích: 
 1. Đọc văn bản:
2. Từ khó
Hoạt động 3. HD hs tìm hiểu cấu trúc văn bản
GV: Xác định kiểu VB, PTBĐ, ngôi kể, nhân vật chính, nội dung của doạn trích và phân chia bố cục?
HS:
- Nội dung: kể về lai lịch và tình cảm của Bấc trong quan hệ với chủ là Thoóc-Tơn.
- Bố cục: 3 phần
a, Từ đầu ... “khơi dậy lên được”: giới thiệu lai lịch của Bấc
b, Tiếp đến “biết nói đấy” tình cảm của Thoóc-Tơn đối với Bấc.
c, Còn lại: tình cảm của Bấc đối với Thoóc-Tơn.
Hoạt động 4. 
A. HD hs tìm hiểu lai lịch của chú chó Bấc
GV: Em hãy đọc thầm 1 đoạn và cho biết lai lịch của chú chó Bấc được giới thiệu ở những thời điểm nào?
HS: Trước và sau khi gặp Thoóc-Tơn. 
GV: Trước khi gặp Thoóc-Tơn, cuộc sống của Bấc diễn ra như thế nào
HS: Bấc ở nhà thẩm phán Mi-lơ:
 - Đi săn hoặc lang thang đây đó với những cậu con trai.
 - Hộ vệ những đữa cháu
GV: Bấc đã cảm nhận như thế nào về quãng đời khi sống ở nhà thẩm phán Mi-lơ?
HS: + Có tình cảm nhưng tình cảm ấy chỉ là chuyện lam ăn cùng hội cùng thuyền.
 + Có tình bạn với ông chủ nhưng đó chỉ là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.
ị ở nhà thẩm phán Mi-lơ: cuộc sống nhàn hạ nhưng nhạt nhẽo.
GV: Vậy điều gì đã phát sinh bên trong Bấc khi gặp được chủ mới là Thoóc-Tơn.
HS: * Phát sinh tình cảm:
 - Yêu thương sôi nổi, nồng cháy, cuồng nhiệt 
 - Trạng thái cảm xúc mãnh liệt tràn đầy, không gì kìm hãm nổi đang điễn ra trong nội tâm khi được yêu thương – yêu thương đến mức tôn thờ
GV: – yêu thương đến mức tôn thờ là tình yêu như thế nào
HS: Là quý trọng, cảm phục, ngưỡng vọng Thoóc-Tơn.
GV: Từ đó Bấc đã có cuộc sống như thế nào? 
Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện ở đoạn này?
HS: Cuộc sống có ý nghĩa vì được thoả mãn nhu cầu tình cảm đ Khao khát và quý trọng tình thương
B, Cấu trúc văn bản:
1. Kiểu VB: Tự sự
2. PTBĐ: TS kết hợp miêu tả - biểu cảm
3. Ngôi kể: Thứ ba
4. Nhân vật chính: Con chó Bấc
5. Nội dung:
6. Bố cục: 3 phần
C, Tìm hiểu nội dung
1. Lai lịch của Bấc
a, Trước khi gặp Thoóc-Tơn
ị cuộc sống nhàn hạ nhưng nhạt nhẽo.
b, sau khi gặp Thoóc-Tơn 
 Quý trọng, cảm phục, ngưỡng vọng Thoóc-Tơn.
ị So sánh bằng những nhận xét tinh tế. SD lặp lại các từ ngữ thuộc trường từ vựng tình cảm yêu thương cho thấy sự biến đổi của Bấc trong tình cảm.
3. Củng cố:
GV hệ thống KT của bài.
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài – nắm chắc kiến thức.
- Chuẩn bị phần còn lại.
.......................................................................................................................................
Ngày giảng:	 Tiết 157: Con chó bấc (tiếp)
 (Giắc - Lân - Đơn)	
9A:	 
9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
Hiểu được Giắc- lân - đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về loài vật (chó) trong đoạn trích này, đồng thời tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc.
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm. 
3. Thái độ: 
Bồi dưỡng cho học sinh lòng thương yêu loài vật.
II/ Chuẩn bị:
- GV: chân dung nhà văn.
III/ Các hoạt động dạy học:	
C. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B. HD tìm hiểu tình cảm của Thoóc-Tơn đối với Bấc
GV: ở phần 2, tình cảm của Thoóc-Tơn dành cho Bấc được miêu tả qua cử chỉ, hành động, suy nghĩ ntn?
HS: - Không thể nào không chăm sóc
 - Không bao quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyên trò lâu với chúng
 - Anh có thói quen dùng hai bàn tay tóm chặt lấy đầu Bấc rối đựa đầu anh vào đầu nó hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng sủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm
GV: Việc Thoóc-Tơn chăm sóc Bấc với ý nghĩa “Vì anh không thể nào không chăm sóc” nói lên điều gì?
* Những cử chỉ chào hỏi: Chào hỏi, vuốt ve, âu yếm cho thấy tình cảm của Thoóc-Tơn đối với con vật của mình ntn?
HS: - Tình cảm yêu quý loài vật có sẵn, tự nhiên đầy trách nhiệm
 - Biết yêu thương quý trọng các con vật của mình với cách biểu hiện tình cảm giản dị, chân thật, hồn nhiên
 - Thân thiện, gần gũi, đầy tình thương yêu
GV: Khi thấy Bấc bật vùng dậy trên hai chân và miệng cười, mắt long, khi đó, anh muốn kêu lên trân trọng: “Trời ơi! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!” nói lên điều gì?
HS: ị Yêu quý, hiểu nhau như những người bạn
GV: Chi tiết “Bấc tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngất ngây” cho thấy Bấc đã cảm thấy được gì từ tình cảm của Thoóc-Tơn?
HS: Đó là tình yêu thương nồng cháy, chân thật.
GV: Cách kể chuyện trong đoạn truyện này có gì đặc biệt? Qua đó, em thấy Thoóc-Tơn hiện lên là một con người như thế nào?
HS: Kết hợp kể và tả nhân vật bằng các chi tiết tỉ mỉ, câu văn biến hoá bằng các dấu ngắt cầu kiên tục ị Thoóc-Tơn là m ... hóm:
Hoạt động 5: Luyện tập
GV: Truyện kể rằng khi Thoóc – tơn chết, con chó Bấc đã dứt bỏ con người để trở thành con chó hoang. Em có suy nghĩ gì về việc này?
 Qua Truyện em hiểu gì về nhà văn Giắc – lân - đơn?
HS: Thảo luận nhóm
 Thời gian: 5 phút
 NV: Thảo luận theo yêu cầu của câu hỏi.
 Cử đại diện trình bày.
(Mất tình yêu thương chân thật là mất đi lòng tin, cơ sở huỷ hoại những gì tốt đẹp.
2. Tình cẩm nổi bật của nhà văn:
 Am hiểu và yêu quý loài vật, một biểu hiện của tình cảm nhân đạo trong sáng của nhà văn)
 2. Tình cảm của Thoóc-Tơn đối với Bấc
Yêu thương quý trọng loài vật với cách biểu hiện tình cảm giản dị, chân thật, hồn nhiên
 3. Tình cảm của Bấc đối với chủ.
* Hành động
 Gần gũi, đáp lại những cử chỉ thân ái của chủ dành cho mình.
- Phục tùng, tôn thờ, ngưỡng mộ
- Vô cùng gắn bó, sẵn sàng hy sinh vì chủ.
* Cảm xúc:
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Năng lực quan sát nhận xét và trí tưởng tượng phi thường vể loài vật.
- Kể, tả kết hợp đi sâu tâm lí nhân vật, câu văn biến hoá, cách so sánh tinh tế.
2. Nội dung ý nghĩa:
- Con người và loài vật đều cần có tình thương.
- Tình yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng và thuỷ chung.
- Những gì tốt đẹp đều được xây cất từ tình yêu thương.
3. Củng cố:
GV hệ thống KT của bài.
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài – nắm chắc kiến thức.
- Tìm những tác phẩm đã học viết về loài vật.
- Chuẩn bị bài Bắc Sơn.
- Ôn Tiếng Việt tiết 157 kiểm tra 1 tiết.
.........................................................................................................................................
Ngày giảng:	 Tiết 159- kiểm tra tiếng việt
9A:	
9B. 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
Hiểu được khái niệm các thành phần biệt lập, nghĩă tường minh và hàm ý, khởi ngữ, các phép liên kết câu.
2. Kĩ năng: 
Hình thành kĩ năng sử dụng khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu. (Đặt câu, viết đoạn)
3. Thái độ: 
Rèn khả năng tư duy, sáng tạo, trình bày vấn đề.
II/ Chuẩn bị:
GV : Đề bài
III/ Các hoạt động dạy học:
Ma trận
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Các thành phần biệt lập 
3
 (0,75)
2
 (5)
Khởi ngữ
1
(0,25)
1
 (0,25)
Nghĩa tường minh và hàm ý
2
 ( 1,25)
1 (2)
Phương tiện liên kết câu
1
 (0,5)
Tổng
1 (0,25)
7
 ( 2,75)
3
 (7)
 B. Đề bài: 
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm )
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6.
Câu1(0,25đ) Phần in đậm trong câu "Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm đến đây ạ" là thành phần nào dưới đây?
A. Thành phần phụ chú
B. Thành phần gọi - đáp
C. Thành phần tình thái
D. Thành phần cảm thán
Câu 2 (0,25đ) Câu văn nào sau đây không chứa thành phần cảm thán?
A. Có lẽ văn nghệ rất kị trí thức hóa nữa.
B. Ôi những cánh đồng quê chảy máu.
C. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng.
D. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 
Câu 3(0,25đ) Câu: “Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Trích Lặng lẽ Sa Pa) bộc lộ tâm lí gì của người nói?
A. Ngạc nhiên C. Buồn chán
B. Tiếc nuối D. Giận dữ
Câu 4(0,25đ) ý nào sau đây nhận xét không đúng về khởi ngữ?
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.
D.Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.
Câu 5(0,25đ) Câu nào sau đây có khởi ngữ?
A. Về trí thông minh thì nó là nhất.
B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
C. Nó là một học sinh thông minh.
D. Người thông minh nhất lớp là nó.
Câu 6(0,25đ) Câu in đậm sau chứa hàm ý gì?
Thầy giáo vào lớp được 10’ thì một học sinh mới xin phép vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?
A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ.
B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút.
C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ.
D. Hỏi học sinh đó bây giờ là mấy giờ.
Câu 7: (1đ) Tìm hàm ý của câu in đậm trong đoạn sau:
Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:
- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.
Hàm ý:.........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 8(0,5đ): Nối từ ngữ ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp.
A
Nối
B
1. Phép lặp từ ngữ
a. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
b. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
3. Phép thế
c. Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước
4. Phép nối
d. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với các từ ngữ đã có ở câu trước.
Phần II. trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 9 (2đ). Đặt 1 câu trong đó có sử dụng thành phần tình thái.
 Đặt 1 câu trong đó có sử dụng thành phần cảm thán.. 
Câu 10 (3đ)
Viết đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (Thơ, truyện, phim...) trong đó có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán. Chỉ ra các thành phần đó trong đoạn văn
Câu 11(2đ)
Viết một đoạn hội thoại trong đó có câu chứa hàm ý từ chối.
 C. Đáp án - Biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
A
B
D
A
C
Câu 7 (1đ): Ông già bị bệnh quá nặng không thể cứu chữa đựơc.
Câu 8 (0,5điểm- Mỗi kết hợp đúng được 0,125 điểm) 
1- c; 2- d; 3- a; 4- b 
Phần II. trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 9(2 điểm).
Đặt mỗi câu đúng theo yêu cầu: 1 điểm
Câu10(3 điểm) 
	- Viết đoạn văn theo đúng chủ đề, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, diễn đạt tốt (0,5 điểm)
	- Có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán hợp lí (2 điểm)
	- Chỉ ra được các thành phần tình thái, cảm thán (0,5 điểm)
Câu 11(2đ) HS tự viết đoạn hội thoại trong đó có câu chứa hàm ý từ chối.
Ngày giảng:	 Tiết 160- Tổng kết phần văn học nước ngoài
9A:	 
9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
Giúp HS hiểu: Tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản đã học (Văn học nước ngoài) trong bốn năm ở cấp THCS bằng cách hệ thống hoá
2. Kỹ năng: 
Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, tổng hợp.
3. Thái độ: 
ý thức hệ thống hoá các kiến thức đã học.
II/ Chuẩn bị:
- HS: Ôn tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp trong giờ tổng kết
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học từ lớp 6 đến 9 
- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài theo yêu cầu
I. Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài từ lớp 6 đến lớp 9
TT
Tên văn bản
Tên tác giả
Tên nước
Tên châu
Thế kỉ
Thể loại
1
Buổi học cuối cùng
A.Đô. đê
Pháp
Châu Âu
XIX
Truyện ngắn 
2
Lòng yêu nước
Ê- Ren -bua
Nga
Châu Âu
XIX
kí 
3
Xa ngắn thái núi Lư
Lý Bạch
T. Quốc
Châu á
đời Đường
Thơ
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lý Bạch
T. Quốc
Châu á
đời Đường
Thơ
5
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
Đỗ Phủ
T. Quốc
Châu á
đời Đường
Thơ
6
Ngẫu nhiên viết nhân buổ mới về quê
Hạ Tri Chương
T. Quốc
Châu á
đời Đường
Thơ
7
Đánh nhau với cối xay gió
Xéc- van -téc 
Tây Ban Nha
 Châu Âu
XVI
Tiểu thuyết
8
Cô bé bán diêm
An -đéc- xen
Đan Mạch
Châu Âu
XIX
Truyện ngắn
9 
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
Mô - li- e
Pháp
Châu Âu
XVII
Kịch
10
Hai cây phong
Ai- ma- tốp
Cư- rơ-gư xtan
Châu Âu
XX
Truyện ngắn
11
Chiếc lá cuối cùng
O Hen- ri
Mĩ
Châu Mĩ
XX
Truyện ngắn
12
Đi bộ ngao du (Trích Ê- min hay về giáo dục)
Ru- xô
Pháp
Châu Âu
XVIII
Tiểu thuyết
13
Cố hương
Lỗ Tấn
Trung Quốc
Châu á
XX
Truyện ngắn
14
Những đứa trẻ (trích thời thơ ấu)
M. Go- rơ -ki
Liên Xô (cũ)
Châu Âu
XX
Tiểu thuyết
15
Rô bin xơn ngoài đảo hoang
(Trích Rô bin xơn Cru- xô)
Đi- phô
Anh
Châu Âu
XVIII
Tiểu thuyết
16 
Con chó Bấc
Lân - đơn
Mĩ
Châu Mĩ
XX
Tiểu thuyết
17
Bố của Xi- mông
Mô- pa-xăng
Pháp
Châu Âu
XIX
Truyện ngắn
18
Mây và sóng
Ta - go
ấn Độ
Châu á
XX
Thơ
19
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông -ten
Ha pô lít ten
Pháp
Châu Âu
XIX
Nghị luận
3. Củng cố
- GV hệ thống bài
4. Hướng dẫn
- Ôn tập các văn bản văn học nước ngoài đã học
- Nắm chắc nội dung các văn bản
- Soạn tiếp bài: Giờ sau ôn tập tiếp 
...........................................................................................................................
Ngày giảng:	 Tiết 160- Tổng kết phần văn học nước ngoài
9A:	 (Tiếp theo)
9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
Giúp HS: Củng cố chắc hơn về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học, các lĩnh vực nghệ thuật mà văn học nước ngoài cung cấp
- Giáo dục HS những tình cảm đẹp: yêu cái thiện, ghét cái ác...
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, tổng hợp.
3. Thái độ: ý thức hệ thống hoá các kiến thức đã học.
II/ Chuẩn bị:
- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp trong giờ tổng kết
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu hệ thống bộ phận văn học nước ngoài ở THCS 
- Phần văn học nước ngoài bậc THCS cung cấp cho ta những vấn đề gì?
- Các văn bản ấy có đặc điểm gì chung?
- Em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó qua các tác phẩm đã học?
( HS thảo luận - đại diện trình bày)
- Văn học nước ngoài giúp chúng ta điều gì?
HĐ2. Tìm hiểu kiến thức văn học nước ngoài sau mỗi tác phẩm 
- Văn học nước ngoài cung cấp cho ta những kiến thức gì? Chứng minh qua các tác phẩm đã học?
- Trong văn học nước ngoài đã học em yêu thích nhất bài nào hoặc tác giả nào?
Vì sao?
HĐ2. Luyện tập 
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích? Nêu nội dung ý nghĩa bài thơ?
- Kể tóm tắt một truyện ngắn? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong truyện?
II. Bộ phận văn học nước ngoài ở THCS
- Đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở các nước
- Mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới.
=> Hiểu biết về văn học thế giới, bồi dưỡng tình cảm đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác... 
III. Kiến thức văn học nước ngoài
- Nghệ thuật thơ Đường
- Lối thơ văn xuôi
- Bút kí chính luận
- Nghệ thuật hài kịch
- Nhiều phương thức tự sự, phong cách văn xuôi
- Các kiểu văn nghị luận
*Luyện tập
3. Củng cố 
	- HS nhắc lại tên tác phẩm văn học nước ngoài đã học? Tác dụng của việc học văn học nước ngoài?
4. Hướng dẫn
	- Ôn tập toàn bộ các tác phẩm văn học nước ngoài đã học
	- Nắm trắc nội dung và nghệ thuật các tác phẩm
	- Chuẩn bị bài: Bắc Sơn 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32.doc